Nhà thơ, dịch giả Dương Tường: Say chữ, cả đời làm phu chữ

Thứ bảy - 25/02/2023 15:42
Niềm vui lớn nhất của nhà thơ, dịch giả Dương Tường là chữ nghĩa. Nhà phê bình Ngô Thảo nhận định Dương Tường là người đến những ngày cuối cùng trước khi phải nhập viện, khi mắt gần như lòa vẫn lọ mọ dịch thơ.

Suốt cuộc đời "say chữ"

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường tên thật là Trần Dương Tường, sinh năm 1932. Ông học trung học tại Hà Nội, sau đó theo kháng chiến, vào bộ đội năm 1949. Năm 1955, ông giải ngũ rồi trở thành phóng viên Thông tấn xã Việt Nam. Năm 1967, ông làm biên dịch tại Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, về hưu năm 1979. Với ông, dịch thuật vừa là đam mê lớn, vừa là nghề để ông nuôi sống cả gia đình.

Ông bắt đầu công việc dịch thuật từ những năm 1960, với một số tác phẩm dịch nổi tiếng như tập truyện ngắn Cây tường viCái tẩu (Yuri Nagibin)... Dịch giả Dương Tường đã dịch khoảng 50 tác phẩm của Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Đức, Hy Lạp... trong đó phải kể tới những Đồi gió húCuốn theo chiều gióKafka bên bờ biểnCái trống thiếcPhố những cửa hiệu u tốiĐi tìm thời gian đã mất, Alexis Zorba con người hoan lạc, Chết chịu (Louis-Ferdinand Céline)...

111
Dịch giả Dương Tường cả đời chọn làm phu chữ. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN.

Ở tuổi 80, dịch giả Dương Tường vẫn miệt mài làm việc và cho ra đời bản dịch danh tác Lolita của Vladimir Nabokov. Ông còn là một nhà thơ với các tập thơ như 36 bài tình (in chung với Lê Đạt), Đàn, Dương Tường thơ... Năm 2020 khi mắt gần như lòa, ông cho ra mắt bản chuyển ngữ tiếng Anh Truyện Kiều (Nguyễn Du) có tên Kiều in Dương Tường’s version. Ông còn in tạp luận Chỉ tại con chích chòe và tập truyện ký Thuyền trưởng (dưới bút danh Nguyễn Trinh).

Nhà phê bình Ngô Thảo nhận định Dương Tường là người đến những ngày cuối cùng trước khi phải nhập viện, khi mắt gần như lòa vẫn lọ mọ dịch thơ. Bản dịch Truyện Kiều sang Tiếng Anh ra mắt năm 2020 của ông ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt ấy. Ông gõ phím từng chữ một cho bản dịch truyện Kiều.

111

111









 

Tác phẩm dịch Chết chịu của Dương Tường ra mắt năm 2019, ông tuyên bố "rửa tay gác kiếm",
tuy nhiên một năm sau lại ra mắt bản dịch Kiều.
Ảnh: NGUYÊN KHÁNH.

“Niềm vui lớn nhất của ông Dương Tường là chữ nghĩa. Ông quá say chữ, quá yêu tiếng Việt cho nên đôi khi ông ấy cũng khổ, vì đối với nhiều vấn đề mang tính chất thời sự, xã hội ông lại ngây thơ. Chúng ta đánh giá cao Dương Tường như một người yêu tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt làm giàu trí tuệ của Việt Nam”, nhà văn, nhà phê bình Ngô Thảo chia sẻ với Tiền Phong.

111
Cùng với Bên phía nhà Swann (Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Dương Tường và Đặng Anh Đào dịch),
Dương Tường kiên trì với tác phẩm Dưới bóng những cô gái đương hoa của Marcel Proust.

Đương nhiên trong ngôn ngữ, dịch thuật cũng “dăm bảy đường” như cách Ngô Thảo nói. Vì thế đôi khi có những bản dịch bị “dọn vườn” cũng là chuyện bình thường, bởi có thể do cách hiểu và tiếp cận ngôn ngữ khác nhau.

Tuy thế không thể phủ nhận giá trị những bản dịch của ông Dương Tường. “Cho tới ngày nay những bản dịch của ông vẫn đáng tin cậy”, nhà văn Ngô Thảo nói. Dương Tường là dịch giả có tầm của văn học Việt Nam, tiếp nối cả thế hệ dịch giả lẫy lừng trước đó. Ông luôn thử thách mình bằng cách chọn những tác phẩm đồ sộ, tác phẩm đầy thách thức.

111
Alexis Zorba con người hoan lạc là một trong những bản dịch thành công của dịch giả Dương Tường. Ảnh: NGUYÊN KHÁNH.

Nhà văn Ngô Thảo cũng thẳng thẳn nói trong văn chương Dương Tường “mắc tội” hơi cầu kỳ, thuộc trường phái phu chữ: “Trong khoa học cần những người như thế, sống đúng vì chữ nghĩa. Dù dịch thuật là lao động kiếm sống nhưng ông thuộc trường phái phu chữ cùng với những ông như Lê Đạt, Đặng Đình Hưng… Ông Dương Tường là hậu duệ cuối cùng của trường phái ấy”.

Còn nhớ năm 2019 trong cuộc tọa đàm về bản dịch Chết chịu (Louis-Ferdinand Céline), nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên hóm hỉnh bảo Dương Tường “ăn nằm” với nguyên tác để đẻ ra bản dịch. Có đêm đang nằm ông cũng bật dậy khi chợt nghĩ được một chữ "đắt". Thường thường ông dành cả một năm hoặc hơn nữa để dịch một tác phẩm, bởi còn phải dành thời gian đọc ít nhất hai lần tác phẩm đó, tìm hiểu tiểu sử, phong cách.

Một người “ngây thơ” với thời cuộc

Dương Tường trong mắt bạn bè văn giới là người chỉ biết lao động với con chữ, chả biết chức tước là gì. “Hình như chúng ta ngày một ít thấy những người như thế. Chúng ta tiếc Dương Tường chính là tiếc một trí tuệ mẫn tiệp, một người am hiểu văn hóa và ngoại ngữ”, nhà văn Ngô Thảo nêu.

Nhà văn Phạm Toàn - Châu Diên khi còn sống vẫn nhận xét dịch giả Dương Tường như một “cậu bé con”. Dương Tường cũng xác nhận điều này vì được bà xã chăm sóc quá cẩn thận.

111
Dịch giả Dương Tường và nhà văn Phạm Toàn - Châu Diên. Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN.

Dịch giả Dương Tường từng nói ông "mê đủ thứ": văn, thơ, nhạc, họa, điện ảnh, bóng đá... Ông dành phần lớn thời gian cho công việc dịch, nhưng đau đáu nhiều hơn cả với thi ca. Những năm cuối đời, ông khẳng định luôn kiên trì với hai con đường mình đã chọn: cách mạng và văn chương.

Chúng ta tiếc Dương Tường chính là tiếc một trí tuệ mẫn tiệp, một người am hiểu văn hóa và ngoại ngữ

- nhà văn Ngô Thảo.

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường được nhớ đến ở sự thẳng thắn, khiêm nhường và có trách nhiệm. Khi nhận giải của Hội Nhà văn Hà Nội cho bản dịch gây tranh cãi - tiểu thuyết Lolita (Vladimir Nabokov), ông phát biểu: "Nếu bản dịch kém thì do trình độ tôi còn yếu, chứ không phải do dịch bừa, dịch ẩu”. Một chi tiết trong bản dịch Lolita bị "ném đá", một số người quy chụp chất lượng cả bản dịch, nhưng giới trong nghề thẩm định và vẫn bỏ phiếu cho dịch giả Dương Tường.

Phong cách của dịch giả Dương Tường bao năm vẫn vậy, ông thích diện áo phông, quần bò và giày mềm. Năm 2020, ông trải qua ca mổ bắt vít định vị do rạn xương sống sau một cú ngã. Sau đó, dịch giả Dương Tường hầu như sinh hoạt trên gác hai căn hộ ở phố Phan Huy Chú. Dù mắt mờ dần đi, ông không từ bỏ con đường dịch thuật.

Với những cống hiến cho văn học, ông đã được tôn vinh tại các giải thưởng về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội. Tháng 1/2009, dịch giả, nhà thơ Dương Tường nhận Huy chương Văn học Nghệ thuật của Chính phủ Pháp do Đại sứ Hervé Bolot trao tặng. Huy chương này là phần thưởng cho sự dấn thân của nhà thơ Dương Tường đối với việc quảng bá đa dạng văn hoá và quyết tâm làm thế giới biết đến Việt Nam, đặc biệt là tại các nước Pháp ngữ.

Ông dịch nhiều tác phẩm từ tiếng Pháp sang tiếng Việt. Ông trở thành một nhà bảo vệ đa dạng văn hoá nhiệt tâm và một tác nhân thúc đẩy các cuộc gặp gỡ giữa các nền văn hóa.

Nhiều nhân vật nổi tiếng của Việt Nam đã được nhận Huy chương Văn học Nghệ thuật như đạo diễn Lê Mạnh Thích, nhà tạo mẫu Minh Hạnh, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhạc sư Vĩnh Bảo...

 

Theo Nguyên Khánh, Ngọc Ánh/Tiền phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg a7896047c7ca0c9455db.jpg 370c09e6ae6b65353c7a.jpg 3b96701bd7961cc84587.jpg f369334897c55c9b05d4.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg IMG-8020-1.jpg IMG-8014-1.jpg IMG-8021-1.jpg IMG-8007-1.jpg IMG-8017-1.jpg IMG-8018-2.jpg IMG-8016-1.jpg IMG-8013-1.jpg IMG-8015-1.jpg IMG-5512.jpg IMG-5489-1.jpg IMG-5516.jpg IMG-5498.jpg IMG-5504.jpg IMG-5510.jpg IMG-5515.jpg IMG-5497.jpg IMG-5529.jpg IMG-5503.jpg IMG-5509.jpg IMG-5514.jpg IMG-5494.jpg IMG-5518.jpg IMG-5501.jpg IMG-5507.jpg IMG-5513.jpg IMG-5493.jpg IMG-5517.jpg IMG-5500.jpg IMG-5505.jpg TS9-3865-1.jpg TS9-3931-2.jpg
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay3,206
  • Tháng hiện tại59,484
  • Tổng lượt truy cập2,343,290
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây