Người làm báo Hưng Yên

http://nguoilambaohungyen.vn


Một số báo vùng biên cương phía Bắc không có tin bài về cuộc chiến chống quân xâm lược ngày 17/2/1979?

Ngày 17/2/1079, suốt một dải biên cương hơn 1200 cây số từ Lai Châu tới Móng Cái rền vang tiếng súng. Từ tờ mờ sáng, quân Trung Quốc bất ngờ tấn công và gieo bao cảnh đau thương chết chóc cho dân lành và tàn phá những thị xã cùng bản làng… Quân dân ta đã gượng dậy và quyết đánh. Kẻ thù buộc phải tuyên bố rút quân và tháo chạy. Nhưng có nơi như Vị Xuyên Hà Giang, cuộc chiến còn kéo dài ác liệt tới cả chục năm trời.

Chúng ta không nhắc lại sự kiện để khơi gợi sự hận thù. Vì chúng ta cũng đã từng bỏ qua quá khứ để sống hoà bình và hợp tác với những kẻ đã xâm lược nước ta như Pháp, Nhật, Mĩ. Với Trung Quốc cũng vậy. Chúng ta còn trân trọng và biết ơn Đảng và nhân dân Trung Quốc từng chi viện giúp đỡ nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nhưng lịch sử phải được gọi đúng tên. Tội ác của cuộc tấn công vào nước ta ngày 17/2 cần phải được nhắc nhớ.

Báo chí các tỉnh thành, nhất là báo chí các tỉnh biên giới phía Bắc đã phản ảnh sự kiện bi tráng này như thế nào?

Vì không có báo in, người viết bài này chỉ theo dõi được một số báo điện tử, trong đó có các báo thuộc khu vực xảy ra trận chiến bảo vệ biên giới phía bắc, như các báo: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 2 năm 2022 - khi cuộc chiến bảo vệ biên giới tròn 43 năm, và sự theo dõi cũng có thể là chưa thật đầy đủ và chính xác, nhưng cũng xin được gửi tới các nhà báo - những đồng nghiệp yêu quý một vài thông tin:
111
Một số báo đã đăng tải tin, bài về cuộc chiến tranh bảo vệ chính nghĩa của quân và dân ta 2/1979
111
111
111
111
111
Thứ nhất, đã có nhiều cơ quan báo chí cấp tỉnh thành tuyên truyền về sự kiện 17/2/1979-đề với liều lượng thích hợp, đáp ứng được sự chờ đợi của công chúng địa phương.  Như Báo Lao Cai điện tử ngày 16/2 đã đăng “Hồi ức Vị Xuyên”, ngày 17/2 báo này đăng tiếp “Chiến tranh biên giới: Nhìn lại để trân quý nền hoà bình nhiện nay” và “Mặt  trận Vị Xuyên ví như lò vôi thứ hai”; Báo Yên Bái điện tử ngày 16/2 đăng bài “Điều ít biết về quốc lộ 279 - con đường lịch sử gắn liền với dấu mốc 2/1979” và ngày 17/2 đã đăng tiếp 2 bài về cuộc chiến gồm “Tháng 2 nhớ lời thề lính Vị Xuyên”, "Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc’. Báo Nghệ An điện tử ngày 16/2 đăng bài “Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc”, ngày 17/2 đăng tiếp bài “Hồi ức tháng 2/1979 của những chiến sĩ bảo vệ biên giới Cao Bằng”. Cũng tại Nghệ An, Đài PTTH tỉnh ngày 17/2/2022 đã phát phóng sự truyền hình về những cựu binh từng tham gia bảo vệ biên cương phía Bắc năm 1979. Báo Tuyên Quang điện tử có một ghi chép khá hấp dẫn với tiêu đề “Kí ức người trong cuộc” kể về tinh thần chiến đấu dũng cảm của các cựu binh đang sống tại TP Tuyên Quang đã tham gia những trận đánh ác liệt ngày 17/2… Các báo khu vực đồng bằng Bắc bộ có Báo Ninh Bình điện tử đăng bài “Bảo vệ biên giới phía Bắc” Cuộc chiến đấu chính nghĩa của dân tộc”. Báo Hà Giang điện tử có đăng video clip ca khúc “Đón anh về” dài hơn 5 phút trong đó có nhiều cảnh xúc động về cuộc chiến bảo vệ biên giới.

Thứ hai, các cơ quan báo chí của Trung ương đã có nhiều tin bài về cuộc chiến đấu chống  quân xâm lược của nhân dân ta như các tờ điện tử: Thanh Niên, Lao Động, Tuổi Trẻ, VietNamNet, Dân Việt, Dân Trí, VOV điện tử, Báo Nhân dân, Công an nhân dân, Tạp chí Văn  nghệ Quân đội… trong đó Báo Thanh Niên điện tử ngày 15/2/2022 đã đăng bài “Chuyến công du trước giờ nổ súng”. Qua theo dõi, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có một loạt tin bài phản ánh về cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân ta trong các chương trình thời sự ngày 16 và 17/2. (Trưa 16/2, VOV đưa việc giáo dục lịch sử về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía bắc cho học sinh, trưa 17/2, VOV đưa tin Bí thư huyện uỷ Mường Khương và đoàn cán bộ tới đồn Pha Long dâng hương tưởng niệm bộ đội và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương, và phát phóng sự kể quân dân Cao Bằng dũng cảm đương đầu với quân xâm lược). VTV trong chương trình thời sự 19 giờ ngày 17/2/2022 cũng đưa phản ánh về những người lính tham gia trận đánh đồi Pò Hèn của tỉnh Quảng Ninh năm xưa.

Thứ ba, qua theo dõi, người viết bài này đã cố gắng tìm đọc những tin bài liên quan đến trận chiến bảo vệ biên giới phía bắc trên những tờ báo điện tử lớn như: Báo Hà Nội Mới và Sài Gòn Giải phóng, cũng như các báo điện tử tại các tỉnh xảy ra cuộc chiến như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, nhưng đều không thấy tin bài về ngày 17/2.

Các Ban biên tập của các tờ báo đó quyên sự kiện bi thương này? Hay các Ban Biên tập đó cho rằng sự kiện không quan trọng, do đó không cần nhắc lại sự kiện đó? Đây cũng là câu hỏi dành cho các Tổng Biên tập(!)

Nếu quên thì cần thay đổi cách lập kế hoạch tuyên truyền của các Ban Biên tập để rút kinh nghiệm. Nhưng có lẽ nào các Tổng Biên tập và các Ban Biên tập của báo các tỉnh biên giới lại có thể quên được ngày 17/2/1979 bi hùng này(!)

Còn nếu vì lý do sự kiện 17/2 bi hùng này không quan trọng và không cần nhắc lại thì chúng ta cần nhắc nhở ngay rằng: suy nghĩ đó là cần được nhận thức lại vì máu của nhiều vạn chiến sĩ và đồng bào đã đổ suốt 6 tỉnh trong trận chiến bảo vệ biên cương. Do đó, các Ban Biên tập cần lựa chọn đề tài cũng như cân nhắc liều lượng sự kiện 17/2 cho phù hợp để đưa tin viết bài nhằm động viên chiến sĩ và đồng bào luôn sẵn sàng cảnh giác và nêu cao tinh thần xả thân giữ nước.
                                
                                              Người làm báo Hưng Yên   
     
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây