Tết Trung Thu, còn được gọi là Tết Trăng, là ngày lễ truyền thống của người Việt Nam. Vào ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, người Việt tổ chức các hoạt động đặc biệt như múa lân, rước đèn, thưởng thức các món ăn truyền thống. Đây là dịp để các gia đình sum vầy bên nhau, đồng thời cũng là dịp để các em nhỏ được vui chơi, đón nhận những món quà đầy ý nghĩa.
Nguồn gốc ngày Tết Trung thu
Trung thu, là giữa mùa thu. Tết Trung thu như tên gọi là ngày giữa mùa thu, tức là vào rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch. Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8.
Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời Vua Duệ Tôn niên hiệu Văn Minh. Năm ấy, vào đêm khuya Rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà Vua gặp một vị Tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị Tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, nhà Vua đã trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Khi trở về trần thế, luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà Vua đặt ra Tết Trung thu.
Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo Văn bia chùa Đọi năm 1.121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn...
Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời Vua Duệ Tôn niên hiệu Văn Minh. Năm ấy, vào đêm khuya Rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà Vua gặp một vị Tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị Tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chạm mặt đất, nhà Vua đã trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Khi trở về trần thế, luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà Vua đặt ra Tết Trung thu.
Ngày Tết này sau đó du nhập vào Việt Nam. Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo Văn bia chùa Đọi năm 1.121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn...
Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả... Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh.
Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.
Học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng: Từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung thu.
Ý nghĩa ngày Tết Trung thu
Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.
Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với người Việt Nam. Mùa lễ này là cơ hội để thành viên trong gia đình tụ họp và là dịp con trẻ được vui chơi, rước đèn cũng như có những kỷ niệm đẹp thời thơ ấu. Lễ trung thu còn là cơ hội để: Sum họp gia đình: Tết Trung thu là dịp để mọi người quây quần bên nhau, ăn bánh trung thu uống trà, sum họp gia đình kể về những câu chuyện trong quãng thời gian dài làm việc và học tập; Bày tỏ lòng biết ơn: Đây là dịp để các thành viên trong gia đình bày tỏ lòng biết ơn dành cho nhau. Không chỉ con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ và tổ tiên, mà người lớn cũng dành những lời cảm ơn vì những nỗ lực của con nhỏ; Vui chơi giải trí: Tết Trung thu là dịp để con trẻ được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động vui chơi truyền thống như rước đèn, phá cỗ, múa lân; Giữ gìn bản sắc văn hóa: Tết Trung thu là dịp để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã tồn tại trong hơn 3,000 năm lịch sử.
Ngoài ra, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người nghèo trong dịp Tết Trung thu sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Tết Trung thu năm 2024 đã đến! Nhiều tỉnh, địa phương đã có kế hoạch tổ chức Tết, vui Trung thu cho các em nhỏ. Tuy nhiên, những ngày qua, cơn bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các tỉnh phía Bắc; đồng bào ở các tỉnh này đang gồng mình chống chọi với bão lũ, chịu nhiều mất mát, đau thương, thiệt hại về tài sản và người. Trước tình hình đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tổ chức Tết Trung thu 2024 ngắn gọn, giảm các tiết mục văn nghệ, tập trung vào tặng quà, đọc thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng... Bộ LĐ-TB&XH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở ngành, UBND các cấp quan tâm, tổ chức Tết Trung thu 2024 trên tinh thần an toàn, tiết kiệm, thực chất, không phô trương, hình thức, đặc biệt ở những nơi bị ảnh hưởng của bão Yagi, lũ lụt, thiên tai sau bão. Tuyệt đối không tổ chức sự kiện tập trung đông trẻ em, đông người tại nơi không an toàn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, thay vào đó có thể tổ chức trực tuyến, trên truyền hình và gửi quà đến các cháu. Chương trình, hoạt động, sự kiện, lễ hội Trung thu diễn ra ngắn gọn, giảm các tiết mục văn nghệ, tập trung vào đọc thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng Tết Trung thu. Ưu tiên tặng quà trẻ có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, mồ côi hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ. Các địa phương khuyến khích vận động, sẻ chia, quyên góp, ủng hộ trẻ em, gia đình và cộng đồng nơi bị ảnh hưởng bởi thiên tai để các em sớm trở lại trường học, ổn định cuộc sống.
Tết Trung Thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của sự chăm sóc, báo hiếu, biết ơn; của tình thân hữu, đoàn tụ và thương yêu. Vì vậy, mọi người, mọi nhà cần phải duy trì và phát triển ý nghĩa cao đẹp này, góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Một mùa Trung thu nữa lại đến, tạm biệt mùa hè tiết trời đang dần mát dịu hơn cho đêm hội trăng rằm tháng 8 thêm sôi động, náo nhiệt. Chúc các em học sinh có nhiều sức khỏe, học giỏi, chăm ngoan, làm được thật nhiều việc tốt và mãi luôn là con ngoan trò giỏi - cháu ngoan bác Hồ.