Diệt tham nhũng không chỉ lôi vào "lò" mà phải thu hồi hết tài sản

Thứ ba - 27/10/2020 15:57

Người dân theo dõi các phiên tòa liên quan đến tham nhũng đương nhiên hả lòng hả dạ vì loại tội phạm này bị trừng trị, nhưng điều mà người dân quan tâm hơn chính là thu hồi được tài sản tham nhũng.

111
Các bị cáo liên quan đến hành vi tham nhũng xảy ra ở BIDV

Đại án BIDV thất thoát gần 1.700 tỉ đồng, 12 bị cáo hầu toà do có những sai phạm trong cho vay, vay vốn của ngân hàng này.

Nhân vật to nhất của vụ án rất to này là Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV - có vai trò quan trọng, xuyên suốt vụ án, song chết tại trại tạm giam do bệnh lý, nên được đình chỉ điều tra.

Đối với những người đã chết, làm cách gì để thu hồi tài sản tham nhũng nếu như tòa án xác định được là vấn đề người dân quan tâm.

Bắt nhiều người vào "lò" làm củi và lò cháy rừng rực, củi khô củi tươi gì cũng cháy, dân hả dạ. Nhưng phải thu lại được tài sản tham nhũng, đó mới là kết quả cao nhất của phòng chống tham nhũng.

Điển hình như ở các vụ án năm 2019, ông Nguyễn Bắc Son đã nộp đủ 66 tỉ đồng (tương đương 3 triệu USD) để khắc phục hậu quả đối với tội nhận hối lộ. Lê Nam Trà nộp 2,5 triệu USD, Cao Duy Hải nộp 500.000 USD, Trương Minh Tuấn nộp 200.000 USD.

Mỗi vụ án tham nhũng sau khi làm rõ, đưa ra xét xử đều thu hồi được tài sản là góp phần phục hồi được nguồn lực của quốc gia bị suy kiệt do tham nhũng.

Hàng chục ngàn tỉ đồng thu về từ các vụ án tham nhũng cũng trả được một phần nợ công, hoặc cũng tích lũy để tái đầu tư vào các dự án phục vụ phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Theo báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2020 ngày 26.10 trước Quốc hội: Đối với những vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo: 15 vụ việc đã thi hành xong, 43 vụ đang tổ chức thi hành. Tổng số tiền phải thi hành án là hơn 74.539 tỷ đồng, số đã thi hành xong là 19.261 tỷ đồng, còn phải thi hành là hơn 55.278 tỷ đồng.

Phải thi hành án đến đồng cuối cùng, việc này không chỉ là lợi ích cho Nhà nước, cho Nhân dân, mà thực sự răn đe tội phạm tham nhũng, không cho ai có cơ hội "hy sinh đời bố củng cố đời con". Và cũng không cho ai có cơ hội vào tù ngồi vài năm rồi về ngồi trên đống bạc để hưởng thụ.

Muốn thu hồi tài sản đến đồng bạc cuối cùng, thì phải ngăn chặn được các nghi can tham nhũng bỏ trốn, như Bùi Quang Huy (Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) bị truy nã quốc tế; bị can Hồ Thị Kim Thoa, khi bị khởi tố không có mặt tại Việt Nam.

Theo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây