“HỘI NHÀ BÁO LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 43 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NHÀ BÁO”
Thứ năm - 02/12/2021 10:31
Trần Đức Long Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Nam Định, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nam Định
Ngày 08-4-2020 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 43-CT/TW, của về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”, đây là một sự quan tâm đặc biệt của Ban Bí thư dành cho Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp Hội Nhà báo. Để tiếp tục phát huy truyền thống gần 100 năm truyền thống giới báo chí; hơn 70 năm truyền thống Hội Nhà báo; tiếp tục cụ thể hóa thực hiện nâng cao vai trò, vị trí, hiệu quả và chất lượng hoạt động của các cấp Hội trong tình hình mới. Đặc biệt các cấp Hội Nhà báo phải làm gì để Chỉ thị 43-CT/TW, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới” được phát huy và nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam. Và hôm nay, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên Hội thảo với chủ đề mới, thực tế về “Hội Nhà báo làm gì để thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo”.Đây là chủ đề vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa là trách nhiệm và cũng là vấn đề mà các cấp Hội đang tập trung xây dựng, để phát huy hiệu quả của Chi thị trong thời gian tới.
Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 43-CT/TW, của về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới” thì Ban Tuyên giáo Trung ương đã Hướng dẫn số 148-HD/BTGTW ngày 04-9-2020 của Ban Tuyên giáo Trung ương về “Hướng dẫn học tập, quán triệt tổ chức thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 08-4-2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đến nay, đa số các tỉnh, thành phố đã được các tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo ra Kế hoạch thực hiện Chỉ thị kịp thời xuống các cấp, các ngành và chỉ đạo trực tiếp Hội Nhà báo tỉnh các tỉnh, thành ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, ngày 08-4-2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”.
Từ những điều kiện cụ thể trên, các cấp Hội Nhà báo trong cả nước cũng đã chủ động báo cáo in ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam để triển khai thực hiện.
Đây là chỉ thị tiếp nối chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư năm 2004; trên cơ sở đó, sau 15 thực hiện chỉ thị 37, các cấp Hội Nhà báo đều có những kết quả, thành tựu và những bài học thực tiễn cho từng cấp Hội, từng địa phương. Nhìn lại, sau 15 năm và đến Chỉ thị 43-CT/TW này, các cấp Hội Nhà báo càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với Hội Nhà báo. Vậy, các cấp Hội phải làm gì để tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả của Chỉ thị 43-CT/TW?
Từ kinh nghiệm thực tế trong thời gian qua, Hội Nhà báo tỉnh Nam Định thấy rằng, việc nghiêm túc thực hiện Chỉ thị là một điều kiện tiên quyết trong quá trình triển khai. Và việc ban hành Kế hoạch cụ thể, chi tiết của từng cấp Hội là yếu tố không thể thiếu khi thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt này. Nhiệm vụ đó cụ thể hóa bằng các nội dung sau:
I. Về mục đích, ý nghĩa
- Các cấp Hội Nhà báo quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 43-CT/TW; nâng cao nhận thức sâu rộng trong các cấp Hội Nhà báo tỉnh, các cơ quan báo chí, quản lý báo chí về các quan điểm chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; vị trí, vai trò quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam, của Hội Nhà báo tỉnh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Nam Định.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong các cấp Hội Nhà báo tỉnh; phát huy vai trò là tổ chức chính trị-xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam. Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp hội nhà báo tỉnh trong tình hình mới.
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố trong thời gian tới.
II. Về yêu cầu triển khai thực hiện
- Các cấp Hội Nhà báo tỉnh, thành phố tổ chức học tập, quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; căn cứ đặc điểm tình hình, nhiệm vụ chính trị và thực tiễn của cơ quan, đơn vị, các Chi hội Nhà báo cơ sở xây dựng chương trình thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW thiết thực, hiệu quả.
- Tạo sự chuyển biến sâu sắc nhận thức trong cán bộ, hội viên về vai trò, sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao tính chủ động, hiệu quả công tác của các cấp Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên về vai trò, trách nhiệm đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp của hội viên, người làm báo. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW thường xuyên, định kỳ.
III. Về công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị
Hội Nhà báo tỉnh các tỉnh, thành phố tổ chức quán triệt, hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 43- CT/TW của Ban Bí thư với hình thức phù hợp. Tuyên truyền, quán triệt nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 43-CT/TW và các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Hội Nhà báo Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, thành phố đối với Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố.
IV. Về các nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện
1 Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong các cơ quan báo chí, quản lý báo chítrong tỉnh, các cấp Hội Nhà báo tỉnh. Chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của người làm báo trong tỉnh, nhất là cán bộ, phóng viên là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam thuộc Hội Nhà báo tỉnh về hoạt động báo chí; xác định người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, góp phần tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
2. Xây dựng kế hoạch để phát triển đội ngũ những người làm báo trongtỉnh; khuyến khích cán bộ làm công tác Hội; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí; có cơ chế, chính sách để kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp báo chí cách mạng của tỉnh; đồng thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người làm báo, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam thuộc Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố; có hình thức kỷ luật nghiêm đối với cán bộ, nhà báo, hội viên có những sai phạm trong hoạt động báo chí.
3. Quán triệt đến cán bộ, hội viên, phóng viêntrong các cấp Hội Nhà báo tỉnh, thành phố về Chỉ thị số 43-CT/TW và các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Hội Nhà báo Việt Nam.
- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Chỉ thị số 43-CT/TW trên các kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các phương tiện của cơ quan Báo, Đài PT-TH địa phương; quá trình phổ biến, quán triệt, thực hiện chỉ thị tại các cơ quan, đơn vị; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ - phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng, tính chủ động, hiệu quả trong các hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới; chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục, quán triệt sâu sắc lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với thực hiện tốt Luật Báo chí.
- Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch, xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW, đồng thời định kỳ rà soát, đánh giá để tham mưu bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách hiện hànhtheo sự chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với tổ chức và hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh.
- Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố đổi mới nội dung và phương thức hoạt động chất lượng;đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam; gắn với đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho hội viên và đội ngũ người làm báo, người làm công tác Hội chuyên trách trongtỉnh.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho người làm báo và các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam đang sinh hoạt tại Hội Nhà báo đại phương. Thường xuyên tổ chức quán triệt sâu sắc lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người làm báo và hội viên, gắn với thực hiện tốt Luật Báo chí năm 2016 và các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
- Chú trọng kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Quan tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên và người làm báo, góp phần động viên, khích lệ người làm báo tích cực họạt động và đóng góp vào phát triển sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.
- Tăng cường trách nhiệm của cơ quan Hội Nhà báo cá tỉnh, thành phố, phối hợp với các cơ quan báo chí, quản lý báo chí, các cơ quan liên quanđể triển khai thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư tới các Chi hộinhà báo trực thuộc.
V. Về công tác tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 43 tại Hội Nhà báo tỉnh Nam Định
Sau khi Chỉ thị 43 ban hành, Hội Nhà báo tỉnh Nam Định đã chủ động tham mưu, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cho phép Hội Nhà báo tỉnh được tổ chức quán triệt Chỉ thị trong toàn Hội. - Tháng 6-2021, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức tập trung Quán triệt, triển khai thực hiệnChỉ thị số 43-CT/TWtrong Thường trực, Ban Chấp hành, Ban thư ký các Chi hội Nhà báo cơ sở và quán triệt rộng rãi tới toàn thể cán bộ, hội viên nắm những nội dung định hướng cơ bản, các nhiệm vụ của các cơ quan liên quan nêu trong Chỉ thị số 43-CT/TW và các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với Hội Nhà báo Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết, quy định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với Hội Nhà báo tỉnh.
- Hội Nhà báo tỉnh Nam Địnhphối hợp với các cơ quan báo chí thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 43- CT/TW; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của người làm báo trong tỉnh, nhất là cán bộ, phóng viên là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam thuộc Hội Nhà báo tỉnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) trong Hội Nhà báo tỉnh.
- Ban Thư ký các Chi hội Nhà báo cơ sở chủ độngxây dựng chương trình cụ thể báo cáo Lãnh đạo các cơ quan báo chí, quản lý báo chí, tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 43CT/TW tới toàn thể cán bộ, hội viên trong Chi hội.
- Thường trực Hội Nhà báo tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo; giao Ban Kiểm tra Hội, Văn phòng Hội giúp Thường trực phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW; định kỳ tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả để Thường trực Hội Nhà báo tỉnh chỉ đạo kịp thời.
VI- Kết luận
Qua diễn đàn Hội thảo do Hội Nhà báo Hưng Yên tổ chức, các cấp Hội Nhà báo đã nhận thức sâu sắc vai trò quan trọng, trách nhiệm của các cấp Hội Nhà báo về “Hội Nhà báo làm gì để thực hiện Chỉ thị 43 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo”, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị của Hội Nhà báo Việt Nam, của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các tỉnh, thành phố. Các cấp Hộitiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động Hội, xây dựng nền báo chí và đội ngũ người làm báo xứng đáng với truyền thống báo chí cách mạng trong tiến trình phát triển của khu vực và cả nước.
Kính thưa các đồng chí!
Để tiếp tục phát huy truyền thống báo chí cách mạng, những người làm báo trong cả nước nguyện trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của đất nước, trung thành với tôn chỉ, sứ mệnh của báo chí cách mạng trong bối cảnh thuận lợi, thời cơ đan xen với thách thức, nguy cơ phức tạp, khó lường, trong đó công tác tư tưởng - văn hoá, được xác định là một mặt trận - mỗi người làm báo là một chiến sỹ xung kích trên mặt trận đó để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.