Người làm báo Hưng Yên

http://nguoilambaohungyen.vn


Phát hiện “chấn động” về quy mô, kiến trúc cung điện thời Lý ở Hoàng thành Thăng Long (kỳ 1)

Ngày 18/4, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã chính thức công bố về kết quả sau 10 năm miệt mài giải mã bí ẩn cung điện thời Lý ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long.

Giải mã bí ẩn cung điện thời Lý nằm sâu dưới lòng đất hàng nghìn năm

Từ năm 2002 đến 2004, khi khám phá khảo cổ học dưới lòng đất tại khu 18 Hoàng Diệu và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội (2008 đến 2009), các chuyên gia đã phát hiện được một quần thể gồm 53 dấu tích trên nền móng công trình kiến trúc, 7 móng tường bao, 6 giếng nước… minh chứng xác thực lịch sử xây dựng kinh đô Thăng Long hoa lệ dưới vương triều Lý. 

Đây được xem là phát hiện quan trọng nhất của khảo cổ học Việt Nam từ trước tới nay. Và nhờ phát hiện lịch sử này, Hoàng thành Thăng Long đã được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hoá thế giới vào tháng 10/2010.

111
Hình ảnh khai quật khảo cổ học ở 18 Hoàng Diệu - Hà Nội. Ảnh: VNCKT.

Kể từ đó đến nay, mặc dù khảo cổ học đã minh chứng thuyết phục rằng, các dấu tích nền móng kiến trúc cung điện thời Lý dưới lòng đất khu di tích Hoàng thành Thăng Long đều là kiến trúc gỗ, có bộ mái lợp ngói rất công phu, tráng lệ, hiếm có nơi nào có được, trở thành niềm tự hào của di sản.

Nhưng hình thái kiến trúc cung điện thời Lý vẫn là điều bí ẩn, không có đủ cơ sở để nhận diện như: kiến trúc Cố Cung - Bắc Kinh (Trung Quốc), Changdokung (Seoul - Hàn Quốc) hay Nara (Nhật Bản). Bởi lẽ, kiến trúc cung điện thời Lý thuộc loại kiến trúc cổ đã bị thất truyền. Các kiến trúc gỗ hiện còn ở Bắc Việt Nam ngày nay chủ yếu là kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng và hình ảnh của nó là kiến trúc dân gian, không phải kiến trúc cung đình. Do đó, việc nghiên cứu phục dựng hình thái kiến trúc là vô cùng khó khăn.

Sau 10 năm kể từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hoàng thành Thăng Long vẫn chưa thể giới thiệu đến công chúng về hình ảnh và vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long xưa.

Kể từ đó đến nay, mặc dù khảo cổ học đã minh chứng thuyết phục rằng, các dấu tích nền móng kiến trúc cung điện thời Lý dưới lòng đất khu di tích Hoàng thành Thăng Long đều là kiến trúc gỗ, có bộ mái lợp ngói rất công phu, tráng lệ, hiếm có nơi nào có được, trở thành niềm tự hào của di sản.

Nhưng hình thái kiến trúc cung điện thời Lý vẫn là điều bí ẩn, không có đủ cơ sở để nhận diện như: kiến trúc Cố Cung - Bắc Kinh (Trung Quốc), Changdokung (Seoul - Hàn Quốc) hay Nara (Nhật Bản). Bởi lẽ, kiến trúc cung điện thời Lý thuộc loại kiến trúc cổ đã bị thất truyền. Các kiến trúc gỗ hiện còn ở Bắc Việt Nam ngày nay chủ yếu là kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng và hình ảnh của nó là kiến trúc dân gian, không phải kiến trúc cung đình. Do đó, việc nghiên cứu phục dựng hình thái kiến trúc là vô cùng khó khăn.

Sau 10 năm kể từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Hoàng thành Thăng Long vẫn chưa thể giới thiệu đến công chúng về hình ảnh và vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long xưa.

Năm 2011, sau khi vừa thành lập, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã được Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam giao chủ trì thực hiện dự án "Chỉnh lý, nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long" bao gồm nhiệm vụ tái điều tra, khai quật, nghiên cứu, đánh giá giá trị của khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.

Trong 10 năm qua, để có thể giải mã được những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã tổ chức thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu dựa trên các nguồn tư liệu: khảo cổ học, mô hình kiến trúc, tư liệu minh văn và tư liệu điều tra – so sánh. Đặc biệt là nghiên cứu so sánh với kiến trúc kinh đô cổ ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và nghiên cứu kiến trúc cổ ở Bắc Việt Nam. Từ đó, Viện đã từng bước giải mã về hình thái kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lý.

111
111
111
Quy mô và kiến trúc của cung điện thời Lý được phục dựng dưới dạng 3D. Ảnh: VNCKT.

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành thì phát hiện quan trọng và là chìa khóa để giải mã thành công về hình thái kiến trúc cung điện thời Lý đó là kiến trúc đấu củng. "Đấu củng" là thuật ngữ kiến trúc bắt nguồn từ Trung Quốc. Đây là một loại kết cấu đỡ mái gồm hai bộ phận cấu thành, đó là "đấu" và "củng" nên được gọi là "đấu củng". Trong đó, "đấu" đóng vai trò là bệ đỡ, còn "củng" giống hình khuỷu tay, đóng vai trò là tay đỡ, được dùng để đỡ một kết cấu khác bên trên.

Đây là phát hiện có ý nghĩa rất lớn, cung cấp cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu giải mã hình thái kiến trúc cung điện thời Lý. Từ đây, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã nghiên cứu phục dựng 3D hình thái kiến trúc cung điện thời Lý và đã giới thiệu tại khu trưng bày khảo cổ học dưới tầng hầm Nhà Quốc hội năm 2016. Đây là lần đầu tiên hình ảnh về kiến trúc cung điện thời Lý sau hơn nghìn năm được tái hiện, giúp hình dung rõ ràng, cảm nhận sâu hơn về vẻ đẹp tráng lệ của kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long xưa.

111
Bản vẽ phục dựng hình thái và không gian cung điện, lầu gác thời Lý ở Hoàng cung Thăng Long xưa. Ảnh: VNCKT.

Cung điện thời Lý có kiến trúc gỗ lớn thứ hai trên thế giới?

Từ sự thành công này, Viện Nghiên cứu Kinh thành tiếp tục nghiên cứu phục dựng tổng thể hình thái kiến trúc của khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Từ đó, bức tranh toàn cảnh về cung điện, lầu gác của thời Lý được tái hiện trên nền các vết tích khảo cổ học dưới lòng đất khu di tích 18 Hoàng Diệu và khu vực xây dựng Nhà Quốc hội.

64 công trình kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long đã được nghiên cứu phục dựng gồm 38 công trình kiến trúc cung điện và hành lang, 26 kiến trúc lục giác cùng hệ thống tường bao, đường đi và cổng ra vào công trình. Đây là một quần thể kiến trúc cung điện, lầu gác cực kỳ đặc sắc, được quy hoạch xây dựng rất bài bản, khoa học vào thời kỳ vàng son của vương triều Lý.

"Từ đây, chúng ta có thể tự hào nói rằng, Hoàng cung Thăng Long thời Lý vốn từng được xây dựng rất nguy nga, tráng lệ và có nhiều công trình kiến trúc gỗ to lớn, hoành tráng, không thua kém so với các kiến trúc cung điện nổi tiếng ở châu Á", PGS.TS Bùi Minh Trí nhấn mạnh.

Kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Bùi Minh Trí cho thấy, trong Hoàng cung Thăng Long thời Lý đã từng xây dựng những công trình kiến trúc gỗ có quy mô bề thế và rất to lớn. Nếu so sánh về diện tích mặt bằng với chùa Todai, là ngôi chùa cổ kính và lâu đời nhất tại Nara, Nhật Bản, xây dựng năm 743, đã được xếp vào loại di sản kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới, thì kiến trúc gỗ thời Lý ở phía Nam khu A khu di tích Hoàng thành Thăng Long có thể  xếp vào loại di sản kiến trúc gỗ lớn thứ hai trên thế giới, sau kiến trúc chùa Todai.

Mặt bằng chùa Todai có diện tích 2.850m2, rộng 50m, dài 57m. Mặt bằng kiến trúc thời Lý có diện tích khoảng trên 2.280m2, rộng 38m và dài trên 60m. Như vậy, kiến trúc Hoàng cung Thăng Long thời Lý chỉ nhỏ hơn chùa Todai khoảng 570m2.

111
Bản vẽ quy mô cung điện thời Lý nhìn từ trên cao. Ảnh: VNCKT.

Đặc biệt, trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long còn tìm thấy hệ thống lầu lục giác rất độc đáo nằm phía trước cung điện nhà dài ở phía Bắc và kiến trúc bát giác to lớn, hoành tráng có thể so với kiến trúc Tháp Thích Ca nổi tiếng của Trung Quốc thời Tống ở phía Nam. 

Theo PGS.TS Bùi Minh Trí, các lầu lục giác và bát giác này có tỷ lệ 1/3 (tức phần đế 1m thì lầu cao 3m), đây là kiểu kiến trúc phổ biến ở các cung điện của Hàn Quốc và Nhật Bản. Riêng hệ thống lầu trong cung điện nhà Lý đều có cột trung tâm được thiết kể "nửa âm, nửa dương". Cho đến nay, chức năng của hệ thống lầu lục giác này như thế nào vẫn đang tiếp tục được giải mã.

(Còn tiếp)

 

Theo Dân Việt

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây