Hiểm họa từ chung cư cao tầng

Thứ tư - 21/04/2021 21:48
Mới đây, lại một vụ bé gái bốn tuổi đã tử vong khi rơi từ tầng 24 chung cư HH2 Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Một sự việc khiến bất kỳ ai cũng phải bàng hoàng và đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những hiểm họa ngoài lan can từ nhiều tòa chung cư cao tầng.
111
Hiện trường sự việc Bé trai 4 tuổi rơi từ chung cư Rice City Linh Đàm tử vong. Ảnh minh họa
Ở chung cư cao tầng, đang là xu thế ngày một gia tăng của người Việt, đặc biệt những hộ gia đình sống và làm việc ở những thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Giá cả hợp lý, diện tích vừa đủ sống cho một gia đình và mức thu nhập của người Việt còn thấp, lựa chọn chung cư cao tầng được ưu tiên hàng đầu. Chất lượng xây dựng của nhiều chung cư trên cả nước ngày càng được chú trọng, quan tâm. Nhưng tại sao vẫn có những cái chết của trẻ nhỏ ở những tòa chung cư? Thiết kế không hợp lý, thiếu đồng bộ: những lan cang không đủ độ cao, ban công không có tấm lưới chắn an toàn, cửa sổ không có rào chắn… là nguyên nhân dẫn tới những tại nạn thương tâm như vậy. Trường hợp em bé bốn tuổi ở chung cư Yên Nghĩa tử vong, khi đang chơi trong phòng ngủ bên cạnh cửa sổ không có rào. Tháng 8/2020, tại một tòa chung cư trong ngõ 246 phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, bé gái 6 tuổi cũng rơi từ cửa sổ tầng 12 không có song chắn và tử vong. Cách đây hơn một năm, một bé gái bốn tuổi sống tại tòa chung Star Tower số 283 phố Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Hội đã rơi từ ban công xuống đất và tử vong trên mái che tầng 1. Em bé đã rơi khi bố mẹ không có nhà và chưa kịp làm rào chắn. Vấn đề đảm bảo an toàn cho dân cư sinh sống ở những tầng cao chung cư, đặc biệt những hộ gia đinh có trẻ nhỏ luôn là điều đáng lưu tâm. Nhiều gia đình khi mới chuyển về chung cư sinh sống phải tự lắp đặt rào chắn, lưới an toàn, hoặc xây cao lan cang để đảm sự an toàn của trẻ nhỏ. Ban công, cửa sổ là những nơi đón ánh sáng, khí trời…

Hiểm họa, cháy nổ vẫn thường xảy ra ở
nhiều chung cư ở nước ta. Nếu việc xây những rào chắn, chuồng cọp kiên cố thì cũng gây cản trở cho việc thoát hiểm và cứu trợ khi xảy ra hỏa hoạn. Cần phải có những thiết kế an toàn, phù hợp đáp ứng được nhiều tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Sự bất cẩn, chủ quan của bố mẹ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những cái chết thương tâm của trẻ nhỏ. Sự việc em bé ba tuổi rơi xuống từ tầng 12A chung cư PVV Vinapharm, số 60B, đường Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội  và được anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu sống. Đây là trường hợp hi hữu khi thoát chết, đa phần những vụ việc trẻ em rơi từ những tòa chung cư cao tầng đều để lại những cái chết thương tâm. Tầm 4 - 5 tuổi, trẻ em rất hiếu động, chúng không biết việc chơi gần ban công cửa sổ là tiểm ẩn những mối hiểm họa. Các em hiếu động và thích tò mò leo trèo đùa nghịch và đâu biết sau ban công, sau cửa sổ là những thứ gì? Những cái chết thương tâm của trẻ nhỏ xảy ra khi chúng tự chơi một mình. Vậy khi đó bố mẹ đang ở đâu? Bố mẹ không thể làm bầu bạn với con cái, từ lâu đã xảy ra trong nhiều gia đình hiện đại. Dĩ nhiên, cuộc sống bon chen với cơm áo gạo tiền, bố mẹ không thể kè kè bên con mãi được. Nhưng bố mẹ là những người có thể gần gũi bên cạnh con cái nhất, hãy biết dạy trẻ những điều cần thiết để bảo vệ bản thân. Bố mẹ không nên dời mắt khỏi trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi nhà có trẻ nhỏ, bố mẹ cần phải quan sát toàn bộ căn nhà, các nguy cơ có thể gây nguy hiểm với con cái họ. Những hành động may mắn cứu sống đứa bé của anh Nguyễn Ngọc Mạnh là vô cùng hiếm. Hơn hết, nhiều hộ gia đình phải có những biện pháp an toàn trong căn hộ của mình. Và đặc biệt, bố mẹ phải gần gũi với con cái, dạy chúng những điều nên làm và bảo vệ bản thân…


 
Nguyễn Đức Cầm

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây