Từ ngày 8-10/12/1983, Ðại hội đại biểu toàn quốc HNB VN lần thứ IV đã được tổ chức tại Hà Nội. Ðại hội đã bầu ra Ban chấp hành gồm 53 nhà báo, do ông Hoàng Tùng làm Chủ tịch và 6 Phó Chủ tịch: Hồng Chương, Hồng Hà, Trần Lâm, Trần Công Mân, Thanh Nho, Ðào Tùng. Ông Ðào Tùng làm Tổng Thư ký. Từ tháng 1/1987, Hội nghị Ban chấp hành đã bầu ông Hồng Chương làm Chủ tịch Hội. Một sự kiện đáng chú ý của nhiệm kỳ này là tháng 2/1985, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ra quyết định lấy ngày 21/6 ngày ra số đầu của Báo Thanh Niên do Bác Hồ sáng lập làm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Với những ai thấu hiểu về lịch sử HNBVN, ngày 21/4/1950 là một ngày không thểnào quên. Bởi đó là ngày Hội những người viết báo Việt Nam - tổ chức tiền thân của HNBVN - tổ chức Hội nghị thành lập (Đại hội lần thứ nhất), tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa (Thái Nguyên). Theo nhiều tài liệu, ngày tháng 4 đáng nhớ ấy, đại biểu từ các cơ quan báo chí như: Sự Thật, Cứu Quốc, Độc Lập, Lao Động, Vệ Quốc Quân, Văn Nghệ, Phụ Nữ, Tiền Phong, Việt Nam Thông tấn Xã, Đài Tiếng Nói Việt Nam… đã cùng tề tựu về tham dự.
Từ thời khắc ấy, những người làm báo Việt Nam mới thực sự chính thức có một tổ chức của riêng mình. Cũng từ Đại hội đầu tiên ấy, Điều lệ của Hội được Đại hội thông qua, nêu rõ mục đích là góp phần vào việc xây dựng nền dân chủ nhân dân bằng nghề nghiệp của mình, bênh vực quyền lợi và nâng cao địa vị của những người viết báo...
Cùng với đó, Hội đã có Ban Chấp hành Hội, chịu trách nhiệm lãnh đạo Hội với ông Xuân Thủy làm Hội trưởng, các ông Đỗ Đức Dục và Hoàng Tùng làm Hội phó, Nguyễn Thành Lê làm Tổng Thư ký. Chuyện kể rằng, trong thảo luận tại Đại hội, nhiều đại biểu thấy rằng tên cũ “Đoàn báo chí kháng chiến” không thể hiện được đầy đủ tính đoàn kết rộng rãi của giới báo chí nước ta (khi đó hoạt động ở cả vùng tự do lẫn vùng địch tạm chiếm), hơn nữa Hội còn có nhiệm vụ lâu dài trong kiến thiết đất nước sau khi kháng chiến thắng lợi, do vậy Đại hội đã nhất trí lấy tên hội là “Hội những người viết báo Việt Nam”.
Khó có thể nói hết được tính lịch sử của Đại hội đầu tiên ấy. Từ Đại hội, những người làm báo Việt Nam có cơ hội quy tụ trong một tổ chức quy củ, có Điều lệ, có Chương trình hoạt động, có Ban Lãnh đạo…
Từ ngày 16-18/10/1989, tại Hà Nội đã diễn ra Ðại hội lần thứ V HNBVN. Đại hội thông qua nghị quyết Đại hội “Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước”, thông qua điều lệ HNBVN sửa đổi. Ðại hội V đã bầu Ban Chấp hành gồm 39 người do ông Phan Quang làm Tổng Thư ký; các ông: Trần Công Mân, Hồ Xuân Sơn làm Phó Tổng Thư ký. Cũng trong nhiệm kỳ này, kỳ họp thứ 6 QH khóa VIII thông qua Luật Báo chí.
Nhờ vậy chỉ hai tháng sau, tháng 6/1950, Hội được Chính phủ ra quyết định chính thức công nhận, sau đó gia nhập Mặt trận Liên Việt và một tháng sau, đại hội của Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ) họp ở Phần Lan đã công nhận Hội Những người viết báo Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức này. Thời điểm đó, tính đến cuối năm 1950, Hội có 300 hội viên. Các chi hội bắt đầu được thành lập tại các liên khu 3,4,5 và Nam Bộ. Đến năm 1957, ở miền Bắc đã có 134 tờ báo, 40 đài phát thanh của 40 tỉnh, thành, đặc khu, 500 đài cấp huyện, 4.000 trạm truyền thanh cơ sở… Đài Tiếng nói Việt Nam phát từ 13-15 giờ mỗi ngày trên 5 hệ thống phục vụ nhân dân trong nước và phát ra nước ngoài với 11 thứ ngôn ngữ… Thông tấn xã phát bằng 6 thứ tiếng trên thế giới…
Ðại hội lần thứ IX HNBVN diễn ra từ ngày 10-12/8/2010 tại Hà Nội. Đại hội tiếp tục bầu ông Ðinh Thế Huynh - Ủy viên TƯ Đảng, giữ chức Chủ tịch Hội. Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành HNBVN khóa IX ngày 27/3/2012 đã nhất trí để đồng chí Đinh Thế Huynh thôi giữ chức Chủ tịch do yêu cầu công tác và bầu đồng chí Thuận Hữu - Ủy viên TƯ Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân dân giữ chức Chủ tịch HNBVN. Đồng chí Hà Minh Huệ là Phó Chủ tịch Thường trực. Đồng chí Phạm Quốc Toàn làm Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam. Các đồng chí Mã Diệu Cương, Trần Gia Thái làm Phó Chủ tịch.
Khó có thể diễn tả hết ý nghĩa của những sự biến chuyển vượt bậc đó. Bởi nhìn lạilịch sử báo chí Việt Nam sẽ thấy rõ, trước đó, vào đầu thế kỷ XX, hoạt động báo chí ở Việt Nam đã khá sôi nổi, nhưng bởi sự thống trị của thực dân Pháp, những người làm báo không có tổ chức nghề nghiệp. Mong muốn có cho mình một tổ chức riêng luôn là nỗi khát khao cháy bỏng, thầm kín của những người làm báo Việt Nam. Đơn cử như thời kỳ 1936-1939, Xứ ủy Bắc Kỳ chủ trương mở cuộc vận động thành lập Hội Nhà báo Dân chủ. Tuy nhiên, do sự phá hoại của bọn mật thám, chủ trương này đã không thực hiện được. Mãi đến khi Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam chính thức trở thành một nước tự do, độc lập, thì mong ước cháy bỏng ấy của những người làm báo Việt Nam mới có cơ hội trở thành hiện thực. Ngày 27/12/1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho thành lập Đoàn Báo chí Việt Nam. Sau ngày toàn quốc kháng chiến, với việc rất nhiều những người làm báo Việt Nam lên đường đến với chiến khu, Đoàn Báo chí Việt Nam được đổi tên thành Đoàn Báo chí kháng chiến…
Vì tất cả lẽ đó, Roòng Khoa và ngày 21/4/1950 đã trở thành dấu mốc lịch sử không thể nào quên của những người làm báo Việt Nam, đã là trang khởi đầu đầy tự hào của những trang vàng lịch sử HNBVN…
Trong những trang vàng của lịch sử HNBVN, kỳ Ðại hội lần thứ II Hội những người viết báo Việt Nam họp trong 2 ngày 16 và 17/4/1959 với 123 đại biểu thay mặt 700 hội viên tham dự tại Hà Nội, là Đại hội mang dấu mốc lịch sử, hay nói cách khác đã mang đến một bước chuyển ấn tượng trong lịch sử HNBVN: Ðại hội đã nhất trí đổi tên Hội Những người viết báo Việt Nam Hội thành HNBVN. Đại hội đã thông qua điều lệ mới, bầu Ban Chấp hành mới gồm 25 nhà báo do ông Xuân Thủy làm Chủ tịch; các ông Hoàng Tùng, Huỳnh Văn Tiểng và Phùng Bảo Thạch làm Phó Chủ tịch; ông Nguyễn Thành Lê làm Tổng thư ký.
Từ ngày 8-9/3/1995, Ðại hội lần thứ VI HNBVN diễn ra tại Hà Nội. Ðại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 35 Uỷ viên, do ông Phan Quang làm Chủ tịch; ông Trần Mai Hạnh làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký và ông Nguyễn Long Khởi làm Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam. Điểm nhấn lớn nhất tại Đại hội này là thông qua bản Quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam. Cũng trong nhiệm kỳ này, HNBVN trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ).
Đại hội cũng đã nhấn trí thông qua nghị quyết gồm 3 phần: nêu cao truyền thống cách mạng lâu dài và vẻ vang của báo chí ta; nhiệm vụ và phương hướng hoạt động của Hội; dựa trên điều lệ mới mà đề ra những hình thức bồi dưỡng để bảo đảm sự đoàn kết những người làm công tác báo chí… Đáng chú ý là theo điều lệ mới, hội viên của Hội từ nay bao gồm các BTV, PV, họa sĩ, PV nhiếp ảnh… Những người viết báo không chuyên nghiệp cộng tác với một tờ báo từ 2 năm trở lên, những người đã từng làm các báo cách mạng và tiến bộ nay không làm báo chuyên nghiệp cũng được nhận là hội viên. Cũng theo điều lệ mới, các cơ quan báo, đài, thông tin có từ 5 hội viên trở lên có thể lập ra chi hội…
Cũng trong nhiệm kỳ Ðại hội lần thứ II còn có một sự kiện lịch sử khác: Ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ngày 11/11/1961, Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam được thành lập. Ðại hội đã bầu Ban Chấp hành do Nhà báo Vũ Tùng làm Chủ tịch.
Ðại hội lần thứ VII Hội Nhà báo Việt Nam họp trong 2 ngày 24- 25/3/2000 tại Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành do ông Hồng Vinh làm Chủ tịch, ông Trần Mai Hạnh làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, ông Ðinh Phong làm Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam. Sau Ðại hội, vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2000), Hội đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh. Tại Lễ Kỷ niệm 75 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2000), giới báo chí Việt Nam và Hội đã được Ban Chấp hành Trung ương Ðảng trao bức trướng với dòng chữ vàng “Báo chí Cách mạng Việt Nam trung thành, đoàn kết, trí tuệ, đổi mới vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Có một điều không thể không nhắc đến khi nói về Ðại hội lần thứ II là Đại hội vinh dự được đón Bác Hồ đến dự và phát biểu. Được gặp Bác, được nghe Bác chỉ dạy- đó thực sự là niềm tự hào thiêng liêng và hiếm có của những đại biểu tham dự Đại hội ngày ấy nói riêng và toàn thể HNBVN nói chung.
Bài phát biểu của Người tại Đại hội thực sự đã là “kim chỉ nam” cho hoạt động tác nghiệp của những người làm báo cách mạng Việt Nam nói chung, HNBVN nói riêng cho đến tận bây giờ. Nói về Hội Nhà báo, Bác chỉ rõ: “Đó là một tổ chức chính trị và nghiệp vụ. Nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng trình độ chính trị và nghiệp vụ. Có như thế thì Hội nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng”. Nói về Báo chí Cách mạng Việt Nam, Bác nhấn mạnh: “Chúng ta hãy đặt câu hỏi: Báo chí phải phục vụ ai?”. Và rồi, Bác chỉ rõ: Báo chí của ta thì cần phải phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội, phục vụ cho đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, cho hòa bình thế giới. Chính vì thế cho nên tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v...) phải có lập trường chính trị vững chắc. Chính trị phải làm chủ. Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được. Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng. Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu.
Có Bác, có Đảng dẫn đường, chỉ lối… HNBVN, những người làm báo cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường phục sự đất nước, phục sự dân tộc.
Là một đại biểu của báo Việt Nam độc lập - cơ quan Đảng bộ Đảng lao động Việt Nam khu tự trị Việt Bắc (Nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đi dự Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Nông Quang Hoạt, trong một bài báo đã chia sẻ những dòng hồi ức về Đại hội III HNBVN: Những ngày cuối thu năm 1962, trên 160 đại biểu thay mặt cho gần 1.500 nhà báo cả nước đã về dự Đại hội lần thứ III Hội Nhà báo Việt Nam họp tại Thủ đô Hà Nội…
Từ 7-9/8/2015, Đại hội lần thứ X HNBVN đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội đã bầu ra BCH mới gồm 57 đồng chí. Đồng chí Thuận Hữu tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch HNBVN khóa X. Các đồng chí Hồ Quang Lợi, Mai Đức Lộc, Nguyễn Bé làm Phó Chủ tịch.
Nhà báo Nông Quang Hoạt mô tả cặn kẽ: “Các phóng viên mặt trận từ khắp cácchiến trường miền Nam cũng có mặt ở Đại hội. Phần đông đại biểu đều ăn mặc giản dị, quần áo bằng vải thường, áo sơ mi bỏ ngoài quần, không ai thắt cờ-ra-vát”. Đại hội là niềm tự hào của những người phóng viên báo chí một đất nước đang vừa có chiến tranh vừa có hòa bình. Ngày 7 tháng 9 năm 1962, nhà báo Xuân Thủy, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đọc diễn văn khai mạc Đại hội. Đồng chí Hoàng Tùng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đọc báo cáo của Ban Chấp hành Hội. Đồng chí Trần Minh Tước - Ủy viên Ban Chấp hành Hội báo cáo về tình hình hoạt động của Hội.
Phóng viên các Hãng thông tấn Liên Xô, Tân Hoa xã, Báo Nhân đạo phát biểu chào mừng Đại hội. Hiệp hội những người làm công tác Tân văn Trung Quốc, Hội Nhà báo Liên Xô, Hội Nhà báo Triều Tiên đã gửi điện chào mừng Đại hội. Ngoài ra, Đại hội cũng nhận được nhiều điện, thư chúc mừng với tình cảm hữu nghị thân thiết.
Trong phiên họp buổi chiều, nhiều đại biểu đã đọc tham luận. Nhà báo Huỳnh Văn Tiểng nói về tình hình báo chí cách mạng ở vùng giải phóng miền Nam, và báo chí dưới sự kiểm soát độc tài của chế độ Mỹ - Diệm. Nhà báo Tuyết Thanh phát biểu về vấn đề báo chí với đời sống của phụ nữ và nhi đồng. Nhà báo Hoàng Tuấn đề cập vấn đề tuyên truyền cho sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Nhà báo Phan Quang nói về phê bình và tự phê bình trên báo chí. Nhà báo Quang Đạm trình bày về văn phong báo chí. Nhà báo Hoàng Tư Trai nói đến công tác Câu lạc bộ Hội Nhà báo.
Buổi tối, Đại hội dự lễ kỷ niệm Ngày đoàn kết quốc tế các nhà báo 8/9 tại Nhà hát lớn, xem biểu diễn văn nghệ liên hoan chào mừng Đại hội.
Ngày 8/9/1962, Đại hội tiếp tục làm việc. 160 đại biểu đã yêu cầu và bày tỏ nguyện vọng thiết tha với ban lãnh đạo Đại hội đề nghị Bác Hồ đến nói chuyện với Đại hội.
Cũng theo nhà báo Nông Quang Hoạt, “lòng mong mỏi của chúng tôi đã thành sự thật”. “Buổi chiều, Đại hội vô cùng hân hoan được Bác Hồ và đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đến thăm”...
Bài nói chuyện của Bác tại Đại hội lần thứ III ngày ấy, dù Bác nói rằng: “Bác lấy tư cách một đồng chí có ít nhiều kinh nghiệm về báo chí, nêu ra vài ý kiến”, nhưng thực sự đó là những chỉ dạy mà lớp lớp những người làm công tác Hội HNBVN, những người làm báo cách mạng Việt Nam ghi nhớ.
Trong bài nói chuyện, Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng… Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng.
Cũng trong bài nói chuyện, Người chỉ rõ những “lỗi nghiệp vụ” rất cụ thể và thiết thực: Bài báo thường quá dài, “dây cà ra dây muống”, không hợp với trình độ và thời giờ của quần chúng; Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khăn và khuyết điểm của ta; Đưa tin tức hấp tấp, nhiều khi thiếu thận trọng; Thiếu cân đối, tin nên dài thì viết ngắn, nên ngắn lại viết dài; nên để sau thì để trước, nên trước lại để sau; Lộ bí mật; Có khi quá lố bịch; Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nước ngoài quá nhiều và nhiều khi dùng không đúng. Người cũng nhấn mạnh: Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì? Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc?”.
Tại Đại hội, ông Hoàng Tùng được bầu làm Chủ tịch. Các ông Huỳnh Văn Tiểng, Phùng Bảo Thạch làm Phó Chủ tịch. Ông Lưu Quý Kỳ làm Tổng Thư ký.
Từ sau Đại hội III HNBVN, giới báo chí cả nước sát cánh với toàn dân tiến bước trên chặng đường lịch sử vẻ vang: chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Nhiều nhà báo đã xông pha tác nghiệp nơi chiến trường, nhiều nhà báo đã bị thương, chịu hậu quả của chiến tranh hoặc đã anh dũng hy sinh…
Nhiệm kỳ Đại hội III HNBVN còn chứng kiến sự kiện lịch sử: Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngày 7/7/1976, HNBVN và Hội Nhà báo yêu nước và dân chủ miền Nam Việt Nam hợp nhất, lấy tên là Hội Nhà báo Việt Nam. Ông Hoàng Tùng làm Chủ tịch; Các ông Tân Ðức và Huỳnh Văn Tiểng làm Phó Chủ tịch, ông Lưu Quý Kỳ làm Tổng Thư ký.
Đất nước thống nhất, tổ chức của những người làm báo Việt Nam cũng thống nhất, tụ về một mối, đồng lòng phụng sự nhân dân, phục vụ đất nước.
Ðại hội lần thứ VIII HNBVN diễn ra từ ngày 11-13/8/2005 tại Hà Nội. Ðại hội đã bầu ra Ban Chấp hành gồm 43 ủy viên. Ban Chấp hành đã bầu Ban Thường vụ gồm 9 ủy viên. Ông Ðinh Thế Huynh, được bầu làm Chủ tịch; ông Lê Quốc Trung, làm Phó Chủ tịch Thường trực; ông Phạm Quốc Toàn, làm Phó Chủ tịch phụ trách phía Nam. Ðại hội đã quyết nghị thay “Quy ước về đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam” bằng “Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam”, sửa đổi Ðiều lệ và Chương trình Hành động đến năm 2010.
Theo Hồng Hà/NB&CL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên