Người làm báo Hưng Yên

http://nguoilambaohungyen.vn


Chiêu Lầu Thi: Chuyện về Trung tâm phát sóng phát thanh quốc gia giữa đại ngàn mây trắng

Nhà báo Đồng Mạnh Hùng - Trưởng Ban Thư Ký Biên tập đã có rất nhiều những chuyến đi đáng nhớ trong hành trình nghề nghiệp. Hướng đến kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), anh nhớ về buổi lễ khánh thành Trung tâm phát sóng phát thanh Quốc gia Chiêu Lầu Thi với rất nhiều cảm xúc.

Trung tâm phát sóng phát thanh quốc gia giữa đại ngàn mây trắng

Đã  nghe một lần địa danh Chiêu Lầu Thi, mà thấy xa, thấy oải... Nhưng khi được gọi tên trong đội hình tham gia lễ khánh thành Trung tâm phát sóng phát thanh Quốc gia Chiêu Lầu Thi, tôi vẫn lên đường. Tôi đã rất hào hứng và tham gia chuyến hành trình lên đỉnh núi cao hơn 2400m so với mực nước biển để tận mắt chứng kiến nơi sóng Đài xuyên qua chín tầng mây phủ rộng một vùng dân cư trọng yếu của đất nước...

111
Trung tâm phát sóng phát thanh Quốc gia Chiêu Lầu Thi nằm trên đỉnh núi cao thứ nhì (sau đỉnh Tây Côn Lĩnh) ở xã Hồ Thầu,
huyện vùng cao Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Chiêu Lầu Thi (Theo tiếng Dao có nghĩa là Chín tầng mây) là ngọn núi cao thứ nhì (sau đỉnh Tây Côn Lĩnh) ở xã Hồ Thầu, huyện vùng cao Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Người già ở đây kể rằng, từ xưa đến nay nhiều thanh niên khỏe nhất ở vùng này cũng chỉ dám bước lên đến lưng chừng núi... Còn muốn lên đến đỉnh phải là người có sức khỏe phi thường. Bởi đỉnh không những núi cao mà dốc còn dựng đứng, hiểm trở. Ngày nắng thì sương trắng bao quanh, ngày mưa hay mùa đông thì nhìn không thấy đỉnh... Dưới chân núi, có một vài làng xóm người dân tộc Dao, dân tộc Nùng, Tày, Mông sinh sống. Cuộc sống của họ chủ yếu dựa vào canh tác lúa ruộng bậc thang, trồng chè san tuyết, thảo quả...đầy vất vả, khó khăn. Vậy mà, có một ngày, tiếng cuốc, tiếng troòng mở đường, khai lối... Và một trung tâm phát sóng phát thanh quốc gia được khởi công xây dựng giữa đại ngàn mây trắng này.

Nghe theo lời các đồng chí cấp ủy, ủy ban nhân dân, bà con đã tham gia làm đường, đắp lối để xe ô tô đưa vật liệu xây dựng và máy móc lên núi. “Chúng tôi cũng không hiểu nhiều tại sao nhà nước lại cho xây trạm phát sóng ở đây, nhưng nhà nước đầu tư mở đường lên bản là chúng tôi mừng rồi, chúng tôi tham gia cũng là để mở cái đường to cho trẻ con đi học dễ dàng hơn, cho người Mông, người Dao xuống chợ bán hàng hóa thuận lợi hơn...” - Anh Triệu Đại Sơn, một người dân ở bản bày tỏ.

Còn Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn thì cho biết: “Để làm được con đường lên Chiêu Lầu Thi, Hà Giang đã bỏ ra 100 tỷ đồng, huy động sức người, sức của”. Ông còn nói rằng: Việc Đài  Tiếng nói Việt Nam (TNVN) và Hà Giang quyết định xây dựng công trình này khiến Hà Giang có thêm sức mạnh, quyết tâm đầu tư phát triển khu vực núi đất phía Tây đầy thách thức và khó khăn. Có đường lên Chiêu Lầu Thi, bà con sẽ có cơ hội phát triển nông thôn mới có điện, có nước sạch, có trường học, trạm y tế... sẽ tránh được nỗi lo cứ mưa bão là sạt lở đất, mất đường vào, mất liên lạc...
Ngày khánh thành trạm phát sóng sau 2 năm đầu tư, xây dựng với quyết tâm cao đã đến. Cả một vùng rừng núi bỗng rộn ràng, náo nức. Dân bản từ rất xa cũng lội suối, băng đèo về đây chứng kiến cái cột sắt cao vút, cái nhà xây kiên cố mà họ chưa bao giờ dám nghĩ một ngày có thể hiện diện nơi đây...Có lẽ, một trong những người vui nhất hôm nay là anh Nguyễn Đình Lợi, Giám đốc công ty xây dựng Gia Phú, đơn vị thi công trung tâm phát sóng, bởi như anh cho biết thì gần 2 năm kể từ ngày khởi công ( tháng 12 năm 2019) đến lúc khánh thành ( tháng 4 năm 2021) các anh phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Dân ở xa, muốn có đồ ăn phải xuống tận Hồ Thầu mua; nước ở thấp, muốn có nước phải đặt ống, xây trạm đập,  làm bể chứa...Ở đây một ngày có 4 mùa, một năm chỉ có vài tháng nắng, những tháng mưa thì nguy cơ sạt lở lớn, còn tháng đông thì rét cắt da vì băng giá...nếu không tính toán kỹ thì khó mà hoàn thành công trình đúng tiến độ...Thế rồi, công trình hơn 1600m2 với 130m2 nhà ở, đặt máy phát sóng và đặc biệt là cột ăng ten tự đứng cao tới 65m...

“Đây là Tiếng nói Việt Nam...” - phút cắt băng khánh thành cũng là lúc lời xướng và nhạc hiệu quen thuộc của Đài vang lên trong niềm xúc động của các vị lãnh đạo cao nhất của hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, người dân và cán bộ, phóng viên của Đài TNVN dự lễ. Trong lời phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Thế Kỷ (lúc đó là Tổng Giám đốc Đài TNVN) đã khẳng định ý nghĩa to lớn của công trình: Không chỉ để tiếng nói của Đảng đến gần hơn, rõ hơn với người dân ở vùng biên cương rất trọng yếu của tỉnh Hà Giang và các vùng lân cận như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ... mà còn góp phần để vùng đất giàu bản sắc này được biết đến, được phát triển và phát huy hết tiềm năng của nó, để đồng bào đỡ vất vả hơn, trẻ em được mở mang hơn...Tiếng nói Việt Nam ở nơi này còn khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa Đài TNVN và tỉnh Hà Giang, thể hiện trách nhiệm của những người làm phát thanh Việt Nam với vùng đất địa đầu này. 

“Bật sóng Đài đúng giờ - giữ sóng Đài thông suốt”

 

Trách nhiệm của những người làm phát thanh Việt Nam với vùng đất địa đầu 

111
Bà con ở đây vui mừng trong ngày khánh thành Trung tâm
 

Ngày khánh thành trạm phát sóng sau 2 năm đầu tư, xây dựng với quyết tâm cao đã đến. Cả một vùng rừng núi bỗng rộn ràng, náo nức. Dân bản từ rất xa cũng lội suối, băng đèo về đây chứng kiến cái cột sắt cao vút, cái nhà xây kiên cố mà họ chưa bao giờ dám nghĩ một ngày có thể hiện diện nơi đây...Có lẽ, một trong những người vui nhất hôm nay là anh Nguyễn Đình Lợi, Giám đốc công ty xây dựng Gia Phú, đơn vị thi công trung tâm phát sóng, bởi như anh cho biết thì gần 2 năm kể từ ngày khởi công ( tháng 12 năm 2019) đến lúc khánh thành ( tháng 4 năm 2021) các anh phải trải qua biết bao khó khăn, thử thách. Dân ở xa, muốn có đồ ăn phải xuống tận Hồ Thầu mua; nước ở thấp, muốn có nước phải đặt ống, xây trạm đập,  làm bể chứa...Ở đây một ngày có 4 mùa, một năm chỉ có vài tháng nắng, những tháng mưa thì nguy cơ sạt lở lớn, còn tháng đông thì rét cắt da vì băng giá...nếu không tính toán kỹ thì khó mà hoàn thành công trình đúng tiến độ...Thế rồi, công trình hơn 1600m2 với 130m2 nhà ở, đặt máy phát sóng và đặc biệt là cột ăng ten tự đứng cao tới 65m...

111
Cán bộ lên mở đường đi, cho điện sáng, cho sóng Đài nghe rõ hơn để bà con có thêm kiến thức, kinh nghiệm làm ăn,
lại phát cả bài hát người Dao giúp bà con giữ được nét đẹp văn hóa...

“Đây là Tiếng nói Việt Nam...” - phút cắt băng khánh thành cũng là lúc lời xướng và nhạc hiệu quen thuộc của Đài vang lên trong niềm xúc động của các vị lãnh đạo cao nhất của hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, người dân và cán bộ, phóng viên của Đài TNVN dự lễ. Trong lời phát biểu tại lễ khánh thành, ông Nguyễn Thế Kỷ (lúc đó là Tổng Giám đốc Đài TNVN) đã khẳng định ý nghĩa to lớn của công trình: Không chỉ để tiếng nói của Đảng đến gần hơn, rõ hơn với người dân ở vùng biên cương rất trọng yếu của tỉnh Hà Giang và các vùng lân cận như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ... mà còn góp phần để vùng đất giàu bản sắc này được biết đến, được phát triển và phát huy hết tiềm năng của nó, để đồng bào đỡ vất vả hơn, trẻ em được mở mang hơn...Tiếng nói Việt Nam ở nơi này còn khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa Đài TNVN và tỉnh Hà Giang, thể hiện trách nhiệm của những người làm phát thanh Việt Nam với vùng đất địa đầu này. 

“Bật sóng Đài đúng giờ - giữ sóng Đài thông suốt”

111
Không có trạm phát sóng nào khó khăn bằng Chiêu Lầu Thi bởi địa hình nơi đây rất hiểm trở, xa dân, xa nguồn nước...
mùa đông thì cực kỳ lạnh giá

Đêm... Trung tâm phát sóng chìm trong tiếng gió và tiếng côn trùng...Không có nhà dân xung quanh, không ánh đèn le lói... Chỉ có hai công nhân thay nhau trực ca phát sóng Đài. Hai người nhận trực những ca đầu tiên ở đây là Cao Hoàng Tiến và Nguyễn Viết Thanh. Họ còn rất trẻ. Tiến có con trai 3 tuổi, Thanh còn chưa có vợ nhưng họ sẵn sàng tạm biệt Hà Nội lên đỉnh núi này để từ sáng sớm, đến đêm khuya “bật sóng Đài đúng giờ - giữ sóng Đài thông suốt” như biết bao đồng nghiệp khác của họ  đang làm việc trên các đỉnh núi cao của dải chữ S này như Phia -Oắc (Cao Bằng); Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Cổng Trời Quản Bạ (Hà Giang); Đỉnh Quế (Bắc Trà My); Sơn Trà (Đà Nẵng); Bà Đen (Tây Ninh)... Nhưng, theo anh Lê Đình Lam, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật phát thanh truyền hình Đài TNVN, thì không có trạm phát sóng nào khó khăn bằng Chiêu Lầu Thi bởi địa hình nơi đây rất hiểm trở, xa dân, xa nguồn nước... mùa đông thì cực kỳ lạnh giá. Nhưng, vì làn sóng Đài, anh chị em chúng tôi xác định sẽ “chiến đấu” để hoàn thành nhiệm vụ.

“Các anh cứ yên tâm, bà con không để cán bộ Đài buồn đâu...”, chị Triệu Mùi Viện, Cán bộ phụ nữ thôn ở đây nói thế và còn cho biết thêm: Cán bộ lên mở đường đi, cho điện sáng, cho sóng Đài nghe rõ hơn để bà con có thêm kiến thức, kinh nghiệm làm ăn, lại phát cả bài hát người Dao giúp bà con giữ được nét đẹp văn hóa...thì bà con sẽ phải quan tâm đến cán bộ chứ. Chúng tôi sẽ đến thăm trung tâm thường xuyên, có gì khó khăn chúng tôi cùng chung tay giúp đỡ...

Nguyên bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Đức Thanh là người được sinh ra dưới chân Chiêu Lầu Thi nên am hiểu vùng đất này và càng hiểu giá trị của những gì mà VOV và tỉnh Hà Giang đã làm cho vùng đất này. Dù đã gần 90 tuổi, nhưng ông vẫn từ Hà Giang lên núi dự sự kiện Đài TNVN khánh thành trung tâm phát sóng phát thanh quốc gia. Ông đã thể hiện niềm vui của mình bằng mấy câu thơ mộc mạc “Viettel nhanh chân lên phủ sóng/ Điện lực tiếp theo kéo điện dài/ Tiếng nói Việt Nam dựng cột sóng/ Phủ kín thông tin giúp đồng bào...”. Ông hy vọng, một ngày không xa, Chiêu Lầu Thi “ngủ trong mây sẽ tỉnh giấc” để trở thành Sa Pa hay Mẫu Sơn của Hà Giang.

Suốt dọc đường từ Chiêu Lầu Thi về xuôi, qua các huyện Xín Mần (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Lục Yên, hay Suối Giàng (Yên Bái) hay Thanh Sơn (Phú Thọ) sóng FM 99,5Mhz và 94 Mhz...các  kênh VOV1, VOV2, VOV4 từ Chiêu Lầu Thi nghe “nét căng” khiến người đi thấy đường rừng như ngắn lại... Nhìn lên đỉnh núi thấy mây trắng đã che kín ngọn...

 

Nhà báo Đồng Mạnh Hùng
Theo NB&CL

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây