Theo kết quả điều tra, thấy vùng vịnh Hạ Long có nhiều tàu thuyền neo đậu trong thời gian dài, Phương cùng Nguyễn Văn Huân thống nhất với 4 nhóm khác tổ chức ngăn cản các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và nhu yếu phẩm cho các tàu này. Người nào muốn kinh doanh phải đóng tiền bảo kê cho nhóm của Phương.
Cảnh sát xác định Phương cử 5 nhóm đàn em phụ trách việc thu tiền theo mức 3 triệu đồng với mỗi đơn hàng cung ứng trị giá dưới 1.000 USD. Thậm chí, có doanh nghiệp tố cáo mỗi tháng trung bình phải nộp cho nhóm của Phương số tiền từ 2.000 - 3.000 USD.
Đối với những chủ hàng không nộp tiền, Phương chỉ đạo đàn em đánh đạp, đe dọa, ngăn cản việc bán hàng. Có lần, nhóm này còn vứt hàng xuống biển gây thiệt hại kinh tế cho chủ hàng.
Sau khi một số đơn vị cung ứng bị xử lý, các công ty, cá nhân còn lại đều phải nộp tiền cho nhóm của Phương trước khi đưa hàng lên tàu đang neo đậu trên vịnh Hạ Long.
Để tiện việc ăn chia, các đối tượng đã chia lịch thu tiền “luật” tàu ra, vào vịnh Hạ Long theo thông tin danh sách của Cảng vụ hàng hải Quảng Ninh. Mỗi nhóm trực và thu tiền trong 1 ngày và luân phiên lần lượt từng nhóm.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để tiến hành khởi tố vụ án và điều tra mở rộng.
Thượng tá Hoàng Văn Định - phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh - cho biết sau gần 5 tháng đấu tranh, đơn vị bước đầu xác định băng ổ nhóm này đã hoạt động được trên 10 năm, với số tiền cưỡng đoạt của các công ty và cá nhân cung ứng thực phẩm lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Cơ quan điều tra còn xác định, ngoài hành vi cưỡng đoạt tài sản, các ổ nhóm này còn có dấu hiệu phạm các tội "đánh bạc", "tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" và "mua bán trái phép chất ma túy".
Theo Hoàng Dương/Tiền phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên