Tobias Harries là phó chủ tịch cao cấp của Teneo Intelligence, có trụ sở tại Washington, D.C. Ông là một chuyên gia về chính trị Nhật Bản và cũng là một người kể chuyện đầy tài năng.
Ở The Iconoclast, Harris tìm hiểu ảnh hưởng của Thủ tướng Nobusuke Kishi, ông nội của của Shinzo Abe lên sự hình thành triết lí chính trị của Thủ tướng đương nhiệm. Đó là triết lí tập trung vào ý tưởng về một quốc gia có nền quân sự độc lập, hùng mạnh, lấy tiêu điểm hoàng tộc làm trung tâm.
Shinzo Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 2006. Ông là nhà lãnh đạo thời hậu chiến của Đảng Dân chủ tự do bảo thủ, đảng phái của những người muốn có liên minh quân sự vững mạnh với Hoa Kì. Tuy nhiên, quan điểm của họ lại tạo nên những căng thẳng với Trung Quốc và Hàn Quốc. Bản thân Shinzo Abe cũng là người có quan điểm bảo thủ, cực đoan về xã hội Nhật Bản, khiến nhiều thành viên trong cộng đồng quan ngại và tức giận.
Tuy vậy, sự ủng hộ trước đó của công chúng dành cho nhiệm kì đầu tiên của Shinzo Abe kết thúc sau một năm do ông thiếu kinh nghiệm chính trị và phát ngôn quá nhiều về hệ tư tưởng. Sau này, ông rút ra được bài học cho mình: đặt trọng tâm vào nền kinh tế. Harris kể lại cách ông Abe trở lại sau thời gian lu mờ trên chính trường bằng cách lắng nghe các chuyên gia kinh tế. Khi tái đắc nhiệm Thủ tướng vào năm 2012, Abe đã đưa ra ba mũi tên Abenomics (chính sách tiền tệ táo bạo, chính sách tài khóa linh hoạt và chiến lược tăng trưởng để rút vốn đầu tư tư nhân).
Về đối nội, ông Abe củng cố quyền lực của văn phòng thủ tướng thông qua việc thành lập Văn phòng Nhân sự nội các năm 2014. Đây là cải cách quan trọng, động thái này cho phép các chính trị gia kiểm soát việc bổ nhiệm nhân sự của các quan chức hàng đầu của quốc gia, những người hiện phụ thuộc vào thủ tướng thay vì các đồng nghiệp quan liêu của họ, để thăng chức.
Cùng lúc đó, ông Abe lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ về việc thúc đẩy Luật bí mật nhà nước (Đạo luật về bảo vệ các bí mật được chỉ định đặc biệt), cho phép các quan chức có quyền quyết định hơn về những điều cần giữ bí mật. Thậm chí, ông còn thúc đẩy một bộ luật gây tranh cãi hơn cho phép Nhật Bản viện trợ các đồng minh Hoa Kì theo những cách chưa từng có trước đây.
Từ đầu năm 2020, việc sửa đổi Điều 9 của Hiến pháp: từ bỏ chiến tranh vẫn là mục tiêu cuối cùng của ông Abe, mặc dù dư luận hầu như vẫn không đồng ý với một sửa đổi như vậy.
Tuy vậy, rất có thể mục tiêu của ông Abe trong năm tới là chủ trì Thế vận hội Tokyo, củng cố gia tài của mình và mở đường cho một người kế nhiệm tiềm năng vào năm tới. Hoặc, tranh cử nhiệm kì thứ tư.
Sau đó, virus corona bùng nổ.
Harris viết: “Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm tổn hại nghiêm trọng đã làm tổn hại đến danh tiếng của ông Abe như một nhà lãnh đạo mạnh mẽ quyết tâm bảo vệ đất nước của mình khỏi các mối đe dọa đến tính mạng và tài sản. Những nỗ lực của ông nhằm khơi dậy một thời kì phục hưng quốc gia, khiến người dân Nhật Bản tin tưởng vào khả năng của đất nước và củng cố vị trí của Nhật Bản trong hàng ngũ các cường quốc - đã xuất hiện rất mong manh và sức mạnh lâu dài của nền kinh tế đang bị nghi ngờ trước cuộc khủng hoảng...”.
Thời gian tại vị còn lại của ông Abe hiện đang là chủ đề của nhiều đồn đoán, do sự nổi tiếng đang giảm dần, các câu hỏi về sức khỏe của ông và những nỗ lực gia tăng của các đối thủ của ông với Đảng Dân chủ tự do để hoàn thiện hồ sơ của họ nhằm hướng tới việc kế nhiệm ông.
Ông Haris nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, thời kì của ông Abe sắp kết thúc. Nhiệm vụ cuối cùng còn lại với ông Abe sẽ là đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ sang một nhà lãnh đạo mới, xây dựng lại đất nước trên tinh thần chính trị thực dụng và chấp nhận rủi ro của ông Abe”. Người ta có thể tranh luận về mức độ thực dụng của ông Abe về vấn đề này, tuy nhiên với sự diễn đạt thích đáng của Harris, độc giả vẫn tin chắc rằng ông Abe là một con người phi thường.
Theo VNQĐ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên