Chuyện về Đức Hồng y và Giám mục: Người dùng lục bát Việt

Thứ năm - 24/12/2020 17:29
Cái nghề báo đã cho tôi cơ hội được biết hai đấng chăn chiên nổi tiếng trong cộng đồng giáo dân Việt.
111
Đức Giáo hoàng ban mũ cho  Hồng Y Phạm Đình Tụng

Năm 1995, Bệnh viện Việt - Đức khởi sự cho việc điều trị theo yêu cầu? Lần ấy vào Bệnh viện Việt - Đức thăm ông bạn Trần An Duyệt (PV Đài Truyền hình Việt Nam) ngạc nhiên thấy ông bạn nằm tại một phòng khá tiện nghi. An Duyệt không nằm một mình. Giường bên là một cụ già người manh mảnh khuôn mặt nhẹ nhõm... Rồi An Duyệt vui vẻ giới thiệu tôi với vị khách cùng buồng.

Tôi hơi bị… choáng! Bởi cụ già manh mảnh đây chính là người thay mặt Chúa Kito dưới trần thế coi sóc đoàn chiên Việt gần bảy triệu người, Đức Hồng y Phaolo Giuse Maria Phạm Đình Tụng.

Ngài là chức sắc cao nhất của Giáo hội Công giáo Việt. Tiên khởi là Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê. Kế đó là Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Sau khi hai đấng được chúa gọi về thì kế nhiệm là Hồng Y Phạm Đình Tụng kiêm Tổng giám mục địa phận Hà Nội.

Vẫn nụ cười hom hóm, ngài vào chuyện cởi mở, tự nhiên. Nên tôi biết được duyên do đức Hồng Y phải vào đây. Hai tuần trước, quen lệ, tầm 4 giờ sáng, ngài đã dậy lo việc kinh bổn. Chả may cụ trượt chân ngã. Cú ngã tai ác dẫn đến việc rạn xương vai. Nhà nước Việt Nam gợi ý nếu cụ sang Roma (Ý) chữa trị thì sẵn sàng tạo mọi điều kiện! Nhưng cụ Hồng y tự lượng sức mình bệnh mình dứt khoát đề đạt nguyện vọng xin được chữa trị tại Việt Nam mà cụ thể là ngay ở bệnh viện Việt - Đức. Thời gian nằm viện cùng với phác đồ điều trị lẫn săn sóc của các thầy thuốc, bệnh cụ Hồng y có cơ thuyên giảm, cụ đã nhúc nhắc đi lại được...

Hình như không khí vốn cô tịch lẫn u ám của nhà thương khiến người ta dễ gần và những khoảng cách nếu có cũng bớt doãng ra so với khi thường nên giữa vị chăn chiên với hai kẻ phàm trần như chúng tôi đâm được mặn chuyện.

Chuyện gần chuyện xa... Tôi nhớ khi biết cả hai chúng tôi đã từng can dự vào việc làm báo mà đối tượng là thanh thiếu nhi (An Duyệt trước khi là một nhân vật quan trọng ở Truyền hình Trung ương từng phụ trách chương trình thanh thiếu nhi của Đài TNVN), cụ vui vẻ hồi tưởng lại cái thời xa khi cụ là một linh mục trẻ từng có nhiều năm làm thầy làm cha phục vụ trẻ mồ côi ở cô nhi viện Têresa phố Hàng Bột. Rồi xa hơn những năm phục vụ cho đám dân nghèo mà đa phần là người trẻ ở quê ra phố khu nhà Bác ái Bạch Mai.

... Lại có một lúc hình như chuyện của chúng tôi lạc sang địa hạt kinh bổn? Ấy là khi An Duyệt bật mí, cụ Hồng y đây vốn là người rành rẽ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latinh nữa nhưng đã làm được cái việc khá độc đáo là chuyển phần kinh Phúc âm ra... thơ lục bát! Trước vẻ tò mò của tôi, cụ Hồng Y vẫn cái cười hom hóm cố hữu, cụ nói đại ý, thơ lục bát là tài sản vô giá của người Việt thì hà cớ gì lại không dùng? Chỉ hiềm nỗi như cụ cho hay, mình tài hèn sức mọn nên mặc dù cố gắng lắm nhưng phần nhân bản nhân văn lẫn minh triết của kinh Phúc âm như nó vốn có, cụ mới chuyển tải được phần nào nhưng giáo dân, nhất là các vùng sâu vùng xa, bà con thuộc lẫn lĩnh hội được các ý tứ đó khá mau.

Thấy vẻ háo hức của tôi, cụ cười hiền hậu bảo để khi khác rảnh rỗi, các ông muốn tham khảo tôi cũng sẵn lòng. Nhưng cụ khiêm tốn thêm nói như cụ Nguyễn Du lời quê góp nhặt dông dài thôi.

May mắn sau lần được gặp và hầu chuyện Đức Hồng Y, tôi ngồi với ông bạn, nhà báo Phạm Huy Thông người công giáo cùng học Khoa văn (rồi sau này khoa Triết) của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.

Ông lại có mối quen biết thậm chí thân tình với nhiều Đức cha, Linh mục.

Chuyện với Phạm Huy Thông ngạc nhiên biết thêm ông bạn tôi lại là chỗ bà con xa với Đức Hồng Y!

Một sự việc thương tâm mà ít người biết đến là ngài đã mất đi người mẹ thân yêu vào năm 1949 trước khi làm linh mục. Khi nghe tin ngài sắp được thụ phong, bà xuống thuyền từ Phát Diệm ra Hà nội để sắm sửa áo lễ và chén thánh cho con. Thật bất hạnh cho chuyến đi này, bà bị trúng một phát đạn trong khi ca nô đang di chuyển trên sông. Bà tử nạn và xác cũng không được tìm thấy.

111
Thẻ khách mời tham dự đại lễ Giáng sinh của tác giả

Năm 1954, ngài làm chánh xứ Hàm Long. Trong cơn lốc di cư, rất nhiều linh mục trong giáo phận đã bỏ con chiên ở lại để di cư vào Nam. Ngài đã hai ba lần đi theo giáo dân xứ đạo của ngài vào Nam để làm mục vụ, để lo liệu và giúp đỡ họ… Ngài có nhiều điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi để ở lại miền Nam, nhưng Ngài quyết tâm ngược về xứ Bắc.

Ông cố Phạm Văn Hiến, người cha ruột của ngài cũng theo đoàn người di cư vào Nam.  Sau này ông cụ sống rất thanh bần lúc tuổi già, và mất năm 1966.

Từ ngày di cư cho đến ngày qua đời cụ cố không hề liên lạc được gì với con trai cả của mình!

Tôi hỏi thêm Phạm Huy Thông về việc chuyển kinh bổn sang thơ lục bát và song thất lục bát. Phạm Huy Thông đọc thông làu ngay.

Không ai được làm tôi hai chủ/ Coi Chúa Trời tiền của như nhau/ Bởi vì tiền của ở đâu/ Lòng ta ở đó lo âu đêm ngày. Hoặc:

Người xưa bảo ghét thù yêu bạn/ Chúa không cho giới hạn hẹp hòi/ Chúa truyền yêu hết mọi người/ Nguyện cầu cho cả những ai địch thù!

Nhà báo Phạm Huy Thông cũng cho hay, từ hồi còn là linh mục và Giám mục, ngài còn có nhiều bài thơ ngắn để truyền dạy trong giáo dân về Kinh tín ca/ Ca nhiệm tích (7 bài thơ dài về các bí tích/ Kinh dọn mình/ Kinh cảm ơn bằng những vần điệu lục bát dễ nhớ.

Tôi tin một Chúa ba Ngôi/ Đựng nên vạn vật đất trời bao la/ Ngôi nhất là Đức Chúa Cha/ Ngôi hai con Chúa ngôi ba thánh thần.

Ngay bản thân Phạm Huy Thông, Ngài cũng ưu ái quá chừng. Khi gọi đến cho ít tiền để viết luận án Tiến sĩ, khi Ngài qua Roma dự lễ phong chân phước Anre Phú Yên, Ngài gọi đến muốn mua quà gì Ngài mua cho vì có thể đây là lần cuối Ngài xuất ngoại. Huy Thông chỉ xin ngài một cỗ tràng hạt do chính Đức Thánh cha ban phép cho mẹ. Ngài ưng thuận và mẹ tôi đi đâu cũng khoe cỗ tràng hạt của Đức Thánh cha do chính Đức Hồng Y xin cho.

Riêng tôi, một kẻ hèn thường cũng được Ngài đoái thương! Qua ông bạn An Duyệt và Huy Thông, nhiều Lễ Noel tôi nhận được thẻ và phù hiệu dự lễ do Ngài cho chuyển tới! Và vinh hạnh mấy lần được chứng kiến Đức Hồng  Y chủ trì lễ trọng trong các đêm cực Thánh ấy!

(Còn nữa)

Ấn tượng thêm nhận xét của Phạm Huy Thông. Người Việt coi số 9 là số đẹp. Cuộc đời Ngài có rất nhiều biến cố gắn với con số 9. Ngài sinh năm 1919, qua đời năm 2009, hưởng thọ 90 tuổi. Năm 1929, Ngài vào trường tập. Năm 1949, Ngài được nhận chức Phó tế và 6/6/1949 được truyền chức linh mục. Khi thi vào trường tập, Ngài đứng thứ 39 mà trường chỉ lấy có 37 học sinh. Cứ tưởng rớt. Ai ngờ có 2 thí sinh ốm phải nghỉ, vậy là Ngài lại đỗ. Rồi khi đã bước sang tuổi 75 phải nộp đơn nghỉ hưu theo giáo luật, Ngài lại được vinh thăng Tổng Giám mục Hà Nội, rồi Hồng y. Vậy là Chúa đã chọn Ngài.  

 

Theo Xuân Ba/Tiền phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay2,737
  • Tháng hiện tại112,985
  • Tổng lượt truy cập3,213,740
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây