Người làm báo Hưng Yên

http://nguoilambaohungyen.vn


Những tờ báo và tổng biên tập "đầu tiên" của báo chí Việt Nam

* Hai nhà báo Việt Nam đầu tiên dự Đại hội báo chí Quốc tế

Đại hội nhà báo lần thứ ba của liên đoàn báo chí quốc tế OIJ họp từ ngày 17-9-1950 tại Henxinky, thủ đô Phần Lan. Tại đại hội này, lần đầu tiên đoàn đại biểu giới báo chí Việt Nam tham dự. Đoàn gồm nhà báo Trần Lâm và Thép Mới, nhà báo Thép Mới năm đó mới 25 tuổi đang công tác ở Báo Sự Thật - tiền thân của báo Nhân Dân bây giờ. Nhà báo Thép Mới tên thật là Hà Văn Lộc, quê thành phố Nam Định, là hội viên sáng tác Hội nhà văn Việt Nam 1957. Tham gia cách mạng trước năm 1945, sau hoà bình lập lại 1954 ông công tác ở Báo Nhân Dân, Uỷ viên ban tuyên huấn Trung ương Cục, Uỷ viên ban chấp hành hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên ban chấp hành Hội văn văn Việt Nam khoá 2 và 3. Trước khi nghỉ hưu là Phó tổng biên tập Báo Nhân Dân. Nói đến Thép Mới người ta không chỉ biết ông là một nhà báo nổi tiếng, ông còn là một nhà văn - viết bút ký giàu chất thơ như: "Cây tre Việt Nam (1958), "Hiên ngang Cu Ba" (bút ký 1967), "Điện Biên Phủ một danh từ việt Nam" (1965), "Trường Sơn hùng tráng"  (bút ký 1967), "Nguyễn Ái Quốc đén với Lênin" (Thuyết minh phim)... Nhà văn, nhà báo Thép Mới mất ngày 2-8-1991.

Nhà báo Trần Lâm sinh năm 1922 tại Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, vốn là sinh viên có bằng tú tài toán học ở trường Bưởi, rồi sinh viên trường Cao đẳng thú y, trường đại học luật Hà Nội. Thời sinh viên từ 1941-1945 đã tham gia hoạt động cách mạng. Ngay từ ngày thành lập đài tiếng nói Việt Nam, nhà báo đã được phân công lãnhd dạo đài. Ngày 7-9-1945 với cương vị giám đốc, sau này nhà báo Trần Lâm kiêm tổng biên tập Đài TNVN và Đài THVN cho đến năm 1988 thì nghỉ hữu. Qua 43 năm công tác liên tục từ báo nói đến báo hình, ông mất năm 2011, thọ 89 tuổi. Lúc tham dự đại hội nhà báo quốc tế, ông mới 28 tuổi.

Tháng 5-1950, Hội nhà báo Việt Nam ra đời, tại đồi mặt trận ở chiến khu Việt Bắc - đại hội chỉ có 200 đại biểu thma dự. Đây là Đại hội lần thứ nhất Hội nhà báo Việt Nam, đã bầu nhà báo Xuân Thuỷ, lúc đó là tổng biên tập báo Cứu Quốc làm chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam.  Sau khi đại hội nhà báo Việt Nam thành lập, có đón ông Lê ô phi-ghe, Uỷ viên trung ương Đảng cộng sản Pháp, đồng thời là báo của Đảng cộng sản Pháp Gatyte thăm nước ta tại chiến khu Việt Bắc. Về nước, ông Lê ô phi-ghe giới thiệu với tổ chức quốc tế nhà báo OIJ, và công nhận Hôịu nhà báo Việt Nam là thành viên của tổ chức OIJ, Hội nhà báo Việt Nam chỉ sau 4 tháng thành lập được mời tham dự đại hội nhà báo quốc tế lần thứ 3 tổ chức ở Hen xin ky (Phần Lan) - Hai kỳ đại hội trước lần 1 và 2 Việt Nam chưa tham gia vì chưa thành lập Hội nhà báo Việt Nam.

Từ sau Đại hội nhà báo quốc tế lần thứ 3 đến hàng chục kỳ tiếp theo, Đại hội nhà báo Việt Nam đều cử đại biểu tham gia, và có tiếng nói trên diễn đàn báo chí quốc tế: Đấu tranh cho hoà bình, độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thống nhất đất nước.

  * Nhà báo Việt Nam đầu tiên được nhận thẻ  báo chí tại Liên hợp quốc:

Lịch sử báo chí cách mạng nước ta còn ghi lại, mấy năm sau Cách mạng tháng 8, ở Sài Gòn không một tờ báo nào của người Việt có đủ khả năng về tài chính để gửi một đặc phái viên ra nước ngoài theo dõi khoá họp thường kỳ của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Vậy mà ngày 18-9-1948, một nhà báo Việt Nam đã được cấp thẻ báo chí Liên hợp quốc, chỉ ba ngày trước khoá họp Đại hội đồng tại Paris. Đó là Khuông Việt (Lý Vĩnh Khuông) với tư cách là ký giả tờ Công Chúng.

Khuông Việt (1912-1978) là một công chức thời Pháp thuộc, đồng thời là một nhà nghiên cứu từng giành được nhiều giải thưởng về văn học, một nhà hoạt động xã hội. Về hoạt động xã hội, Khuông Việt có cái số, cái nghiệp làm Tổng thư ký các Hội đoàn như: Hội truyền bá Quốc ngữ Nam Kỳ, Uỷ ban Cứu trợ (thường gọi là cứu tế) miền Bắc Đông Dương từ 23-4-1945 nhân nạn đói năm Ất Dậu, Liên đoàn công chức (4-1945) mặt nổi cũng là công tác cứu đói.

Năm 1948, Khuông Việt được Liên đoàn SFIO cử sang Pháp với tư cách đại biểu để dự Đại hội lần thứ 40 Đảng Xã hội Pháp, tiến hành từ 1-4/7/1948 tại Paris. Trước khi lên đường dự Đại hội, Khuông Việt có giấy chứng nhận ký giả của tờ Công Chúng. Nếu Khuông Việt không được cử đi Pháp dự Đại hội Đảng xã hội Pháp thì báo Công Chúng không đủ sức “Chơi ngông” gửi một đặc phái viên đi Paris theo dõi một phiên họp thường kỳ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Khuông Việt được cấp thẻ báo chí Liên Hợp Quốc ngày 18-9-1948 với tư cách ký giả báo Công Chúng.

* Nhà báo Việt Nam được ghi tên vào từ điển thế giới:

Whos who in the World, là một cuốn từ điển nổi tiếng, một cuốn sách ghi đầy đủ các nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới. Những người có tên ở đây được lựa chọn theo những thành tích và trọng trách mà người đó đảm nhiệm. Trong cuốn từ điển mới nhất, xuất bản lần thứ 12 năm 1995, do Nhà xuất bản Marquis của Mỹ đảm nhiệm. Cuốn từ điển đã tập hợp và giới thiệu hơn 35 nghìn nhân vật nổi tiếng, thuộc tất cả các Quốc tịch trên thế giới, trong đó có Nguyên Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam Phan Quang. Ông sinh năm 1928, tại xã Hải Thượng-Hải Lăng- Quảng Trị. Đọc cuốn từ điển người đọc hiểu hết được thân thế sự nghiệp, hoạt động chính trị, báo chí của ông và những tập chuyên khảo- tập hợp các bài viết chính mà nhà báo Phan Quang đã viết.

* Tờ báo quốc ngữ đầu tiên:

Khai sinh sớm nhất trong làng báo quốc ngữ Việt Nam là Gia Định báo. Tờ báo này ra hằng tuần tại Sài Gòn và tồn tại suốt 44 năm sau khi phát hành số đầu tiên vào ngày 15-4-1865.

* Tờ báo cách mạng đầu tiên:

Tuần báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo trở thành cơ quan ngôn luận Trung ương của Tổng bộ Viẹt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội là tờ báo cách mạng đầu tiên. Số báo thứ nhất phát hành ngày 21-6-1925 và ngày đó được vinh dự chọn là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

* Báo điện tử đầu tiên:

Tờ Saigon News CD do Công ty Scitic cùng Saigon News phối hợp xuất bản là báo điện tử đầu tiên của Việt Nam với nội dung tờ báo chứa gọn trong một đĩa CD rom; số 1 phá hành vào tháng 5 - 1997. Còn điện tử internet đầu tiên là báo Nhân Dân điện tử, bắt đầu phát hành trên mạng internet từ ngày 21-6-2000.

* Tờ báo thiếu niên nhi đồng đồng tiên:

Báo Cậu Ấm Cô Chiêu phát hành hàng tuần tại Hà Nội là tờ báo đầu tiên dành cho đối tượng thiếu niên nhi đồng. Số đầu tiên ra ngày 8-5-1935.

* Tờ báo Tết đặc biệt đầu tiên:

Đầu năm 1918, tờ Nam Phong tạp chí với ấn phẩm đặc biệt ghi ngoài bìa "Số Tết 1918" trở thành tờ báo Tết đầu tiên, mở màn cho truyền thống làm báo xuân trong làng báo Việt Nam.

* Tờ báo kinh tế đầu tiên:
Báo Nông Cổ Mín Đàm (ngồi uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn), phát hành vào thứ Năm hàng tuần tại Sài Gòn, ra số đầu tiên vào ngày 1-8-1901.

* Tờ báo tôn giáo đầu tiên:

Tập san Pháp Âm do thượng toạ Thích Khánh Hoà làm chủ nhiệm là tờ báo tôn giáo đầu tiên, truyền bá đạo Phật ở Việt Nam. Số đầu tiên ra ngày 13-8-1929.

*Tờ báo song ngữ đầu tiên:

Tờ Đại Việt Tân Báo với 2 phần: một bên là chữ quốc ngữ, một bên là chữ Hán, trở thành tờ báo song ngữ đầu tiên. Số 1 của nó phát hành năm 1905.

* Tờ báo văn học đầu tiên:

Tờ An Nam tạp chí do nhà thơ Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) sáng lập là tờ báo đầu tiên chuyên về văn học. Phát hành số đầu tiên là ngày 1-7-1926.

* Tờ báo khoa học kỹ thuật đầu tiên:

Tờ Khoa học tạp chí do Nguyễn Công Tiễu sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, xuất bản tại Hà Nội, là tờ báo đầu tiên chuyên sâu vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Phát hành số đầu tiên ngày 1-7-1931.

* Tờ báo phụ nữ đầu tiên:

Báo Nữ Giới Chung (tiếng chuông của nữ giới) xuất bản vào thứ Sáu hàng tuần tại Sài Gòn trong năm 1918, là tờ báo đầu tiên chuyên về phụ nữ. Số 1 ra ngày 1-2-1918.

* Tờ báo tỉnh đầu tiên:

Tuần báo An Hà là tờ báo đầu tiên của một tỉnh nhỏ, được phát hành ở Cần Thơ. Tờ báo tồn tại lâu tới 20 năm sau khi xuất bản số đầu tiên vào năm 1912.

* Tờ nhật báo đầu tiên:

Gần 4 năm sau khi thành lập báo Trung Bắc Tân Văn ở miền Bắc tăng số phát hành và trở thành tờ nhật báo đầu tiên của Việt Nam, tính từ tháng 1-1919.

* Tờ báo tư nhân đầu tiên:

Nguyệt san Thông Loạn Khoá Trình (báo đọc thêm, giải trí mang mục đích giáo dục) do Trương Vĩnh Ký chủ bút, phát hành hàng tháng tại miền Nam trong những năm 1888-1899, là tờ báo quốc ngữ tư nhân đầu tiên. Số 1 phát hành vào tháng 5-1888.

* Tờ báo hài đầu tiên:

So với những lĩnh vực khác nhau, báo chí trào phúng ít h ơn và ra đời muộn hơn. Tờ báo hài hước đầu tiên của Việt Nam mang tên Duy Tân, xuất bản lần đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1931.

* Tờ báo Việt Nam đầu tiên được phát hành ở Châu Âu:

Từ tháng 4-2001, báo chí Việt Nam trực tiếp in và phát hành tại Châu Âu với tờ báo thực hiện thí điểm đầu tiên là tờ Le Courrier của Thông tấn xã Việt Nam.

* Nữ tổng biên tập đầu tiên:

Danh hiệu này thuộc về Nguyễn Xuân Khuê (1864-1921), bút danh Sương Nguyệt Ánh, con gái thứ 4 của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu, quê ở Bà Tri - Bến Tre. Nhận lời mời của các đồng nghiệp, đầu năm 1918, bà lên Sài Gòn làm tổng biên tập tờ Nữ Giới Chung và phụ trách tờ báo này trong suốtg thời gian nó tồn tại.

* Nhà báo Việt Nam đầu tiên:

Nhà báo Việt Nam đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1898), tên tự là Sĩ Tải, thường được gọi là Petrus Ký, quê ở Vĩnh Thanh, Tân Minh, Vĩnh Long (nay thuộc Bến Tre). Ông là một học giả lớn, thông thạo 26 ngoại ngữ, là tác giả của hơn 100 bộ sách, hàng nghìn bài viết. Ông có "chân" trong nhiều hội khoa học quốc tế, cống hiến xuất sắc cho các chuyên ngành văn hoá, ngôn ngữ, địa lý, nhân chủng học... và được người đương thời xếp vào danh sách 18 nhà bác học hàng đầu thế giới! Ông thành lập và làm tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên, đồng thời là cây bút chủ chốt của rất nhiều tờ báo, được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam.

* Nhà báo và tờ báo tổ chức thi viết tiểu thuyết đầu tiên:

Cuộc thi viết tiểu thuyết đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam mang tên: "Quốc Âm Thí Cuộc" được nhà báo Trần Chánh Hiếu khởi xướng trên tờ Nông Cổ Mín Đàm số 262, ra ngày 23-10-1906.

* Cuộc bút chiến trên báo đầu tiên:
Báo Hữu Thanh là nơi xảy ra cuộc bút chiến đầu tiên trên báo chí, giữa hai nhân vật Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế về tác phẩm Truyện Kiều, diễn ra năm 1921.

 
 
Lê Hồng Thiện (ST)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây