Nhà báo lão thành Phan Quang: Tâm hồn tôi hồi tưởng về quá khứ nhưng tầm mắt tôi hướng tới tương lai

Thứ năm - 11/05/2023 16:48
Nhà báo Phan Quang chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện xung quanh các tác phẩm ông viết về quê hương, đất nước đã được in thành nhiều cuốn sách đặc sắc.
111
Nhà báo lão thành Phan Quang.
Với ông, viết về quê hương không đơn thuần là hoài niệm những cái đã qua mà còn hàm ý khơi gợi nghĩa vụ, những việc cần làm, thái độ cần hành xử trước thời cuộc đổi thay nhanh…

+ Thưa nhà báo Phan Quang, ông có nhiều tác phẩm viết về quê hương, in thành các tập sách “Quê hương” (NXB Trẻ, 2000), “Từ nguồn Thạch Hãn đến bờ Hồ Gươm” (NXB Trẻ, 2016), “Trên nẻo đường này xưa ta đã đi” (NXB Văn học, 2019)... Đề tài quê hương có sức hút gì đặc biệt, thôi thúc ông viết ra nhiều tác phẩm đi theo dòng năm tháng như thế?

- Đề tài quê hương có sức hút đặc biệt ở chỗ nó là… quê hương ta. Quê hương tồn tại trong lòng mọi người như ngọn đèn, khi tỏ khi mờ. Mờ vào những lúc cuộc sống đòi hỏi con người dấn thân làm thật tốt công việc đang làm. Mờ khi con người phải làm việc cật lực, bon chen để kiếm sống. Tỏ lúc ta có chút thời gian nhàn rỗi, cuộc đời cho phép ta có chút cơ hội trầm ngâm. Lúc này ngọn đèn quê hương trong tâm hồn, trong ký ức ta bỗng dưng bừng sáng. Con người tôi càng về già sức khỏe cũng sút kém dần, trí tuệ không bằng hồi sung mãn vậy mà những ký ức về quê hương vẫn luôn tươi rói.

Tôi viết về quê hương bởi không thể không chia sẻ những kỷ niệm đẹp và những mẩu đời buồn, không thể không thuật lại cho dù giản lược những năm tháng hào hùng của người dân Quảng Trị quê tôi qua mấy cuộc chiến của đất nước giành độc lập tự do, cũng như những đau buồn, gian khó dưới chế độ cũ, rồi đến thời đàn áp của những kẻ cam tâm làm tay sai cho các thế lực thù địch hoặc những kẻ thiếu thiện chí ở nước ngoài.

+ Theo ông, đâu là đặc trưng nổi bật làm nên sự khác biệt của các tác phẩm báo chí viết về quê hương của Phan Quang so với những tác phẩm của nhiều tên tuổi khác?

- Cuộc đời, tấm lòng, cảm nhận, ký ức về quê hương mỗi người một khác, từ đó tác phẩm viết về quê hương sẽ có nhiều chỗ khác nhau. Quê hương là “Chùm khế ngọt” (Đỗ Trung Quân), quê hương là “Màu tím hoa sim” (Hữu Loan), quê hương là nỗi buồn hiu hắt “Một chiều gió thổi hiu hiu/Trên đồi sim nở buồn thiu sắc người” (Gia Ninh), hay sâu đậm hơn, khắc khoải hơn trong tôi từ thời trẻ và rồi đọng lại đến hôm nay cho dù tình hình nay đã khác xa, rất xa thời ấy “Những đồi sim không đủ quả nuôi người” (Chế Lan Viên).

Cái khác biệt giữa tác phẩm báo chí, truyền thông với tác phẩm văn học, nghệ thuật, là ở chỗ các văn nghệ sĩ sáng tác về quê hương với tâm hồn, xúc cảm từ thực tế quê hương rồi qua tưởng tượng, hư cấu, hình ảnh ở nhiều mức độ khác nhau, trong khi báo chí thường xuyên bám sát thực tế, chân thực, chân tình, coi trọng bối cảnh, tình huống, con người, chi tiết nhưng không mảy may bịa đặt.

Tôi viết về quê hương với tất cả tấm lòng đối với quê hương, đất nước. Tôi viết ra nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó, cũng có khi viết ra chỉ nhằm thỏa mãn đòi hỏi của bản thân. Tôi viết về quê hương không đơn thuần là hoài niệm những cái đã qua mà còn hàm ý khơi gợi nghĩa vụ, những việc cần làm, thái độ cần hành xử trước thời cuộc đổi thay nhanh. Tâm hồn tôi hồi tưởng về quá khứ nhưng tầm mắt tôi hướng tới tương lai.

Tôi chỉ biết là tôi viết về quê hương dựa vào nhận thức của mình, từ những trải nghiệm đã qua cùng những suy tư tức thời, lúc tay cầm cây bút cùng trang giấy hay là về sau ngồi trước máy tính. Còn về câu bạn hỏi rằng tác phẩm báo chí của Phan Quang viết về quê hương có gì khác biệt so với tác phẩm của nhiều tên tuổi khác, tôi xin nhường bạn đọc trả lời. Thật khó khăn cho tác giả khi cần phải tự mình đánh giá tác phẩm của mình. Hơn nữa tôi nghĩ người viết không thể và không nên làm việc đó - trừ trường hợp cần nhìn lại để đúc rút kinh nghiệm tác nghiệp cho riêng mình mà thôi.

111
Một số tác phẩm của nhà báo Phan Quang

+ Khi viết những tác phẩm về quê hương, ông có cách viết như thế nào? Theo ông, viết về đề tài này có gì đặc biệt thuận lợi và khó khăn?

- Đề tài nào chẳng có thuận lợi và khó khăn. Đối với tôi, mỗi lần cần vào cuộc, tôi thường tự dặn ta hãy nghĩ đến những khó khăn sẽ phải vượt qua, hãy gác lại các thuận lợi để khỏi chủ quan, cần tránh dễ dãi, sơ lược khi tác nghiệp. Theo tôi, người viết phải khó tính với bản thân. Cần tự nhủ “Chớ nên tưởng nhầm ta đã hiểu thấu quê hương ta”, từ đó tôi cố gắng sưu tầm, xác minh tư liệu, kiểm tra chi tiết, gom góp vốn sống, cập nhật kiến thức của mình về quê hương, bởi quê hương ta cũng như đất nước ta không ngừng thay đổi. Tôi coi trọng các chi tiết, để cho các sự kiện, chi tiết tự chúng nói lên lời bình không đúng lúc của tác giả, từ đó người cầm bút cần biết lựa chọn những chi tiết đắt giá và thể hiện cách sao để không quá miên man dài dòng. Được như vậy may ra những trang viết của mình về quê hương mới không đến nỗi chán nhàm.

+ Kỷ niệm nào về mảnh đất Quảng Trị thân yêu khiến ông nhớ nhất?

- Nhiều, có nhiều lắm, bạn ơi! Làm sao có thể kể xiết mọi kỷ niệm về một cuộc đời đã vượt quá mốc tuổi 90 qua một buổi giao lưu ngắn gọn hôm nay. Đối với Phan Quang đó là bầu trời trong xanh sâu thăm thẳm với mấy vầng mây bạc lửng lơ ngày tôi giã từ gia đình đi tham gia kháng chiến chống Pháp theo Lời kêu gọi của Bác Hồ. Hồi đó tôi đang độ tuổi vị thành niên. Trời Quảng Trị đẹp lắm, lúc nào cũng có vẻ đẹp riêng. “Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị”, nhà thơ Tế Hanh chẳng đã thốt lên một câu thơ để đời đó sao. Trời Quảng Trị vẫn xanh khi đất khô cằn. Trời Quảng Trị vẫn xanh khi xóm làng bị giặc Pháp đốt cháy. Trời Quảng Trị càng tươi hẳn lên sau một trận mưa giông. Trời Quảng Trị luôn xanh thắm trong tâm hồn tôi cho dù ấy là khi tôi mới đặt chân vào nghề báo ở độ tuổi hai mươi hay lúc này đây cuộc đời ông già đã chập chọang trong ánh hoàng hôn.

Riêng với tôi, quê hương tiếng ngói vỡ lạo xạo dưới mỗi bước chân đi, ngày hai cha con từ nơi sơ tán ở vùng rừng núi để tránh giặc lẳng lặng trong đêm quay về thăm khu vườn cũ nơi gia đình có căn nhà lợp ngói nay chỉ còn lại một đống tro tàn, trừ cái cối xay đẽo bằng đá tảng gia đình vẫn dùng để giã gạo thì vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Tiếng ngói vỡ lạo xạo dưới mỗi bước chân hai cha con cứ nhói vào tim tôi đau rói và vẫn đau từ ngày ấy đến hôm nay. Đó là mùi hương trầm bà chị gái tôi đốt mấy cây nhang cắm vào cái lon sữa bò cũ chị vừa nhặt về xúc vài nắm cát trắng dùng tạm thay cái lư hương, cùng tưởng niệm song thân chúng tôi nay đã qua đời trong hai cuộc kháng chiến. Đó là những cảm giác trong đêm đầu tiên tôi trở về với gia đình sau bao năm xa cách.

Hòa bình vừa lập lại tôi từ Hà Nội đi công tác vào Nam, lúc ngang qua vùng đất quê hương, tôi tranh thủ dừng xe ghé vào làng quê thăm chị, thăm nhà, và thu xếp để được ngủ qua đêm tại nơi mình mở mắt chào đời rồi ngủ qua đêm trong túp lều tranh chị vừa dựng lên khi vừa xanh làm cột im tiếng súng, với mấy khúc tre và vài tấm cỏ tranh cũng vẫn còn xanh làm mái. Túp lều không đủ chiều cao cho tôi mắc cái màn dã chiến để ngăn đàn muỗi vo ve, vì vậy càng thao thức…

Làm sao có thể kể xiết mọi hồi ức. Còn có một lý do sâu xa hơn. Xin hỏi, có kỷ niệm nào về quê hương mà không tươi rói trong lòng khi chưa đến tuổi đôi mươi ta đã phải rời làng quê đi tham gia kháng chiến!

+ Nay ông đã hơn 90 năm tuổi đời, trên 70 năm tuổi nghề, nói cách khác ông đã dành cả cuộc đời của mình gắn bó với sự nghiệp cầm bút viết văn, ông có lời khuyên gì cho thế hệ những người làm báo trẻ?

- Bạn vừa đặt câu hỏi mà nhiều đồng nghiệp trẻ vẫn nêu ra với tôi mỗi lần có dịp trao đổi về nghề. Và lần nào tôi cũng tránh trả lời. Bởi có thực tế đúng là lớp nhà báo cao niên chúng tôi ai chẳng  tích cóp được ít nhiều kinh nghiệm hành nghề. Tuy nhiên nhìn từ một góc nhìn khác, rõ ràng các bạn trẻ nổi trội hơn hẳn lớp nhà báo già chúng tôi trên nhiều mặt. Có đúng là các bạn được học hành, đào tạo bài bản, trong bối cảnh đất nước ta đang rảo bước tiến lên hiện đại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu? Có phải là các bạn đang thời khỏe mạnh, thành thạo về kỹ năng tác nghiệp thời số hóa hơn lớp già chúng tôi?  Vì vậy nếu bạn nhất thiết cần nghe một lời khuyên thì tôi xin trả lời bạn: “Chúng ta, những người làm báo già và các đồng nghiệp trẻ, chúng ta hãy cùng mở lòng, chân thành học hỏi nhau, già hay trẻ ai ai cũng phải học tập, học tập suốt đời”.

+ Xin cảm ơn ông!

Quảng Trị (thực hiện)
nguon:https://www.congluan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay3,999
  • Tháng hiện tại117,851
  • Tổng lượt truy cập3,218,606
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây