Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV, chốt ngày bầu cử khóa mới

Thứ năm - 22/05/2025 08:24
Sáng 21/5, với 449/449 đại biểu có mặt tán thành (100%), Quốc hội đã thông qua nghị quyết về rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.

Theo đó, Nghị quyết quyết nghị rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.

Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội Khóa XVI được triệu tập chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử.

Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2026 - 2031 được triệu tập chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày bầu cử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

Chính phủ đề xuất tăng gấp đôi mức phạt bổ sung (ngoài hình phạt tù) đối với người làm và bán lương thực, thực phẩm giả; từ tối đa 100 triệu lên 200 triệu đồng.

Nội dung này nằm trong dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều Bộ luật Hình sự mà Chính phủ trình Quốc hội sáng 20/5.

Tại Điều 193 quy định về tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Chính phủ đề xuất người phạm tội bị tăng gấp đôi mức phạt bổ sung, từ 20-100 triệu đồng lên 40-200 triệu đồng.

Ngoài ra, cá nhân phạm tội bị cấm hành nghề, làm công việc nhất định 1-5 năm, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tới 36 tỷ đồng (mức hiện tại là 18 tỷ), bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra. Pháp nhân thương mại cũng bị đình chỉ vĩnh viễn nếu được thành lập chỉ để thực hiện hành vi tội phạm. Tương tự, ở hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Chính phủ cũng đề xuất tăng gấp đôi mức phạt với pháp nhân thương mại.

Cụ thể, doanh nghiệp thu lợi bất chính từ 2 tỷ đồng thì bị phạt tiền 2-8 tỷ đồng. Nếu họ phạm tội có tổ chức; tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức và một số hành vi khác sẽ bị nâng mức phạt 8-18 tỷ đồng (hiện tại là 4-9 tỷ). Tùy thuộc vào một số mức độ hành vi, mức phạt có thể lên tới 18-30 tỷ đồng và 30-40 tỷ đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây