Bác Hồ dạy một tờ báo không xứng đáng là một tờ báo khi nào?

Thứ tư - 18/05/2022 16:58
Vào giữa năm 1949, tại xóm Bờ Rạ, nay là xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, một lớp học dạy làm báo cách mạng mang tên chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng ra đời.

Lớp học có 42 học viên, thời gian học tập là 3 tháng. Lớp học được mang tên cụ Huỳnh Thúc Kháng là vì cụ Huỳnh là người lãnh đạo phong trào Duy Tân thời thuộc Pháp (phong trào nâng cao dân trí tự lực t
cường xây dụng đất nước), cụ là chủ bút Báo Tiếng Dân được xuất bản năm 1927 tại Huế, và sau này cụ được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời ra làm Phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời gian này, báo chí cách mạng nước ta có một số tờ báo chủ yếu như: Báo Cứu quốc, Báo Sự thật, Báo Độc lập, Báo Lao động, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam. Do bận công việc không đến thăm lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng được, nhưng Bác Hồ đã 2 lần gửi thư cho lớp học: Lá thư đầu Bác gửi đầu tháng 6/1949, lá thư sau Bác gửi đầu tháng 9/1049. (Hai lá thư này được đăng trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 625, 626 và trang 653, NXB Chính trị Quốc gia). 


Sau hơn 70 năm diễn ra lớp viết báo Huỳnh Thúc Kháng, đọc lại thư Bác Hồ gửi cho lớp học, thấy lời Bác dạy vẫn rất thời sự với báo chí cách mạng nước nhà. Bác dặn: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng. Một tờ báo không được đại đa số dân chúng ham chuộng thì không xứng đáng là một tờ báo”. Nhắc lại câu nói của Người, đội ngũ phóng viên chúng ta liên hệ với bản báo mà bản thân mình đang phục vụ xem bản báo của mình đã thực hiện được lời dạy của bác Hồ hay chưa? Nếu tờ báo của mình hay, hấp dẫn công chúng, được công chúng chờ đợi thì chúng ta đã thực hiện được lời dạy của Người. Nếu tờ báo của chúng ta chưa thu hút được đại đa số nhân dân thì ta phải xem lại cách đưa tin viết bài, xem lại cách tổ chức sản xuất chương trình...

Cũng trong lá thư đầu viết vào đầu tháng 6/1949, Bác Hồ đã chỉ ra khuyết điểm của báo chí lúc đó là: “Về mặt tuyên truyền thì không kịp thời và chính trị suông nhiều quá. Tin tức chậm. Tin quan trọng thì bài ngắn và in chữ nhỏ, bài không quan trọng thì viết dài và in chữ to. Tờ báo không vui vẻ” Và Bác căn dặn “Muốn được dân chúng ham chuộng, coi tờ báo ấy là của mình” thì “Nội dung tc là các bài báo phải giản đơn, dễ hiểu, phổ thông, thiết thực, hoạt bát. Muốn viết báo khá thì cần gần gũi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực’’
                             

Công Đán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây