Sông Hồng trong tôi

Thứ bảy - 30/03/2019 22:12
Bạn Nguyễn Đức Cầm sinh viên năm thứ nhất, lớp Báo ảnh, Phân viện Báo chí Tuyên truyền gửi cho BBT bài Tản văn “Sông Hồng trong tôi”. Người làm báo Hưng Yên xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Dòng sông ửng hồng lên đôi má
Đỏ lặng phù sa nuôi ta khôn lớn…

Từ ngàn đời nay, sông Hồng chảy vào đất Việt - sừng sững như một chứng nhân suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Bao cuộc biến thiên xoay vần đổi vận của đất nước, từ thưở dựng nước của các vua Hùng đến những cuộc đấu tranh vệ quốc… Sông Hồng vẫn chảy khi dữ dội lúc êm đềm. Sông Hồng Hà tạo ra hạt gạo nức đất trời - nuôi sống tất cả những miền đất mà sông Hồng chảy qua, đặc biệt sông Hồng đã lưu giữ cái hồn cốt của cả vùng đồng bằng châu thổ ngàn năm văn hiến... Đối với tôi sông Hồng không chỉ là một dòng sông đơn thuần - tạo ra phù sa đất, mà đó là nơi neo đậu tâm hồn, là nơi tôi gửi gắm cả một tình yêu quê hương xứ sở.
 
Kết quả hình ảnh cho bai chuoi song hong

Quê tôi nằm cạnh dòng sông Hồng, độ vài thế kỷ trước, đây là bến cảng hưng thịnh xa hoa bậc nhất kinh Bắc. Tôi không cất tiếng khóc chào đời bên bến sông, nhưng sông Hồng là nơi tôi được làm người… Nhớ hồi bé, thường đi đạp xe lượn lờ với đám bạn trên triền đê và trong một lần đó tôi đã gặp sông Hồng lần đầu tiên. Từ đó, những bãi chuối nương ngô, nương khoai nguyên sơ bên đôi bờ sông cổ tích, những chiếc thuyền con đánh cá con con… -  dòng sông quê hương đó là những gì đẹp đẽ nhất cả tuổi thơ ấu tôi: những buổi chiều hè nóng như thiêu đốt lại tìm ra sông tắm, vài thằng từng sặc nước sợ tái mặt gần chết, những lần bẻ trộm ngô, khoai rồi bị người ta đuổi - nói chung nghịch đủ trò mà hồi đó chúng tôi nghĩ ra được… Tôi nhớ đến độ qua tháng Giêng, cá mòi về đẻ trứng nhiều, chúng tôi đi giúp những bác đánh cá kéo lên những mẻ lưới, phần thưởng bác cho là những con cá mòi… nướng. Cá mòi quê tôi ngon thì hết ‎ý. Có lần ăn no rồi lăn ra ngủ mà quên cả buổi chiều đi học. Sông Hồng đã in hằn vào tiềm thức tôi, một tuổi thơ đầy hồn nhiên, thơ mộng... Đến thời phổ thông, những đứa bạn của thời thơ ấu vãn dần vì những ‎lý khác nhau. Còn tôi vẫn một mình ra bãi bồi ven sông đó, tôi đã thuộc lòng tất cả đường đi lối lại ven bờ đó. Những bãi bồi ven sông lác đác có vài ngôi nhà lợp tôn, những trang trại nuôi trồng cũng mọc lên. Và rồi những chiếc thuyền chài cá ít đi, thay vào đó là những chiếc tàu hút cát. Một vài nương ngô, khoai ngày trước cũng dần biến thành những bãi cát lớn rồi vài chiếc xe tải lớn cứ tấp nập qua lại - tôi thấy buồn vì điều đó… Tôi coi mỗi lần ra sông để tự tình, trăn trở, chiêm nghiệm về mọi sự trên đời, nhiều khi cũng là để sống chậm thoát khỏi sự ganh đua, bộn bề ngoài xã hội. Áp lực học hành thi cử, gặp những chuyện trúc trắc hay đôi khi chỉ là để thỏa mãn trong lòng những nỗi niềm khó tâm sự tôi đều ra bãi bồi tiền sử ấy. Nhìn những con sóng hừng hực trao cho bờ những nụ hôn nồng cháy - trong tôi lại rung lên những xúc cảm lạ kỳ...
Kết quả hình ảnh cho tam song hong

Sông Hồng không phải là dòng sông của một thành phố, sông Hồng có nhiều lương duyên với những vùng đất khác nhau - từ Tây Bắc xuống Đồng bằng Bắc bộ. Tôi đến cửa khẩu Lào Cai - nơi những mạch nguồn đầu tiên của sông Hồng chảy vào đất Việt. Tôi cũng đã đến ngã ba sông Bạch Hạc, nhìn trên bản đồ sông Hồng và Sông Đà như hai đường thẳng song song nhưng khi đến đất tổ, sông Đà bất ngờ chuyển mình để “bén duyên” với sông Hồng và sông Lô... Đặc biệt những ngày đầu lên học trên Hà Nội, nỗi nhớ nhà nhớ quê luôn thường trực trong tôi. Cầu Long Biên, Nhật Tân, Chương Dương hay bãi đá sông Hồng - nhìn dòng sông tôi thấy Phố Hiến quê tôi, tôi thấy bóng bà dáng mẹ hiện lên từng con sóng nước mà lòng man mác... Tôi cũng thấy được nhiều mảnh đời khổ sở dưới gầm cầu Long Biên - họ phải nhặt ve chai, bán đồng nát, làm đủ thứ nghề chỉ mong kiếm đủ bữa ăn. Họ sống trong những khu ổ chuột tạm bợ dưới gầm cầu - nơi giáp ranh những con phố cổ luôn đông đúc và xa hoa bậc nhất đất nước. Đó là những kiếp người nghèo khổ tận đáy xã hội, nhưng họ vẫn luôn cố gắng sống với khát khao đổi đời...

Sông Hồng có một tính nết thật đỏng đảnh tựa con gái. Mùa lũ nước từ thượng nguồn chảy về nhiều, mang theo cả lớp dinh dưỡng phù sa - dòng sông ửng hồng như đôi má người thiếu nữ tuổi trăng tròn… Đến mùa rét, từ trên cao nhìn xuống dòng sông như được mạ bạc giữa bên bờ xanh ngát nương ngô bãi chuối, yên tĩnh, êm đềm, lặng lẽ, chỉ có những cơn sóng vẫn mơn trớn bờ. Đôi lúc có vài trận gió mùa đông bắc tăng cường, những con sóng cồn cào đuổi theo những màn sương giăng khắp mặt nước. Sông Hồng chính là mẹ của cả một vùng đồng bằng châu thổ, những lớp đất màu mỡ mà người ta có thể trồng được nhiều loại cây quý giá trên đời. Thầy giáo tôi từng nói vui rằng “Trên thế giới không có đất nào giá trị bằng đất ở đồng bằng sông Hồng, không có loại đất nào mà người phụ nữ hiếm muộn thử ướm chân xuống đất rồi về sinh được con trai, thậm chí đó còn là một trong Tứ bất tử đất Việt”… Sông Hồng còn cất giữ cái hồn cốt của vùng đồng bằng châu thổ: đó là những câu hát, những phong tục - nét văn hóa nông nghiệp lúa nước ngàn năm.

Sông Hồng đã nuôi tôi lớn từ những hạt gạo. Những lớp đất phù sa đã nâng đỡ cuộc đời tôi và có thể khi trái tim không còn đập những lớp đất đó sẽ ôm tôi vào lòng. Những bến bờ, những con sóng nước ôm ấp một phần tâm hồn, một phần “người” tôi ở đó. Trên đời, cái nợ khó trả nhất là tình cảm nhưng tôi đã nợ dòng sông quê hơn cả một mối tình... Sẽ luôn có một miền đất, một bến bờ cổ tích, một dòng sông chờ ngóng tôi!
 
                                                        Nguyễn Đức Cầm  

Tổng số điểm của bài viết là: 21 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 3.5 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay2,954
  • Tháng hiện tại94,582
  • Tổng lượt truy cập3,195,337
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây