"Định kiến giới với nhà báo nữ": Đừng để những định kiến cản trở đam mê

Thứ sáu - 29/01/2021 14:19
Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Định kiến giới đối với nhà báo nữ”. Buổi tọa đàm nhằm truyền thông nâng cao nhận thức tích cực cho cộng đồng, thúc đẩy sáng kiến truyền thông nhằm xây dựng bình đẳng giới trong xã hội.

Toạ đàm “Định kiến giới đối với nhà báo nữ” lấy bối cảnh từ thực tiễn tuyển sinh, đào tạo, tuyển dụng nhà báo mà khoa Phát thanh Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một thương hiệu. Trong những năm gần đây, đa số sinh viên trúng tuyển là nữ. Có thế thấy vai trò của nhà báo nữ đã tiến một bước rất dài trong ngành báo chí. Các nhà báo nữ đã không còn khó xin việc do định kiến của các Toà soạn đối với nhà báo nữ như trước kia.

Thực tế cho thấy các nhà báo nữ thành danh và đạt được nhiều thành công cũng như giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

111
Tọa đàm với chủ đề “Định kiến giới đối với nhà báo nữ”.

Riêng khoa Phát thanh Truyền hình hiện có 1157 sinh viên, trong đó 921 là nữ, chiếm 80%. Ngoài ra, khoa còn đào tạo thêm các hệ cao học và tiến sĩ báo chí truyền thông và tỉ lệ học viên nữ cũng chiếm đa số.

Từ thực tiễn, có rất nhiều lý do mà khiến nghề báo lại thu hút nhiều nữ giới hơn là nam giới. Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề đặt ra rằng việc xuất hiện những định kiến giới với những nhà báo nữ điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như công việc của họ.

Bạn Tô Phương Thảo, lớp truyền hình k38 chia sẻ: Là sinh viên học báo truyền hình, với đam mê với ngành báo chí, thực sự có rất nhiều ảnh hưởng từ định kiến giới đối với phụ nữ làm báo. Bản thân em cũng như các sinh viên khác được biết nghề báo đòi hỏi sự mạnh mẽ, cứng rắn, quyết liệt, con gái mọi người hay nghĩ là chân yếu tay mềm. Tuy nhiên đam mê và nhiệt huyết bản thân em cũng như các bạn khác vẫn kiên quyết chọn theo đuổi báo chí và cảm thấy không hối hận với quyết định của mình.

111
Ban tổ chức tặng hoa cho các đại biểu dự tọa đàm với chủ đề “Định kiến giới đối với nhà báo nữ”.

Còn theo ông Vũ Hải Quang, Phó tổng giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng: “Tạo hoá sinh ra phụ nữ đã thiệt thòi hơn so với nam giới, phụ nữ làm báo khó khăn và vất vả hơn nam giới vì bên cạnh công việc còn phải lo con cái, gia đình. Tuy nhiên, không phải nữ là chân yếu tay mềm, nhiều mảng điều tra phóng viên nữ làm rất tốt, số lượng các nhà báo nữ đạt các giải báo chí cũng rất nhiều”.

Cũng tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cũng nhau chia sẻ những câu truyện về phụ nữ làm báo, những thuận lợi và khó khăn, những thử thách trong quá trình làm việc.

Trong thực tế, nhiều văn bản pháp luật đã thể hiện được tinh thần bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; Bộ Luật Hình sự,... Tuy nhiên, ở một số khía cạnh khác, những quy định của pháp luật vẫn chưa tạo cơ chế đủ mạnh để hỗ trợ những nữ nhà báo tác nghiệp.

 

Theo Nguyễn Kế/NB&CL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây