Trước đó, đại sứ quán Mỹ tại Myanmar cũng lên án lực lượng an ninh "giết hại" dân thường" còn phái đoàn EU ở Myanmar mô tả ngày 27/3 – Ngày Lực lượng Vũ trang Myanmar – "sẽ được nhớ đến là ngày của kinh hoàng và hổ thẹn".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bày tỏ ông "thực sự sốc" và Ngoại trưởng Anh Secretary Dominic Raab gọi đây là "mức thấp mới".
Trong một tuyên bố chung, Bộ trưởng Quốc phòng của 12 nước Australia, Canada, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc, Anh và Mỹ cùng lên án bạo lực Myanmar. Tuyên bố có đoạn: "Quân đội chuyên nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về ứng xử và có trách nhiệm bảo vệ chứ không làm hại những người mà quân đội phục vụ".
"Chúng tôi kêu gọi lực lượng vũ trang Myanmar dừng bạo lực và có động thái để người dân Myanmar khôi phục sự tôn trọng và tín nhiệm, điều mà lực lượng này đã đánh mất thông qua các hành động của mình", tuyên bố nhấn mạnh thêm.
Trước khi kỷ niệm ngày Lực lượng Vũ trang, chính quyền quân sự Myanmar đã cảnh báo người biểu tình "nên học từ thảm kịch của những cái chết xấu xí trước đó, rằng tất cả đều có nguy cơ bị bắn vào đầu hoặc lưng".
Biểu tình diễn ra hầu như hàng ngày ở Myanmar sau khi xảy ra cuộc đảo chính quân sự ngày 12 khiến nhà lãnh Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân cử bị bắt giữ vì không giải quyết gian lận bầu cử tháng 11/2020.
Sau khi lên nắm quyền, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực.
Theo Thanh Hảo /VietNamnet
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên