Trao giải cuộc thi viết “ Vì sự học ngày nay”

Thứ ba - 29/12/2020 14:38
Sáng nay ( 29/12) Báo Văn nghệ, Chi Hội Nhà văn Giáo dục đã tổ chức ttrao giải cuộc thi  viết “ Vì sự học ngày nay” cuộc thi được phát động và kéo dài trong 2 năm ( 2019-2020).

Dự lễ trao giải, phía khách mới có ông Đặng Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục nhà giáo, Bộ Giáo dục & Đào tạo; Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam; Đại diện lãnh đạo các Sở, Phòng Giáo dục & Đào tạo các tỉnh Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nam Định và Hà Nội; 

Phía Hội Nhà văn Việt Nam, có nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà văn Khuất Quang Thủy, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Văn nghệ, cùng đông đảo các nhà văn, tác giả đoạt giải cuộc thi.

Chia sẻ từ BTC, với quan điểm không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho GD&ĐT, bởi đây là lĩnh vực, nền tảng góp phần hình thành, tạo nên nhân cách chuẩn mực cho mỗi công dân, đào tạo nên những người lao động có trình độ nghề, năng động, sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mục đích của cuộc thi Vì sự học ngày nay là tìm ra những nhân tố tích cực đóng góp cho sự phát triển giáo dục trên khắp mọi miền của Tổ quốc và đóng góp những ý kiến tích cực, thẳng thắn, phản biện để xây dựng một nền giáo dục đổi mới, hiện đại, nhân văn. Trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi, BTC đã có những Hội thảo khoa học thu hút các nhà văn, nhà giáo tham gia với những ý kiến, những quan điểm, đóng góp tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Ban Sơ khảo đã đọc 974 bài viết, và lựa chọn được hàng trăm tác phẩm để giới thiệu trên Tuần báo Văn Nghệ và Báo Văn nghệ oline với bạn đọc. 57 tác phẩm có chất lượng cao đã được đề nghị lên Ban Chung khảo đọc và quyết định  trao 12 giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm xuất sắc.

Phát biểu tại lễ trao giải, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ghi nhận tính nhân văn của cuộc thi, đồng thời cho rằng đây là cuộc thi vô cùng quan trọng, bởi đã đề cập trực tiếp một vấn đề mà bất kỳ quốc gia nào, mọi thể chế chính trị, mọi nền văn hóa nào cũng phải quan tâm đó là Giáo dục, khi không còn giáo dục nữa thì thế giới này đã kết thúc trong tuyến nhân tính của nó. Dẫn lời của những bậc cao nhân làng Chùa quê ông " Mất một mùa chữ thì mất chín mùa người", nhà thơ Nguyên Quang Thiều cho rằng nếu chúng ta đánh mất giáo dục chúng ta sẽ mất toàn bộ những vấn đề mà nhân loại hướng tới. Đó là con người, là văn hóa. Ở cuộc thi chúng ta thấy rõ hơn những tác phẩm đạt giải hay không đoạt giải đã không tập trung vào phương pháp giảng dạy, họ không tập trung vào cải thiện phương tiện giảng dạy của nhà trường  hay phải làm bao nhiêu bằng  tiến sĩ, cử nhân,  mà họ- những nhà văn, nhà giáo đang tập trung vào nhân tính của con người trong giáo dục, trong dạy học. Và điều  đó quyết định toàn bộ số phận, tương lai của dân tộc. Trong cuộc sống có thể có những vấn đề không được quan tâm, nhưng Giáo dục thì lại được quan tâm từ trong bậc cửa cho tới ra ngoài bậc cửa của tất cả những gia đình sống trên mặt đất này. Và họ đang tìm cách làm thế nào tốt nhất để đứa trẻ có thể lớn lên, phát triển tốt trí tuệ nhân tính tốt nhất. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cũng tin tưởng rằng sẽ có những cuộc thi thường niên, mở rộng chiều kích để mọi người, mọi thành phần cũng tham gia.

 

Chia sẻ những cảm xúc về cuộc thi, Nhà thơ Trần Đăng Khoa, ông Đặng Văn Bình, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm... ngoài sự chân thành cảm ơn đến các nhà văn, Chi Hội nhà văn giáo dục, Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức cuộc thi, còn đánh giá cao tính đa chiều của cuộc thi. Bởi đây chính là những khởi đầu mới cho một con đường nhân tính của cái đẹp, của lòng bác ái để xây dựng xã hội chúng ta ngày một tốt đẹp hơn trong tương lai.

Theo Văn nghệ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây