Người làm báo Hưng Yên

http://nguoilambaohungyen.vn


Người dân chặn xe vào Hòa Phát: Lời hứa của ông Chủ tịch và cột mốc 1.10

111
NGƯỜI DÂN QUANH KHU VỰC NHÀ MÁY THÉP HOÀ PHÁT - DUNG QUẤT, QUẢNG NGÃI ĐÃ KHÔNG CÒN DỰNG LỀU, CHẶN XE RA VÀO NHÀ MÁY SAU BUỔI GẶP GỠ VÀ LỜI XIN LỖI CỦA ÔNG CHỦ TỊCH TỈNH. NHƯNG VẪN CÒN TỚI 3 THÁNG ĐỂ ĐẾN CỘT MỐC 1.10 - THỜI ĐIỂM XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ CHO NGƯỜI DÂN.
111

Ngày 15.6 – 3 ngày sau khi Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi có buổi gặp gỡ và xin lỗi người dân khu vực quanh nhà máy thép Hoà Phát – Dung Quất, ông Nguyễn Tú (khu dân cư Đồng Rướn, thôn Đông Lỗ xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã có thể có một giấc ngủ mà không phải nghe tiếng khoan trên núi của việc san lấp mặt bằng khu vực Hòa Phát mở rộng. Tuy nhiên, nhà máy Hòa Phát - Dung Quất vẫn hoạt động, khói vẫn bay vào khiến chỉ sau 1 đêm, sàn nhà ông Tú vẫn đầy bụi đen.

Trong tình cảnh tương tự, cứ ngủ dậy, Bà Nguyễn Thị Khỏe (53 tuổi, trú thôn Đông Lỗ) lại phải cầm chổi quét đi lớp bụi đen bám dưới nền nhà. Bà Khoẻ cho hay, tình trạng xảy ra mùi khét, bụi đen vẫn tiếp tục bay vào nhà dân không có chút gì thay đổi so với trước khi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh. Hòa Phát vẫn xả thải khiến bụi bay đầy nhà bà Khỏe chỉ sau 1 đêm.

111

Xuyên suốt từ năm 2019, báo Lao Động đã có nhiều bài viết phản ánh về tình trạng xả thải của nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) gây mùi khét, hoa màu héo úa, bụi thải bay vào nhà dân...

Từ những hiện tượng ban đầu như cây cối, hoa màu xung quanh nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất chết trụi, nhiều hộ dân đã dựng lều, căng dây ở lối ra vào nhà máy để phản đối. Theo người dân, nhà máy vừa gây ô nhiễm không khí, vừa gây tiếng ồn, khiến sức khoẻ, đời sống cũng như canh tác của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

111

Nhiều lần lập chốt, dựng lều, người dân xã Bình Thuận cũng từng được đối thoại với lãnh đạo địa phương, đại diện Hoà Phát hay chính Cục Bảo vệ Môi trường miền Trung và Tây Nguyên tới tận nơi khảo sát, lấy mẫu quan trắc. Tuy nhiên sau 2 năm, phần lớn người dân bị ảnh hưởng bởi nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất vẫn chưa được di dời.

Đỉnh điểm vào tháng 6.2021, người dân Quảng Ngãi lại dựng lều, giăng dây trước cổng nhà máy khi bầu không khí tiếp tục bị ô nhiễm nghiêm trọng.

111

“Ăn cơm chan bụi” là câu nói chua chát của ông Ngô Đỗ và bà Phạm Thị Cường (trú thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận) khi được hỏi về tình trạng xả thải của nhà máy thép Hoà Phát - Dung Quất. Theo ông Đỗ, cuộc sống của gia đình và người dân trong thôn bị đảo lộn suốt thời gian dài do mùi khét khó chịu, cũng như bụi mịn bám quanh nhà.

"Nhiều khi đang ngồi bưng bát cơm, mùi hôi khét lẹt xông thẳng vào nhà, thế là phải bỏ dở bữa ăn. Mấy hôm nay trời hay đổ mưa dông, nhà máy xả thải càng khủng khiếp hơn trước", ông Đỗ cho biết.

111

Tương tự, bà Võ Thị Tư (thôn Đông Lỗ) cho hay, sau nhiều ngày liên tiếp bị "tra tấn" bởi mùi hôi do nhà máy phát tán, chiều 7.6, bà cùng hàng chục người dân quyết định mang lều bạt, dây đến trước cổng nhà máy để dựng căn lều nhỏ.

"Đây không phải lần đầu chúng tôi tập trung phản đối hoạt động sản xuất gây ô nhiễm của nhà máy Hoà Phát. 3 năm qua, không dưới 10 lần, người dân sinh sống lân cận nhà máy rủ nhau tập trung để yêu cầu doanh nghiệp ngưng xả thải gây ô nhiễm", bà Tư bức xúc nói.111

Sống sát tường nhà máy thép, ông Võ Thành (thôn Đông Lỗ) hơn ai hết hiểu rõ những tác hại của việc xả thải nhiều năm qua. Không khó để ông Thành "giới thiệu" cho phóng viên những vườn cây héo úa hay ao cá chỉ còn trơ đáy xung quanh nhà do ảnh hưởng từ khí thải. Nhiều hộ gia đình trong khu vực đã sớm đi "lánh nạn" để tránh ảnh hưởng từ khói thải tới đời con, cháu.
 

Cũng theo ông Thành, sau nhiều lần đối thoại với các cấp, tình trạng xả thải vẫn lặp đi lặp lại khiến người dân bức xúc, kéo lên công ty để phản đối nhà máy xả thải gây ô nhiễm, tuy nhiên được vài bữa thì đâu lại vào đó.

“Nhà máy làm việc liên tục gây ồn ào khiến người dân chúng tôi không thể nào nghỉ ngơi. Trước kia, nhà máy xả vào ban ngày, người dân phát hiện và kéo lên chặn xe thì đến nay, nhà máy chuyển sang xả thải vào ban đêm. Cứ đến khoảng 12h đêm, công ty bắt đầu xả thải, mùi hôi, khét không ai có thể chịu nổi, đành thức giấc chờ hết hôi mới có thể chợp mắt được", ông Thành tâm sự.

111
Ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, nhận diện các vấn đề về môi trường đối với Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất của Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất, ngay từ năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa dự án này thuộc đối tượng giám sát đặc biệt về bảo vệ môi trường và đã thành lập Tổ giám sát môi trường nhằm theo dõi, giám sát công tác bảo vệ môi trường tại Công ty.

Ông Phạm Hồng Sơn, Cục trưởng cục BVMT miền Trung và Tây Nguyên cho biết: Qua quá trình kiểm tra giám sát, Tổ giám sát đã phát hiện ra công tác bảo vệ môi trường của Công ty vẫn còn một số tồn tại như đặc thù của Khu liên hợp là vừa sản xuất vừa thi công xây dựng - nên có những thời điểm trên công trường còn bề bộn, ngổn ngang các hoạt động xen kẽ; do sự cố nhà kho nguyên liệu bị sập (do ảnh hưởng của cơn Bão số 9 năm 2020) khiến Công ty lưu chứa nguyên liệu tại nhiều vị trí không đúng quy định, phải tăng cường sử dụng xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu,... là các nguyên nhân khiến phát tán bụi ra môi trường xung quanh.

Qua quá trình vận hành thử nghiệm, hiệu chuẩn thiết bị, phía Nhà máy đã để xảy ra một số sự cố môi trường như sự cố cháy sàn ra gang lò cao 1 (ngày 11.7.2020) phát sinh khói đen qua mái nhà xưởng và phát tán ra bên ngoài, sự cố lò cao số 4 (ngày 5.1.2021) trong quá trình khởi động đã sử dụng củi đốt sấy lò cao đã xả khí đỉnh lò ra môi trường chưa qua xử lý, và sự cố khác như hệ thống làm nguội cốc khô dẫn đến việc Công ty sử dụng hệ thống làm nguội cốc ướt,...

111

Về vấn đề mùi hôi như khu vực máy thiêu kết, sàn ra gang lò cao, khu vực dập xỉ lò cao, lò thổi, dập cốc độ ẩm thấp... Mặc dù Công ty đã có biện pháp cải tạo, giảm thiểu nhưng hiệu quả chưa cao. Đặc biệt, tại hệ thống xử lý khí thải lò thiêu kết, khí thải sau khi qua tháp khử lưu huỳnh, khi gặp thời tiết bất lợi (không khí nặng) đã phát sinh mùi hôi khó chịu, mặc dù chỉ số quan trắc thông số SO2 đạt quy chuẩn kỹ thuật.

Cũng theo ông Sơn, đến nay Công ty chưa thực hiện xong nội dung của Quyết định số 3452/QĐ-BTNMT ngày 13.11.2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất”, cụ thể là việc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi di dời các hộ dân giáp khu vực Dự án còn kéo dài, đến thời điểm này được chưa giải quyết dứt điểm (Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 7061/BTNMT-TCMT ngày 31.12.2019 về việc khẩn trương di dời, tái định cư các hộ dân bị ảnh hưởng bởi Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi).

111

Lãnh đạo Cục BVMT Miền Trung và Tây nguyên cho hay, qua yêu cầu của Tổ giám sát, Công ty đã có đầu tư bổ sung nhiều hạng mục công trình bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Đến thời điểm này, các nguồn khí thải và bụi lớn phát sinh từ Khu liên hợp đều đã lắp đặt hệ thống xử lý, kết quả quan trắc các nguồn khí thải lớn tại thời điểm kiểm tra, giám sát hầu hết đều đạt QCVN cho phép, tuy nhiên có một số thời điểm kết quả quan trắc tự động liên tục khí thải của một số ống khói vượt QCVN về thông số CO. Tổng cục Môi trường đã tiếp tục yêu cầu Công ty đẩy mạnh việc nghiên cứu, cải tiến công nghệ xử lý nhằm giảm thiểu mùi hôi đến môi trường xung quanh, khi vận hành hệ thống dập cốc ướt phải có báo cáo đến các cơ quan chức năng theo quy định.

111

Việc người dân dựng lều bạt, căng dây trước cổng nhà máy Hoà Phát vào tháng 6.2021 không còn là sự kiện lạ. Bởi lẽ trước đó, các hộ dân xã Bình Thuận đã nhiều lần phản ứng, yêu cầu sớm giải tỏa đền bù, bố trí tái định cư, hoặc chấm dứt ngay ô nhiễm môi trường.

Sau 5 ngày người dân dựng lều, chặn xe ra vào nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất, ông Đặng Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi có buổi gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người dân.

Trong buổi trao đổi chiều 12.6, ông Đặng Văn Minh đã thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi xin lỗi vì đã làm phiền người dân. Đồng thời ông Minh cũng khẳng định chính quyền phải chịu trách nhiệm trước người dân, mặc dù các hành vi vi phạm thuộc về doanh nghiệp.

111

Đồng thời, ông Minh yêu cầu UBND huyện Bình Sơn có trách nhiệm là chủ đầu tư khẩn trương triển khai các thủ tục, chậm nhất đến 1.10.2021 phải khởi công khu tái định cư Vạn Tường và chậm nhất trong 12 tháng phải hoàn thành 100% khu tái định cư. Nếu không thực hiện đúng nội dung này, thì chủ tịch UBND huyện sẽ chịu trách nhiệm trước bà con. Đối với việc Hòa Phát thi công ô nhiễm trong diện tích mở rộng 115 ha thì yêu cầu Hòa Phát chấm dứt ngay việc tổ chức thi công đến khi di dời người dân ra khỏi khu vực này.

111

Sau cuộc đối thoại với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, người dân tại xã Bình Thuận lập tức gỡ lều bạt, dây chắn trước cổng nhà máy. Điều này thể hiện sự tin tưởng của người dân vào lời hứa của vị Chủ tịch tỉnh. Đồng thời cũng là áp lực nặng nề đối với người đứng đầu chính quyền Quảng Ngãi trong việc thực hiện đúng cam kết với người dân.

Trước mắt, dự án khu tái định cư Vạn Tường chỉ còn hơn 3 tháng để tiến hành khởi công, cũng như thời hạn tới 1.10.2022 để hoàn thành 100% dự án. Theo ông Đỗ Thiết Khiêm - Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn, đến nay đã phê duyệt dự án, chọn nhà thầu và đánh giá tác động môi trường. Huyện đang tiến hành kiểm kê áp giá đền bù, dự kiến hoàn thành trong tháng 6 rồi tiến đến bồi thường.

"Lâu nay nói huyện làm chậm khu tái định cư là không đúng, thực tế do tỉnh mới giao cho huyện vào cuối năm 2020 nên sau 5 tháng thực hiện công việc như vậy là rất nhanh"- ông Khiêm thông tin thêm.

Cũng theo ông Khiêm, dự kiến khu tái định cư Vạn Tường có tổng diện tích là 26 ha cho khoảng 550 lô đất tái định cư và ưu tiên cho người bị ảnh hưởng của nhà máy thép Hòa Phát - Dung Quất.

Trả lời PV báo Lao động, đại diện công ty cổ phần thép Hòa phát Dung Quất cho biết, với quy mô nhà máy sản xuất thép lớn, dùng nhiều quặng, than đá vôi… làm nguyên liệu nên ko tránh đc việc có tác động môi trường, và trước khi làm dự án đã làm tham vấn cộng đồng, giải thích với người dân. Công ty đã lắp đặt hệ thống quan trắc online tự động 24/7 về Sở Tài nguyên môi trường Quảng Ngãi và Cục Môi trường miền Trung – Tây Nguyên để giám sát. Các chỉ số quan trắc môi trường gần đây đều đáp ứng các tiêu chuẩn cho phép.

111

Cũng trong văn bản này, ông Mai Văn Hà - Giám đốc Công ty CP Thép Hòa phát Dung Quất cho biết, Công ty đã đề xuất và phối hợp với địa phương trong việc bố trí tái định cư cho các hộ dân vùng bị ảnh hưởng của dự án từ năm 2018. Ông Hà cho biết, trước mắt, Công ty sẵn sàng hỗ trợ cho các hộ có nhu cầu thuê nhà trong thời gian chờ được bố trí tái định cư. Công ty cũng đề nghị đẩy nhanh hơn tiến độ dự án tái định cư cho dân, có phương án rõ ràng để người dân yên tâm.
111





 








Theo Lao động

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây