Những ngày này, "nước lớn" Trung Quốc đang chịu những “đòn” từ Châu Âu và nhiều nước khác như Mĩ, Canađa, Nhật, Australia... Ngày 22/3, 27 nước trong Liên minh EU đã trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề nhân quyền tại Tân Cương và tại Hồng Kông. Mĩ, Liên minh EU và nhiều nước tố cáo Trung Quốc đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ. Như vậy là tròn 32 năm kể từ năm 1989, Liên minh EU từng thực hiện lệnh cấm vận với Trung Quốc bởi nước này khi đó đàn áp dã man vụ biểu tình của sinh viên.
Cũng trong thời gian qua, nhiều nước ở Châu Âu đã cùng với Mĩ tẩy chay thiết bị viễn thông Trung Quốc vì lo sợ ảnh hưởng tới an ninh mạng. Trước đó Mĩ áp đặt thuế quan vào hàng Trung Quốc. Ấn Độ và nhiều người dân Myanma tẩy chay đốt phá hàng hóa của Trung Quốc. Mới đây, nhiều công ty, doanh nghiệp cũng rút khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại Mĩ - Trung
Không chỉ bị thế giới chỉ trích và trừng phạt về vấn đề nhân quyền trong nước, Trung Quốc còn bị Mĩ và nhiều nước lên án vì những hành động hung hăng gây hấn xâm phạm lãnh thổ các nước láng giềng trong những năm gần đây. Trong năm 2020 và đầu năm 2021, Trung Quốc tiếp tục thể hiện thái độ hung hăng gây hấn với các nước trong khu vực: Trung Quốc đánh chết hơn 20 binh sĩ Ấn Độ khi tranh chấp biên giới, Trung Quốc cho nhiều tàu vào khu vực tranh chấp gây căng thẳng tại vùng biển Nhật - Trung, Trung Quốc chiếm nhiều đảo của Việt Nam, Trung Quốc cho tàu dân quân xâm phạm vào vùng biển của Indonesia và biển của Philipins..., Trung Quốc cho phép tàu hải cảnh nổ súng chống tàu của nước ngoài... Trung Quốc cũng từng giao tranh với Ấn Độ vào năm 1962, chiến tranh với Liên Xô vào năm 1969, xâm lược Việt Nam năm 1979. Truyền thông Trung Quốc cũng từng bị phản ứng khi nhận một phần đất của các quốc gia như Mông Cổ, Kyrgyzstan, Kazakhstan.
Nhìn từ trên bộ, Trung Quốc đã từng gây chiến với nhiều nước, đem lại đau thương cho nhân dân và binh sĩ của không ít quốc gia.
Trung Quốc cũng là một quốc gia có tham vọng về biển khi ngang ngược theo đuổi yêu sách đường lưỡi bò 9 đoạn phi pháp, dùng sức mạnh chiếm đoạt nhiều đảo của Việt Nam và có âm mưu chiếm hải phận của một loạt nước trong vùng Đông Nam Á.
Trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông, ngày 13/3, nguyên thủ của bộ tứ kim cương gồm Mĩ, Ấn, Nhật, Austalia đã họp trực tuyến và tuyên bố thúc đẩy tự do hàng hải, giữ ổn định và thịnh vượng khu vực. Các nước như Pháp, Đức, Anh tuyên bố sẽ đưa tàu chiến vào Biển Đông để đảm bảo an ninh hàng hải, dựa trên luật pháp quốc tế và dựa trên “các giá trị dân chủ và không bị hạn chế bởi sự cưỡng bức”. (Tuyên bố chung tại cuộc họp của bộ tứ kim cương)
Cộng đồng thế giới ngày càng nhận rõ bản chất của Trung Quốc: Đối nội thì vi phạm nhân quyền, đối ngoại thì hung hăng gây chiến. Và Trung Quốc không thể tự tung tự tác áp đặt luật lệ của riêng mình. Những hành động mang tính đàn áp, gây hấn của họ đang phải trả giá. Cộng đồng quốc tế cũng như các nước trong khu vực yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng các đường giới quốc gia. Trong một thời đại văn minh và đề cao hòa bình hợp tác, những quốc gia gây chiến sẽ bị lên án và sẽ phải trả giá như Trung Quốc những ngày qua.