Lược ghi tại Hội thảo Báo chí truyền thông về văn hoá

Thứ ba - 19/03/2019 15:25
* Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo: Báo chí phải góp phần tạo ra hành vi văn hóa bằng cách nêu gương tốt phê phán cái xấu.

Đó là định hướng chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội thảo “Vai trò của báo chí trong truyền thông về chuẩn mực văn hoá ứng xử do Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng ngày 16/3.

Đến dự và chỉ đạo có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Tham dự có đồng chí Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, đồng chí Trịnh Thị Thuỷ, Thứ trưởng Bộ Văn Hoá Thể thao và Du lịch, đồng chí Hoàng Vĩnh Bảo, thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Chiến nêu bên cạnh nếp sống văn hoá thì tình trạng thiếu văn hoá trong cộng đồng như lãng phí thời gian tiền của, đánh cãi nhau tràn lan, rượu chè cờ bạc nghiện hút, gia phong mỹ tục bị xem nhẹ, xả rác bừa bãi, phóng nhanh vượt ẩu… Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ đề nghị các đại biểu thảo luận:1- Xác định những đặc điểm văn hoá ứng xử của con người Việt Nam; 2- Phân tích thực trạng lối sống và hành vi văn hoá người Việt và vai trò của Báo chí trong tuyên truyền phổ biến các điển hình để hình thành chuẩn mực văn hoá; 3- Nêu kinh nghiệm trong tuyên truyền các gương người tốt việc tốt, nếp sống đẹp, phê phán cái xấu; 4- Đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của các cơ quan báo tham gia truyền thông ứng xử văn hoá trong thời gian tới.

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực HNBVN Hồ Quang Lợi đánh giá bên cạnh những mặt tích cực của báo chí như đã kịp thời tuyên truyền về bản sắc văn hoá Việt góp phần xây dựng nếp sống văn hoá cũng  như đạo đức và lối sống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, thì đã có nhng cơ quan báo chí chưa coi trọng tuyên truyền lĩnh vực văn hoá. Mặt khác vẫn còn có tình trạng một số cơ quan báo chí cũng như một bộ phận các nhà báo thiếu chuẩn mực trong ứng xử, giao tiếp, thậm chí có nhà báo còn vi phạm pháp luật. Phó Chủ tịch Hồ Quang Lợi nhấn mạnh các cơ quan báo chí, các cấp hội cũng như các hội viên HNBVN cần thực hiện nghiêm Luật Báo chí, 10 điều quy định đạo đức người làm báo và Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo do HNBVN ban hành, góp phần đề cao văn hoá ứng xử trong báo giới.

Viện trưởng Viện Văn hoá Nghệ thuật Bùi Hoài Sơn cho rằng người Việt do ảnh hưởng của lối sống tiểu nông cục bộ phường hội ăn xổi ở thì nên số đông người Việt Nam học không đến nơi đến chốn, học để thi, nặng sao chép tự ti không phản biện. Bên cạnh đó người Việt duy tình và gia trưởng, khinh ấu, hay hướng về quá khứ, thích hư danh sĩ diện, dẫn đến háo danh nên mua chức mua bằng, giấu đói nghèo. Và người Việt mắc thói cục bộ níu kéo: 1 người làm thì tốt, 3  người làm thì tồi, 7 người làm thì hỏng. Theo ông Sơn, người Việt còn hay đố kị, thích tụ tập nhưng  thiếu liên kết nên hay để mất đại cục… Đó là những thói xấu trong văn hoá ứng xử người Việt.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trịnh Cường bàn về văn hoá công vụ đã được Thủ tướng phê duyệt. Văn hoá công vụ liên quan đến chức trách cán bộ viên chức mà cụ thể là thái độ đối với dân và đối với đồng nghiệp. Ông Cường nêu văn hoá công sở còn nhiều hạn chế nên có tình trạng công chức đánh người nơi công cộng, quy trình giải quyết công việc còn kéo dài, nhiều hành vi vi phạm chưa được xử lý nghiêm… Theo ông Cường muốn làm tốt văn hoá công sở thì người đứng đầu phải làm gương.

Nhà báo Trần Thanh Thuỷ Đài PTTH Hà Nội nêu nạn xả rác hút thuốc lá, chửi bậy, chặt chém, thờ ơ vô cảm của nhiều công dân thủ đô và thông tin Đài Hà Ni có nhiều chuyên mục nêu gương lối sống đẹp…

Thứ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thị Nghĩa nêu nhà trường có nhiều phong trào xây dựng văn hóa học đường môi trường văn hoá của nhiều trường được chú trọng. Tuy nhiên còn những hạn chế như:  chưa chú trọng giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nên đã xảy ra bạo lực học đường…

Nhà báo Nguyễn Công Đán Chủ tịch HNB Hưng Yên nêu hiệu quả lan toả của báo chí Hưng Yên trong tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hoá qua nhiều tin bài nhiều chương trình về cưới tang tiết kiệm, cũng như các phong trào: “Tuổi trẻ lập thân lp nghiệp”, Trẻ chăm ngoan già mẫu mực”, “Mỗi làng một sân chơi một ao bơi”… Và kiến nghị chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các tin bài viết về văn hoá ứng xử; Đồng thời đề nghị các cơ quan báo chí tăng thời lượng và nâng cao chất lượng nội dung tin bài.

Nhà báo Nguyễn Hải  Báo Quân đội Nhân dân nêu câu chữ lệch chuẩn trong giải trí xuất hiện khá nhiều với câu từ thô tục như lời một bài hát “Anh đếch cần gì ngoài em” nhưng được giới trẻ thích mà từ “đếch” được dùng tới 12 lần. Hoặc cổ vũ ăn mừng quá đáng nên báo chí dùng từ khích lệ người dân “đi bão” vi nhiều hành vi nẹt pô phóng nhanh còi to tràn trên đường phố. Như thế khác nào báo chí cổ vũ cho gây mất trật tự công cộng.

Phó GS Lê Quý Đức đề nghị báo chí phản ánh sự ứng xử giữa nhà nước và công dân, trong đó báo chí cần mạnh dạn phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

Hoà thượng Thích Giác Quang Dân ta từng nói “Lời nói đọi máu” nên rất quan tâm các tin bài nói về Phật giáo (theo thống kê mỗi năm có khoảng 10 nghìn tin bài liên quan đến Phật giáo) và  có những  đề tài giật gân câu khách ảnh hưởng đến đời sống xã hội và xúc phạm giáo giới.

Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức Báo chí góp phần xây dựng văn hoá và báo chí nên thay từ tuyên truyền một chiều chuyển sang đối thoại để chuyển các giá trị văn hóa cho cộng đồng.

Tiến sỹ Nguyễn Viết Chức nêu câu hỏi: Các nhà báo có được giáo dục đầy đủ về chuẩn mực văn hoá? Cần nêu được chuẩn mực văn hoá trong khi văn hoá truyền thống bị xem nhẹ mà chuẩn mực mới thì chưa có. Báo chí phải chuẩn về ứng xử văn hoá. Hãy khuyến khích các nhà báo các báo nêu gương người tốt việc tốt.

Phát biểu tổng kết hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương các đơn vị đã tổ chức hội thảo về một lĩnh vực được xã hội quan tâm: Văn hoá là động lực để phát triển đất nước. Phó Thủ tướng nhấn mạnh văn hoá là động lực để phát triển đất nước nên phải xây dựng được hành vi lời nói giao tiếp chuẩn mực trong cộng đồng. Phó Thủ tướng chỉ rõ: Xã hội ta còn xảy ra tình trạng lãng phí, mất vệ sinh, ồn ào, bạo lực, muộn giờ… Về công tác truyền thông xây dựng chuẩn mực văn hoá Phó Thủ tướng chỉ đạo: Báo chí cần tăng cường tuyên truyền để tạo ra chuyển biến về hành vi bằng nêu gương tốt phê cái xấu. Báo chí không chỉ đưa tin mà cần phải phân tích phê phán. Trong cách làm phải báo chí phải kiên trì, cần có giải báo chí viết v văn hoá. Các báo đài cần có chuyên mục văn hoá, biểu dương người tốt việc tốt, để các hành vi thiếu văn hoá cần được khắc phục có như vậy đất nước mới xứng đáng như tổ tiên từng gây dựng.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:

 
111
 
500
 
111
 
666
 
111

Nguyễn Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây