Ăn cắp và ăn cướp

Thứ ba - 29/09/2020 15:11

Đó là câu răn dạy phải thuộc lòng rất sớm, tầm năm sáu tuổi gì đó. Ăn cắp quen tay. Lời dạy như mưa dầm, rả rích.

Và thấm. Biết ăn cắp là xấu, là tắc mắc, vậy thôi.

Vô tiểu học, sợ thêm cái thước bảng chan chát của thầy. Vậy mà vẫn có cảnh trò nào đó bị tra hỏi về chuyện ăn cắp.

Đám học trò nông thôn nghèo với nhau thì có gì để mà ăn cắp? Có đấy. Bạn A ăn cắp cuốn tập mới tinh của bạn B, tập có bìa bao, có nhãn dán hẳn hoi mà vẫn cứ ăn cắp được. Thầy tra hỏi, kẻ bị hoài nghi không thành khẩn, thấy đành làm cái việc xét cặp.

Quả tang. Kẻ đó vẫn chưa chừa, bị đổi chỗ ngồi vẫn chưa chừa, lần này là ăn cắp một tờ giấy đôi rứt giữa cuốn tập trắng của bạn ngồi cạnh. Lại tra và xét, lại không thoát được. Cộng đồng trẻ con im lặng xa lánh kẻ ấy.

Gia đình nghiêm ngắn. Tiền thì bà nội cất trong túi áo, mấy lần bọc, dưới cái cây kim băng sáng trắng. Có cái gì để ăn cắp được mà trẻ con cứ bị răn đe?

Người cô thủ lĩnh kể đi kể lại chuyện một bữa, cô vẫn còn ngồi bên mớ rau quả vườn nhà ở góc chợ thị trấn quen thuộc. Bỗng một phụ nữ trẻ là khách quen kéo một bé gái chừng bảy tuổi tới bắt nó khoanh tay xin lỗi. Chuyện gì?

Thì ra ban nãy trong lúc người mẹ ngồi lựa chanh, đứa con đã lén bỏ vào giỏ của mẹ nó hai trái chanh. Về nhà, nó hí hửng khoe, một chục chanh bữa nay mười sáu trái chớ không phải mười bốn nữa. (Miền Tây trước 1975 có nơi một chục là 12, có nơi một chục 14, cá biệt có nơi môt chục 16).

Hai trái chanh, người mẹ bắt con đến xin lỗi và trả lại cho bằng được, tụi con thấy chưa, ở chợ người mua người bán không thân thuộc mà người ta còn hành xử vậy, biết chưa? Là vì dạy con dạy thuở còn thơ, phải biết đứa ăn cắp là thứ bỏ đi, không ai chơi với.

Rồi cũng có một việc gắn với ăn cắp. Một đứa khi đó mười một hai thấy trong hộp thêu may của chị cả nhiều cuộn chỉ màu xanh đỏ tím vàng hấp dẫn. Đang là môn nữ công, đứa bé nhón lấy mấy cuộn chỉ cho hai cô bạn thân ngồi chung bàn dưới chót.

Bị phát giác, quá sợ cái uy của người cô thủ lĩnh, không dám thú nhận. Để cho có chứng cứ, cô lôi ba đứa nhỏ ra vườn, đứa mười hai, đứa mười và đứa nhỏ nhất mới tám tuổi. Đốt môt bó lá dừa “Đây, từng đứa bước qua, ngay thẳng thành thật thì không bắt lửa, xếp hàng bước qua, mau!”.

Dĩ nhiên cô không cần chờ lâu, thủ phạm thú nhận ngay, chính cái đứa mười hai tuổi mà cô đã nghi! Cô cần đám cháu biết nhớ đời, cần chúng một bài học đáng sợ để có trung thực.

Những đứa trẻ lớn lên vào đời, nghiêm ngặt với các con “Tiền mẹ để trong hộc tủ, các con cần mua gì cứ lấy nhưng phải xin phép”.

Những đứa trẻ biết ngay thẳng với chính mẹ mình từ hai trăm đồng, năm trăm đồng lẻ. Chị dắt em đi chợ, bài học của bà cô xưa thấm từ mẹ nó rồi sang nó “Không được táy máy lấy lén khi chị mua bán nghen”.

Rồi bọn trẻ ấy đi khắp thế gian với tâm thế, camera chính là sự ngay ngắn của thiên lương mình. Biết ăn cắp và tranh cướp là bản năng của động vật hoang sơ.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Xã hội quen tai với những từ xoay xở, nhón xén, chộp giật, kết nối, lo lót, chạy chọt… Bà cô uy nghi ngày xưa nếu sống lại chắc đành chép miệng “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”. Người Việt nhiều răn dạy thế này rồi thế kia. Uyển chuyển, đơn giản, thực dụng.

Cái xóm ngày xưa giờ nhà nhà nuôi chó hoặc nuôi ngỗng, chạng vạng đã lùa gà vô chuồng bóp khóa hẳn hoi. Nhà này kêu cá trong ao bị chích điện, nhà kia bảo mít vừa thơm chưa kịp hái thì trộm vác, chuối cũng bị mất nguyên buồng.

Vài ba nhà thân thiết mới vồn vã kiểu xưa, to nhỏ mỗi chuyện nhà nọ nhà kia sống bằng ăn cắp vặt. Không đến tai dân chúng chuyện cướp xưa có băng có thuyền có hội, chỉ nghe ti-vi phủ xóm đêm nào ngày nào cũng vụ án và vụ án.

Hai từ ăn cắp chỉ để dành cho đám cắp gà cắp cá cắp mít cắp chuối. Ở thành phố, từ ăn cắp dành cho đám cùng đinh cắp từ cái nắp cống đến cái thùng rác.

Ăn cướp để chỉ bọn ăn cướp thật, táo tợn, cướp từ chiếc điện thoại, chiếc túi xách đến chiếc xe máy, chiếc ô tô. Quan chức ăn và bị lộ thì gọi là tham nhũng chứ không gọi là ăn cắp hay ăn cướp. Các ngài quan chức thì chỉ tham nhũng thôi, thường xuyên những vụ hàng ngàn tỷ.

Cũng có những nhà thơ Nguyễn Duy mô tả đích đáng chuyện đó nhưng câu thơ "Quan tham là cướp cả đêm lẫn ngày" chỉ truyền miệng, không được in, vì vậy thơ không đến với dân chúng ấm ức.
 

Theo Dạ Ngân/NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay3,510
  • Tháng hiện tại112,822
  • Tổng lượt truy cập3,082,732
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây