Nắng nóng gay gắt: 9 cách phòng chống cháy xe

Thứ ba - 26/01/2021 11:06
Những ngày hè nóng bức, hơi nắng toả lên từ đường nhựa cộng với hiệu ứng đô thị có thể làm nhiệt độ ngoài đường lên tới 50-55 độ C. Với nhiệt độ như vậy, chiếc xe của bạn có nguy cơ cháy nổ rất cao.

Dưới đây là một số điều bạn nên chú ý nhằm phòng tránh nguy cơ cháy nổ xe

1.     Hạn chế “độ đẽo” phần điện:

Theo thống kê, phần lớn các vụ cháy xe ô tô là do chập điện. Điều này có rất nhiều nguyên nhân như chất lượng dây điện kém, bị xuống cấp bởi một thời gian sử dụng và đặc biệt là do hệ thống điện phải chịu thêm tải từ các phụ kiện độ thêm như đèn, âm thanh, camera,…

Mặt khác, trong quá trình độ đẽo, nhiều đoạn dây điện sẽ phải cắt nối, quấn, bọc,… khiến hệ thống dây điện rất nhanh xuống cấp, nhất là khi gặp nhiệt độ cao. Đó là một phần nguyên nhân gây cháy nổ trên xe ô tô.

Do đó, chủ xe nên hạn chế tối đa việc lắp đặt thêm những thiết bị điện không thực sự cần thiết trên chiếc xe của mình.

2.     Bảo dưỡng thường xuyên:

Bảo dưỡng, thay dầu, kiểm tra các vị trí “xộc xệch” là điều rất cần thiết để có một chiếc xe tốt. Bảo dưỡng, thay dầu đúng cách còn giúp hạn chế những rủi ro gặp phải, trong đó có cả việc cháy nổ xe.

111
Bảo dưỡng thường xuyên

Một trong những nguyên nhân gây cháy nổ xe hay gặp đó là do rò rỉ xăng. Ống dẫn nhiêu liệu làm từ cao su nên theo thời gian, hơi nóng từ động cơ làm cho các ống này giảm đi sự đàn hồi gây nứt vỡ, xăng nhỏ giọt ra ngoài làm tăng nguy cơ cháy nổ. Những lỗi này cũng có thể được khắc phục trong quả trình bảo dưỡng, sửa chữa.

3.     Kiểm tra và sử dụng nước làm mát đúng cách:

Nước làm mát là một bộ phận vô cùng quan trọng trong việc điều tiết nhiệt độ của chiếc xe. Nếu thiếu nước làm mát hoặc sử dụng nước làm mát không đạt tiêu chuẩn sẽ khiến chiếc xe của bạn nóng máy, giảm hiệu suất của xe.

Nhiệt độ trong khoang máy tăng cao đột ngột cộng với việc rò rỉ nhiên liệu trong quá trình di chuyển có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ.

Để đảm bảo an toàn, trước mỗi chuyến đi xa, bạn nên dành ra 1-2 phút để kiểm tra xe, trong đó đặc biệt quan tâm đến nước làm mát.

4.   Đảm bảo nhiên liệu chuẩn:

Nhiều chuyên gia cho rằng, nhiều vụ cháy xe là do chất lượng xăng dầu. Khi chiếc xe sử dụng loại xăng dầu kém chất lượng không chỉ làm động cơ hoạt động ì ạch mà còn khiến nhiệt độ khoang máy tăng cao.

Do vậy, bạn nên đổ xăng ở những địa chỉ có uy tín.

5.   Thường xuyên vệ sinh khoang máy:

Rác, lá cây khô, giấy vụn, giẻ lau và một số vật liệu dễ cháy có thể bị cuốn vào và ẩn trong các ngóc ngách của động cơ. Trong quá trình hoạt động nhiều giờ cộng với gặp thời tiết nắng nóng, nhiệt độ khoang động cơ có thể lên tới vài trăm độ C, rất dễ bén lửa khi gặp những vật liệu trên.

Do đó, để bảo vệ chiếc xe của mình, hãy bật nắp capo lên vào dọn dẹp, vệ sinh bất kể khi nào có thể.

6.   Không để nước hoa, bình xịt thơm, bật lửa trong xe:

Khi ô tô để ngoài trời nắng, nhiệt độ trong cabin có thể lên tới 65-70 độ C. Những vật dụng như lọ nước hoa, bình xịt thơm và đặc biệt là bật lửa ga có thể phát nổ khi gặp nhiệt độ cao như vậy. Do đó, rất không nên để những vật dụng này ở trong xe ô tô.

7.   Không hút thuốc khi lái xe:

Điều này tưởng chừng đơn giản, song rất nhiều tài xế có thói quen vừa lái xe vừa hút thuốc. Tàn thuốc lá đang cháy rơi ra ngoài có thể sẽ bay đến bất cứ đầu để gây cháy. Các lái xe cũng chú ý, nắp bình xăng luôn phải đóng chặt để đề phòng rò rỉ.

8.     Cho xe nghỉ ngơi khi đi xa:

Những ngày nắng nóng, chiếc xe phải chịu một nhiệt độ lớn hắt lên từ mặt đường. Do vậy, nếu đi xa, hãy để cho chiếc xe của bạn “nghỉ ngơi” mỗi 70-100km. Khi chiếc xe được tắt máy và đỗ vào chỗ râm mát khoảng 20 phút, nhiệt độ khoang sẽ máy giảm được 50%. Điều này không chỉ khiến chiếc xe có hiệu suất cao hơn và còn giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đồng thời giúp lái xe tỉnh táo hơn trong những chuyến đi dài.

9.   Khi xe bốc khói, không được mở nắp capo:

Khi không may đang di chuyển, chiếc xe của bạn có hiện tượng bốc khói ở nắp capo, lúc này tuyệt đối không được mở nắp capo vì khi đó bạn vô tình cung cấp một lượng ô xy khiến ngọn lửa bùng lên.

Lúc này, hãy bình tĩnh làm mát chiếc xe bằng bình chữa cháy, cát, đất hoặc các vật liệu không cháy. Đồng thời, nhanh chóng sơ tán tất cả mọi người ra xa khỏi xe ngay lập tức.


Nguyễn Hoàng (tổng hợp)
Nguồn VietNamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây