Sức sống mới ở làng cổ thôn Dung

Thứ hai - 25/10/2021 15:39
Một ngày trung tuần tháng 10/2021, trời mưa và rét nhẹ, tại nhà văn hóa thôn Dung, trò chuyện với Bí thư Đảng ủy xã Hưng Đạo (Tiên Lữ), đồng chí Trần Đức Thắng hào hứng cho biết; Thôn Dung là một làng cổ ở đồng bằng Bắc bộ. Thời vua Gia Long, làng có tên là Thiên Xuân, tên nôm là làng Dung thuộc tổng Dị Chế, phủ Khoái Châu. Trong làng Dung có khu di tích Đậu Dung là quần thể di tích bao gồm; đậu, đền, đình, miếu. Đậu thờ Ngọc Hoàng thượng đế, đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh, đình thờ hai vị tướng công thời Lý là Thượng Đẳng thần Đông Hải Đại Vương Đoàn Thượng và Đông Hải Nguyễn Phục phi vận tướng quân. Sau này vào năm 1946 khu di tích Đậu Dung là địa điểm thành lập Ủy ban hành chính kháng chiến xã Hưng Đạo. Theo dân gian truyền lại Đậu Dung được cha ông xưa xây dựng trên đất hàm rồng linh thiêng, có cây đề ngót nghìn năm tuổi. Ngày nay, cây đề này được công nhận là cây di sản Việt Nam.
111
Nhà văn hóa thôn Dung được xây dựng khang trang
111
Trong công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ấm no, hạnh phúc, nhân dân thôn Dung tích cực lao động sản xuất, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đuợc giao. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Hoàng Văn Dỡ bí thư chi bộ, trưởng thôn Dung cho biết; thôn Dung có 1100 hộ gia đình với khoảng 3.500 nhân khẩu. Trước đây nhân dân trong thôn sống sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cấy cày hai vụ lúa chiêm mùa trên diện tích 500 mẫu ruộng nên các hộ gia đình ở đây chỉ vọm vẹm đủ ăn. Từ khi tỉnh Hưng Yên đuợc tái lập (1997) việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong thôn có nhiều tiến bộ: khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa sản xuất được nhân dân áp dụng, đưa vào đồng ruộng, chẳng những giải phóng sức lao động cho người nông dân mà diện tích lúa trên địa bàn cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc sản xuất lúa hàng hóa, nhân dân trong thôn, đặc biệt là nhân dân đội sản xuất số 8 còn còn cấy 70 mẫu lúa giống cung ứng lúa giống cho Công ty Giống lúa Thái Bình. Một tiến bộ nữa trong sản xuất nông nghiệp ở thôn Dung là hàng năm nhân dân tiến hành sản xuất đuợc khoảng 70 mẫu cây vụ đông, bao gồm dưa chuột, bí xanh và một số loại rau màu khác, tăng thêm thu nhập đáng kể cho hộ gia đình.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay nhân dân trong thôn có khoảng 200 mẫu ruộng trước đây cấy lúa bấp bênh chuyển sang mô hình kinh tế vườn trại, trồng cây ăn quả và nuôi lợn cho hiệu quả cao hơn hẳn việc trồng lúa. Điển hình là trang trại nuôi lợn của anh Nguyễn Trọng Toàn, mỗi năm anh có hàng trăm đầu lợn xuất bán ra thị trường, mùa nhãn năm 2021 trang trại của anh Trần Hợp Hồ cho thu hơn 100 triệu đồng. Người làng Dung năng động nên sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều hộ gia đình trong thôn đã mạnh dạn mở mang phát triển ngành nghề, dịch vụ, hàng loạt cửa hàng bán tạp hóa, lò ấp trứng vịt, hàn xì, nhôm kính, xe tắc xi, xe vận tải hàng hóa chạy Bắc-Nam... mọc lên giải quyết việc làm, phục vụ đời sống dân sinh trên địa bàn. Cùng với đó thôn còn có gần 200 lao động đi làm may, giầy da, làm điện tử, làm Inox tại các cụm, khu công nghiệp trong tỉnh và tỉnh Hải Dương. Ngày nào cũng có 3 xe ô tô, sáng chở công nhân từ xã Hưng Đạo đi làm, tối lại chở công nhân về với gia đình. Nhờ đó thu nhập của các hộ gia đình ở thôn Dung cao gấp 2-3 lần so với trước đây. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng đuộc cải thiện, nâng cao, trong thôn không còn nhà tranh vách đất, hầu hết các gia đình đều ở nhà kiên cố, cao tầng. Gia đình nhà nào cũng có ti vi, xe máy, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa không khí, trẻ em đuợc cắp sách tới trường, thôn có nhà văn hóa, xã có trạm y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Việc đi lại của nhân dân trong thôn thuận tiện nhờ có đường liên xã được nhựa hoá chạy qua, các đường ngõ xóm, đường ra đồng của thôn đuợc đổ bê tông xi măng, thôn liên tục giữ vững danh hiệu làng văn hóa.
                                                             
  Nguyễn Đản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây