Hướng đi nào khắc phục sự yếu kém cho thể thao Việt Nam?

Thứ tư - 04/08/2021 17:43
Thế vận hội 2020 tại Tokyo Nhật Bản còn 5 ngày nữa mới kết thúc và các cuộc tranh tài đỉnh cao luôn căng thẳng và hấp dẫn từ sáng đến đêm, nhưng toàn bộ đoàn thể thao của Việt nam đã “về nước sớm” và không giành được một tấm huy chương nào. Một kỳ thế vận hội trắng tay của đoàn Việt Nam. Trong khi một số nước trong khu vực Đông Nam Á đã giành được những tấm huy chương danh giá. Tính đến ngày 3/8, Malaysia đã có 1 HC đồng, Thái Lan 1 HC vàng, Philipines 1 HC vàng và 1 HC bạc, Indonessia 1 HC vàng, 1 HC bạc và 3 HC đồng. Kể từ ngày đoàn thể thao nước ta tham gia 10  kỳ thế vận hội, nước ta mới chỉ có 1 HC vàng của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Brazin 2016, trong khi đó Thái Lan đã có tổng cộng 11 HC vàng gồm 6 HC vàng môn boxing, 4 HC vàng môn cử tạ, 1 HC vàng môn tekonđo, Indonesia cũng có nhiều HC vàng tại các kỳ thế vận hội. Rõ ràng, thể thao Việt Nam đã đi sau các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesa, Philipines tại các kỳ thế vận hội. Tương tụ, thể thao Việt Nam càng không thể so sánh được với các nước thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á, thể thao nước ta ở một trình độ rất thấp. Tại thế vận hội Tokyo 2020, có khoảng 1000 huy chương được trao, nhưng không một VĐV Việt Nam nào có vinh dự được nhận huy chương.
111
Đoàn thể thao Việt Nam chia tay Olympic Tokyo 2020, về nước ngày 4/8
Thất bại của đoàn thể thao Việt Nam thực sự là nỗi buồn cho người hâm mộ và rất cần được mổ xẻ tìm rõ nguyên nhân. Nhìn vào lực lượng 18 VĐV đi tranh tài tại Tokyo, thấy phần nhiều là những gương mặt cũ và không thật sự có trình độ để thi tài với các đối thủ, mặc dù các VĐV của Việt Nam đã cố gắng hết sức để thi đấu, nhưng lực bất tòng tâm, khoảng cách tới các trận thi đấu bán kết và chung kết tại thế vận hội Tokyo đều chứng kiến sự không thể của các VĐV Việt Nam. Đội tuyển Việt Nam rất ít có gương mặt thể hiện được tài năng, trừ  nữ VĐV cầu lông Nguyễn Thùy Linh và VĐV boxing Nguyễn Văn Đương. Những VĐV kể trên đã thắng được 1-2 trận đối đầu trực tiếp trước các tuyển thủ của các nước bạn. Quách Thị Lan cũng đã có cố gắng tại cự ly chạy vượt rao 400 mét... Mặt khác tại thể vận hội Tokyo, cũng như tại các kỳ thế vận hội khác, đoàn thể thao của nước ta hầu như không  tham gia ở các môn đồng đội, hay các môn đòi hỏi nhiều vận động viên như bóng bàn, bóng chuyền, bóng ném, bóng đá, đua thuyền... điều đó cho thấy lực lượng vận động viên của ta rất mỏng, và dường như sự lựa chọn các môn dự thi, đoàn thể thao Việt Nam không thể tự quyết, phần nhiều trông vào may rủi, thậm chí nhiều môn chưa thi đã cầm chắc phần thua...

Để có thể đua tranh với thể thao thế giới, thể thao Việt Nam cần loại bỏ cách làm cũ, thay vì đi săn tìm “gà nòi” rồi về huấn luyện tiếp để đi thi như đã làm, thì thể thao Việt Nam cần tạo ra phong trào thể dục thể thao sâu rộng cho các nhà trường, cho các xã phường. Trên nền tảng của phong trào thể thao làng xã, phố phường, nhà trường được duy trì mà lựa chọn ra các lớp năng khiếu, chọn ra các VĐV có tài năng, rồi cho họ đi đào tạo, tập huấn, mỗi lứa VĐV cần khoảng 5-10 đào tạo, tập luyện, rồi mới cho đi thi đấu. Ví dụ như môn bơi và môn điền kinh là những môn có nhiều bộ huy chương được trao tại các giải thể thao, thì dường như hầu hết các xã phường, các nhà trường cơ sở đều không có ao bơi tiêu chuẩn, không có sân bãi tập điền kinh tiêu chuẩn. Trong điều kiện như thế, các em giảm sút tình yêu đối với thể thao, nếu không muốn nói là các em không có điều kiện tham gia hoạt động thể thao. Và trong một môi trường thể thao yếu kém như đang diễn ra, mà chúng ta cứ hy vọng đạt huy chương tại thế vận hội, thì có khác nào sắp chết khát mà vẫn ngồi chờ người ta mang nước đến cho mình uống. Muốn có tài năng, muốn có VĐV, thì phải biết làm phong trào thể thao một cách thực chất và căn cơ, không thể “ăn xổi ở thì” như nhiều môn thể thao ở ta đã từng làm.

Hơn 3 năm nữa, thế vận hội mùa hè sẽ diễn ra ở Mĩ vào năm 2024, đoàn thể thao Việt Nam liệu có rơi vào tình trạng lực bất tòng tâm và lại về nước sớm như Olimpic Tokyo 2020? Câu hỏi này đang là một thách thức nhỡn tiền cho những nhà quản lý thể thao nước nhà.

Vẫn biết thể thao phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và trình độ quản lý xã hội, nhưng không hà cớ gì mà thể thao Việt Nam đi sau các nước Đông Nam Á và trắng tay trong một kỳ thế vận hội. Những người làm thể thao, các cơ quan báo chí hãy mổ xẻ “nỗi buồn Olimpic Tokyo” cùng những yếu kém của thể thao nước nhà, tìm ra hướng đi cho thể thao Việt Nam, khích lệ những nhân tố điển hình mới cách làm hay, để thể thao Việt Nam phát triển không thua kém và không “trắng tay” trong các giải thể thao của thế giới.
                            

Công Đán
    

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây