Lại thêm một chuyến viếng thăm lịch sử

Chủ nhật - 04/10/2020 12:47

Ngày 24/9/2020, Nhà Lãnh đạo Thái Anh Văn vừa đăng bài viết trên Facebook cho biết: Bà rất vinh dự được bình chọn vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020 do Tạp chí Time của Mỹ công bố, đồng thời được Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz viết bài giới thiệu. Đây không chỉ là vinh dự của cá nhân, mà hơn thế còn là vinh dự của đại diện quốc gia, chính vì người dân cả nước cùng nỗ lực khống chế dịch bệnh và chứng minh cho cộng đồng quốc tế thấy được “Taiwan Can Help”. Đài Loan đã giúp thế giới nhìn nhận rõ mình. “Đây là thành tựu chung của toàn thể người dân Đài Loan”, Bà Thái Anh Văn khẳng định. Thượng nghị sĩ Ted Cruz mô tả Tổng thống Thái Anh Văn như một ngọn hải đăng từng bước chiếu rọi bóng đen Trung Quốc, bày tỏ với toàn thế giới Đài Loan sẽ không quy thuận dưới trướng Trung Quốc. Khi Trung Quốc ép buộc các nước bang giao của Đài Loan cắt đứt quan hệ ngoại giao, Tổng thống Thái Anh Văn vẫn thể hiện tinh thần bất khuất, kiên cường.

Trong bài giới thiệu của mình, Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz đã ca ngợi 23 triệu dân Đài Loan do Tổng thống Thái Anh Văn lãnh đạo, mặc dù chỉ cách ổ dịch Covid-19 hơn một trăm km, nhưng không những không bị chìm nghỉm trong cơn sóng thần viruscorona, mà số ca tử vong vẫn được kiểm soát ở chữ số hàng đơn vị. “Tự do là sao Bắc Đẩu của Đài Loan, đặc biệt càng sáng ngời trong thời kỳ dịch bệnh”. “Đài Loan chứng minh dịch bệnh có thể được kiểm soát mà không cần phải mô phỏng các chính sách cực đoan

111
Nhà Lãnh đạo Thái Anh Văn vừa được bình chọn vào danh sách 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2020
do Tạp chí Time của Mỹ công bố (Ảnh Fb Tổng thống Thái An)

Căng thẳng nhất trong 2 thập kỷ

Trong một diễn biến đặc biệt, tối ngày 17/9, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach đã đến thăm Đài Loan. Đây được đánh giá là chuyến thăm lịch sử thứ hai tới Đài loan sau chuyến thăm thứ nhất của Bộ trưởng Y tế Mỹ cách đây một tháng. Vị trí của ông Keith Krach trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ đứng sau Ngoại trưởng. Ông Krach cũng đã trở thành quan chức cấp cao nhất của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan trong 41 năm qua. Ngay ngày hôm sau, Nhà Lãnh đạo Thái Anh Văn đã tổ chức tiệc chiêu đãi tại nhà riêng để chào mừng ông Krach. Bà Thái Anh Văn nói rằng hai bên “đã trao đổi sâu sắc với nhau về các vấn đề liên quan đến hợp tác Đài Loan – Hoa Kỳ”. Ông Krach cũng sẽ tham dự lễ tưởng niệm cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy. Tuy nhiên, cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở eo biển Đài Loan. Trung Quốc hiếm khi phái tới 18 máy bay chiến đấu xuất kích quấy rối không phận Đài Loan trên eo biển Đài Loan, thậm chí một số máy bay chiến đấu đã vượt qua đường trung tâm của eo biển. Trung Quốc đã điều cả tàu hải quân đi qua eo biển Đài Loan nhưng quân đội Đài Loan cũng điều tàu chiến ra để đáp trả. Cuộc tập trận quân sự quy mô lớn hiếm hoi này cũng được coi là hành động khiêu khích ác liệt nhất của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ ba năm 1996.

Từ Mỹ, Ngoại trưởng Mike Pompeo ngay lập tức chỉ trích hành động đe dọa quân sự của Trung Quốc. Ông nói: “Chúng tôi chỉ cử một phái đoàn đến Đài Loan để tham dự một buổi lễ tưởng niệm. Trung Quốc rõ ràng đã đáp trả bằng đe dọa quân sự”. Nhìn tình huống này thì có thể nói đây là căng thẳng cao nhất ở eo biển Đài Loan trong hơn 2 thập kỷ qua, nhưng giới phân tích vẫn thống nhất nhận định rằng: Tuy Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan hiện đang ở trạng thái “căng thẳng cao độ”, nhưng lại cũng “cân bằng cao độ”. Không thể loại trừ những xích mích và xung đột quy mô nhỏ giữa hai bên eo biển, nhưng khả năng leo thang thành chiến tranh là khá thấp. Bởi vì chính quyền Bắc Kinh đang có nhiều mối quan ngại chết người cần xem xét và sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc khá chênh lệch so với quân đội Hoa Kỳ.

Giới truyền thông tại Đài Loan nhấn mạnh, mặc dù một cựu tổng thống của một nước thân Trung Quốc đã hùng hồn tuyên bố rằng, nếu hai bên eo biển khai chiến thì “trận đầu sẽ là trận kết” và “quân đội Mỹ sẽ không đến”. Nhưng trên thực tế, nếu Trung Quốc thực sự tấn công Đài Loan, quân đội Mỹ chắc chắn sẽ đến. Vì hiện nay Đài Loan có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Hoa Kỳ. Tại sao? Trong chuyên mục bình luận định kỳ trên The Epoch Times, nhà phân tích thời sự Đường Hạo đã chia sẻ về những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc với Đài Loan. Ông Đường giải thích, sở dĩ Mỹ phải can thiệp vì: Lý do thứ nhất là, ai cũng biết rằng Đài Loan nằm ở trung tâm của “chuỗi đảo đầu tiên” của Đông Á và rất gần với Trung Quốc. Vị trí chiến lược của Đài Loan đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ phong tỏa pháo đài biển sâu của hải quân Trung Quốc ở Thái Bình Dương mà Đài Loan còn là “Người tiên phong” trong phong trào toàn cầu chống Trung Quốc. Nếu Mỹ có thể triển khai tên lửa tầm trung hoặc máy bay quân sự cất và hạ cánh ở Đài Loan, điều đó sẽ có tác dụng răn đe rất lớn đối với Trung Quốc. Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở Đông Bắc Á hoặc Biển Đông, vị trí địa lý độc đáo của Đài Loan cũng sẽ là cơ sở thuận lợi để quân đội Mỹ có được nguồn cung cấp hậu cần.

Lý do thứ hai là, Ngoại trưởng Pompeo hiện đang đi khắp thế giới, vận động các nước gia nhập “liên minh chống Trung Quốc”. Hoa Kỳ cũng đang thống nhất với các nước như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Thái Lan để chuẩn bị tổ chức một “NATO phiên bản châu Á” cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, chống lại sự xâm lược và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. Do đó, Hoa Kỳ càng cần can thiệp vào eo biển Đài Loan để đối kháng với việc Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, bảo vệ an ninh cũng như thể chế tự do và dân chủ của Đài Loan. Một mặt, cần phải chứng minh với Trung Quốc rằng Hoa Kỳ hoàn toàn có khả năng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc và trấn áp được sức mạnh quân sự của nước này. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng cần phải chứng minh với các nước khác rằng Hoa Kỳ có sức mạnh và cam kết bảo vệ an ninh của mọi liên minh chống Trung Quốc, từ đó khuyến khích nhiều nước tham gia “Liên minh chống Trung Quốc”. Đặc biệt, khi Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan, Trung Quốc đã điều 18 máy bay quân sự để uy hiếp Đài Loan trên quy mô lớn, điều này tương đương với việc công khai đe dọa các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và đe dọa các đồng minh của Hoa Kỳ. Nó tương đương với gửi lời đe dọa trực tiếp đối với Hoa Kỳ. Điều này nhất định được Mỹ “ghi nhớ”, và Mỹ nhất định đẩy mạnh công tác chuẩn bị ở eo biển Đài Loan và sẵn sàng đối phó với Trung Quốc bất cứ lúc nào.

“Ngọn Hải Đăng” của Dân chủ

Lý do thứ ba là, Đài Loan có các giá trị phổ quát như tự do, dân chủ, nhân quyền, không chỉ có chung các giá trị với Mỹ mà còn là một tham chiếu quan trọng giúp Trung Quốc tiến tới tự do và quay trở về với truyền thống trong tương lai. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã từng công khai ca ngợi Đài Loan là “ngọn hải đăng của nền văn hóa và dân chủ Trung Quốc” khi ông có bài phát biểu tại Washington vào tháng 10/2019. “Một Đài Loan chấp nhận nền dân chủ cho thấy một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc”. Nếu chúng ta lùi thêm một năm nữa, hãy xem bài phát biểu đầu tiên của ông Pence về Trung Quốc tại Viện Hudson vào năm 2018. Ông Pence đã xem xét lại mối quan hệ hàng thế kỷ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và chỉ rõ rằng trong quá khứ, trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc truyền thống rất hữu nghị, thậm chí còn trở thành đồng minh quan trọng trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Trong một diễn biến liên quan khác, các phương tiện truyền thông còn đưa tin: Ngày 16/9, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Kelly Craft đã dùng bữa trưa với Trưởng đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại New York Lý Quang Chương. Ngày 17/9, Bộ Ngoại giao Đài Bắc đã cảm ơn phía Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Loan tham gia hội nhập quốc tế bằng những hành động thiết thực. Theo tin tức, hai nhà ngoại giao Kelly Craft và Lý Quang Chương đã thảo luận mọi cách thức nhằm tăng cường sự tham gia của Đài Loan vào các sự vụ của Liên Hợp Quốc và các tổ chức trực thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc. Chiều 17/9, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao – bà Âu Giang An cho biết: Tổ công tác về các vấn đề của Liên Hợp Quốc tại New York vẫn luôn duy trì quan hệ tương tác và trao đổi tốt đẹp với phái bộ Mỹ và các nước có quan điểm tương đồng tại Liên Hợp Quốc. Bộ Ngoại giao vui mừng trước việc Trưởng đại diện Lý Quang Chương và Đại sứ Kelly Craft có cơ hội trao đổi sâu về các vấn đề hai bên cùng quan tâm. Bà Âu Giang An nhấn mạnh: Đài Loan và Mỹ vẫn luôn tương tác mật thiết và thân thiện. Đài Loan cảm ơn phía Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Loan tham gia hội nhập quốc tế bằng những hành động thiết thực. Đài Loan cũng sẵn sàng hợp tác với Mỹ và các quốc gia có quan điểm tương đồng, đề cao nguyên tắc “chuyên nghiệp, thực tế, có đóng góp” để tiếp tục tranh thủ không gian rộng lớn hơn cho Đài Loan trên trường quốc tế.

Tất nhiên, ván cờ này sẽ gặp những khó khăn và thách thức đáng kể về mặt kỹ thuật, bởi vì nó sẽ vi phạm “Thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc” ký năm 1979. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ công nhận rằng “Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc”. Hơn nữa, Hoa Kỳ sắp tổ chức một cuộc tổng tuyển cử và việc tái đắc cử của Tổng thống Trump vẫn chưa thể biết chắc. Tuy nhiên, miễn là ông Trump vẫn còn tại vị ở bất kỳ ngày nào, liệu Mỹ có tiến tới giải pháp này hay không là điều rất đáng để chúng ta chú ý. Tóm lại, nếu Trung Quốc xâm phạm Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ chắc chắn sẽ giúp đỡ, bởi vì Đài Loan rất quan trọng đối với Mỹ, vì ba lý do chính: (1) Vị trí chiến lược của Đài Loan là đi đầu trong việc ngăn chặn Trung Quốc trên toàn cầu; (2) Chống lại Trung Quốc, bảo vệ các quốc gia thân thiện và kêu gọi nhiều quốc gia hơn tham gia liên minh chống Trung Quốc; (3) Đài Loan có các giá trị phổ quát và văn hóa truyền thống và nó là “ngọn hải đăng của Dân chủ” trong tương lai.

Tác giả: Hàn Diệu My
Nguồn Văn nghệ số 40/2020

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây