Văn Trinh Công là danh hiệu do nhà vua Trần Nghệ Tông ban tặng cho nhà giáo nhà nho Chu Văn An khi ông mất vào năm 1370 hưởng thọ 78 tuổi. Ông suốt đời dạy học và lo việc dân việc nước. Ông làm quan Tư nghiệp (Hiệu trưởng Quốc tử giám Văn Miếu)- Một nhà trường dạy cho các vị vua tương lai và con quan lại cao cấp. Thấy một số quan lại dưới thời vua Trần Dụ Tông nhũng lạm nịnh hót đưa vua vào chốn chơi bời hoan lạc làm cho thế nước suy vong, ông liền dâng sớ xin vua chém 7 quan lại đều là những người quyền thế được vua yêu. Cả triều đình chấn động. Ông vì dân vì nước và vì danh dự một ông quan – Làm quan phải nói lời thẳng, ông không hề nghĩ đến sự an nguy đối với bản thân mình.Vua không nghe, ông liền cởi trả mũ áo quan rồi về vùng Chí Linh Côn Sơn ở ẩn và dạy học cho đến lúc cuối đời. Có lẽ Vua đã giấu bức thư đó hoặc giả lâu quá không ai nhắc đến nên người đời quên 7 quan tham. Sau này nhiều học giả xét tìm và nêu tên 7 quan tham là:
1. Mai Thọ Đức- Hoạn quan chi hậu cục: quan cai quản phi tần và tuyển chọn mĩ nữ.
2. Trâu Canh- quan Ngự y- Là người chăm sóc và chữa bệnh cho vua nhưng bày cho vua kiểu ăn chơi sa đọa.
3. Bùi Khoan- Chính trưởng phụng ngự- Quan trông coi việc ngủ nghỉ cho vua lại bày trò cờ bạc rượu chè để vua bê tha.
4. Văn Hiến Hầu- Một thân vương họ hàng của nhà vua nhưng gây tội bè đảng.
5. Nguyễn Thanh Lương- Hành khiển tả thị lang(Một chức quan đứng sau hàng Tể tướng) chuyên tham lạm.
6. Tâm Đức Ngưu- Hành khiển hữu ty(Một chức quan đứng sau hàng Tể tướng) chuyên nghĩ ra các thứ thuế để bòn rút của dân.
7. Đoàn Nhữ Cẩu-Đổng bình chương sự (Người đứng đầu quan võ) chuyên bòn rút khẩu phần của lính, khai khống quan khí để bỏ tiền vào túi, lơ là việc phòng bị để quân Chiêm Thành xâm phạm bờ cõi.
Tố cáo quan tham, chẳng màng tới sự an nguy liên lụy của mình, Chu Văn An đã treo một tấm gương lẫm liệt trời Nam. Sau này khi vua Dụ Tông mất đi, Tri khu mật viện sự Phạm Sư Mệnh đã xin với quan Đô áp nha thống chế tức người đứng đầu quân đội về quê của 7 tên trong “thất trảm” để treo cổ từng tên.
Học người xưa thì không xu nịnh lấy lòng cấp trên mà hãy nói thẳng nói thật như tiên sinh Chu Văn An đã từng làm. Với các nhà báo- những người luôn phải nói sự thật càng phải gìn giữ lòng ngay thẳng lắm thay.