Cựu chiến binh xung phong phòng chống dịch

Thứ ba - 17/08/2021 17:07

 

Dịch bệnh Covid 19 vẫn còn tiếp diễn dai dẳng và phức tạp, chỉ khi nào dịch bệnh qua đi thì tất cả mọi người mới an toàn. Với phương châm “chống dịch như chống giặc” những cựu chiến binh của tỉnh Hưng Yên năm xưa từng xung phong ra chiến trường đánh giặc, thì nay, cũng “xắn tay áo” góp công sức của mình cùng chính quyền định phương tham gia vào cuộc chiến chống dịch.
111
Chốt kiểm dịch thôn Mễ Hạ, nơi đang bị phong tỏa

Thôn Mễ Hạ, xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ có hơn 500 hộ dân vẫn đang thực hiện lệnh phong tỏa theo quy định. Dù là những người đã lớn tuổi - đối tượng dễ bị ‘‘tổn thương” nếu mắc Covid 19, nhưng Chi hội cựu chiến binh với 117 hội viên đã tham gia tổ phòng chống dịch một cách tích cực: đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng, tuyên truyền các quy định phòng dịch, tiếp nhận và vận chuyển đến tận nhà các nhu yếu phẩm cho người dân. Kết quả đạt được, từ khi dịch bệnh bùng phát trong thôn, đến nay đã không thêm ca mắc trong cộng đồng, cuộc sống của người dân trong vùng phong tỏa dần dần được ổn định. Bà Vũ Thị Linh, người dân thôn Mễ Hạ, xã Yên Phú, chia sẻ công lao của những cựu chiến binh: “Chúng tôi đã chứng kiến nhiều việc làm của những cựu chiến binh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. Các đồng chí trực ngày lẫn đêm, các trường hợp gây rối, khó khăn cho lực lượng trực chốt, các đồng chí sẽ giải thích cho người ta hiểu”.

111
Những cựu chiến binh của đi tuyên truyền công tác phòng chống cho những hộ dân gia đình phải cách ly
111
Tiếp nhận và vận chuyển nhu yếu phẩm cho những hộ gia đình trong vùng phong tỏa
111
Chân dung: bác cựu chiến binh tại chốt kiểm dịch thôn Mễ Hạ
111
Một gia đình cựu chiến binh quyên góp 2 tấn gạo cho vùng phong tỏa thôn Mễ Hạ

Phát huy phẩm chất của “bộ đội cụ Hồ” năm xưa, không đứng ngoài cuộc khi Tổ quốc cần, những cựu chiến binh xã Phụng Công, huyện Văn Giang đã không quản nắng mưa, vất vả và trách nhiệm trong việc kiểm soát người qua lại. Đo thân nhiệt, khai báo y tế, kiểm tra những giấy tờ theo quy định, những trường hợp nào không đủ điều kiện sẽ buộc phải quay đầu. Ông Đỗ Quang Trung, cựu chiến binh xã Phụng Công, huyện Văn Giang chia sẻ công việc ở chốt kiểm dịch: “Chúng tôi trực 24/24, mỗi ca trực 6 tiếng một ngày, luân phiên nhau. Bất kỳ ai muốn vào địa bàn cũng cần phải có: chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận test Covid và xác định rõ nơi ở, hộ khẩu địa chỉ”.

111
Chốt kiểm dịch tại chân đê xã Phụng Công
111
Những cựu chiến binh tích cực làm việc tại chốt kiểm dịch

Xã Phụng Công, huyện Văn Giang là địa bàn nhạy cảm, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, việc kiểm soát người qua lại là rất khó khăn, phức tạp. Các cấp chính quyền xã Phụng Công đã mời cựu chiến binh tham gia công tác phòng dịch. Ông Phạm Văn Sáng, Phó chủ tịch UBND xã Phụng Công chia sẻ: “Chúng tôi đã triển khai nhiều công tác phòng dịch, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ những người từ vùng dịch về, tất cả có 7 chốt. Các đồng chí cựu chiến binh đã rất tích cực đều trên tinh thần tự nguyện, không quản ngại vất vả dù đã có tuổi”.

111
Khai báo y tế
111
111
Kiểm tra những giấy tờ đủ điều kiện, mới có thể đi vào địa bàn

Công tác phòng chống dịch là nhiệm vụ của tất cả các mọi người, trong đó có những người chiến sĩ năm xưa. Những cựu chiến binh vẫn đang tiếp sức trên tuyến đầu chống dịch, đóng góp kinh phí, nhu yếu phẩm cho người dân gặp khó khăn, thắp lên ngọn lửa về sự đồng lòng, đoàn kết dân tộc.

111
Chân dung: bác cựu chiến binh nở nụ cười tại chốt kiểm dịch xã Phụng Công

 

Nguyễn Đức Cầm

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây