Hội Nhà báo Hưng Yên tổ chức chuyến về nguồn tại Khu di tích Đền Hùng

Thứ hai - 24/03/2025 15:44
Thực hiện Kế hoạch công tác Hội năm 2025, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đã tổ chức chương trình đi thực tế về nguồn tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đoàn công tác do đồng chí Hoàng Thị Thanh Mai, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo tỉnh làm Trưởng đoàn. Tham dự đoàn còn có đồng chí Nguyễn Công Đán, nguyên Giám đốc Đài PT&TH tỉnh, Chủ tịch Hội Nhà báo Hưng Yên cùng các hội viên CLB nhà báo cao tuổi và Chi hội nhà báo Tạp chí và Trung tâm VHTT huyện, thị xã, thành phố.
vn 4
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích Đền Hùng
Trong chương trình, Đoàn đã đến thăm Khu di tích lịch sử Đền Hùng, được tìm hiểu, giới thiệu đầy đủ và ý nghĩa về quần thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Với diện tích 845 ha, Khu Di tích có 1 lăng, 1 ngôi chùa và 4 ngôi đền cùng nhiều hạng mục, kiến trúc được xây dựng công phu kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đã trở thành biểu tượng của lòng tôn kính, biết ơn của người dân Việt Nam đối với các vua Hùng.
dang huong tai den ha
Dâng hương tại Đền Hạ
Đền Hạ được xây dựng vào thế kỷ XVII – XVIII với kiến trúc kiểu chữ nhị gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi.
den trung
Đền Trung có tên là Hùng Vương Tổ miếu. Đền được xây dựng vào thời Lý – Trần. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy.
den thuong
Đền Thượng được xây dựng trên nền cũ của ngôi miếu thờ thần núi, thần lúa, Thánh Gióng…,
là nơi các vua Hùng thường tiến hành các nghi thức cầu khấn trời đất, mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cho muôn dân được ấm no, hạnh phúc.
Trong quần thể khu di tích Đền Hùng còn có các di tích như: Lăng Hùng Vương - tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6; Đền Giếng là nơi thờ hai bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa, con gái của Vua Hùng thứ 18, được xây dựng vào thế kỷ XVIII,…
den gieng
Khu di tích Đền Giếng
Chiều cùng ngày, Đoàn đến thăm quan làng cổ Hùng Lô - mảnh đất hơn 300 năm tuổi nằm bên bờ sông Lô. Nét đặc trưng ở ngôi làng này là Đình Hùng Lô – một quần thể di tích lịch sử văn hóa được xây trên dải đất rộng, gồm nhiều hạng mục công trình như: tòa Đại đình, Phương Đình, Lầu Chuông, Lầu Trống, Nhà tiền tế... Tại đây Đoàn được tìm hiểu về những điển tích lịch sử để thêm hiểu, tự hào về truyền thống, nguồn cội và được chiêm ngưỡng những giá trị nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao đặc trưng thời Hậu Lê trên gỗ, gốm, chủ yếu tập trung tại tòa Đại đình. Nơi đây cũng còn lưu giữ được tương đối đầy đủ các đồ thờ tự như đỉnh, đèn, lư hương, hạc... bằng gốm, đồng chạm khắc tinh xảo; tiêu biểu nhất là năm cỗ kiệu sơn son thếp vàng, hệ thống 43 câu đối...
doan nghe gioi thieu ve ngoi dinh co lang hung lo
Đoàn nghe giới thiệu về ngôi đình cổ làng Hùng Lô
nghe lam banh da tai lang co hung lo
Nghề làm bánh đa (mì gạo) của người dân làng Hùng Lô
Chuyến về nguồn là dịp các nhà báo nêu cao tinh thần tự hào, tự tôn, dân tộc, phát huy truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người dân Việt Nam cũng như thể hiện lòng thành kính, biết ơn sâu sắc tới công lao trong việc dựng nước của các vua Hùng. Qua đó ra sức rèn luyện, phấn đấu, nâng cao năng lực công tác, gắn bó đoàn kết trong tập thể để đảm đương những trọng trách nhiệm vụ được giao, góp sức mình vì sự nghiệp dựng nước, giữ nước của cha ông và các thế hệ đi trước.
vn 1
Chụp ảnh lưu niệm tại Khu danh thắng Trúc Lâm Tây Thiên
Trong chương trình Đoàn đã đến thăm quan danh thắng Trúc Lâm Tây Thiên - một quần thể tâm linh nổi tiếng của vùng đất Vĩnh Phúc, nơi đây gắn liền với yếu tố tâm linh Phật giáo Bắc truyền trong ngôi chùa Tây Thiên. Phật giáo Thiền tông nổi tiếng Kinh Bắc với ngôi Thiền viện Trúc Lâm Tây thiên. Tín ngưỡng dân gian thờ mẫu tại đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên và cuối cùng là nét đặc sắc của Phật giáo Kim Cương Thừa tại Quần thể đại bảo tháp Mandala Tây Thiên.
 
PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây