Những yếu tố giúp báo chí địa phương không thua mạng xã hội

Thứ năm - 27/06/2019 08:55
LTS- Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019), ngày … tại TP Hưng Yên, Hội Nhà báo tỉnh Hưng Yên đăng cai tổ chức hội thảo báo chí khu vực với chủ đề: "Những yếu tố làm cho báo chí địa phương không thua mạng xã hội". Nhiều lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố phía Bắc và một số cơ quan báo chí Trung ương cùng đông đảo hội viên, nhà báo các cơ quan báo chí trong tỉnh tham dự. Người làm báo Hưng Yên xin trích đăng nội dung một số tham luận tại hội thảo (đầu đề do Tòa soạn đặt).
Tham luận của Đài PT&TH Hưng Yên   

Cách đây khoảng 10 năm, mạng xã hội đã trở thành một kênh giúp cho việc truyền tải tin tức trở nên thuận lợi. Nhiều nội dung thông tin trên mạng xã hội đã được các cơ quan báo chí đăng tải. Báo chí truyền thống đã và đang tiếp tục cạnh tranh kịch liệt về lượng người đọc, người xem, doanh thu quảng cáo với mạng xã hội.
*** Error ***

Điều đó cho thấy mạng xã hội luôn là thách thức nhưng cũng là cơ hội để mang lại lợi ích cho các cơ quan báo chí. Trong đó có các cơ quan báo chí địa phương. Bởi trong rất nhiều trường hợp, các tương tác trên mạng xã hội đã giúp cho các tòa soạn điều chỉnh nội dung thông tin để bám sát vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như định hướng dư luận tốt hơn. Tuy nhiên để báo chí địa phương không thua mạng xã hội, theo chúng tôi, cần có các yếu tố sau:

Một là, phát huy các thế mạnh của báo chí địa phương như tính nhanh nhạy, tính xác thực và yếu tố gần gũi với bạn đọc. Chỉ khi người đọc thấy được những cái mới, lạ ở cạnh mình, họ cảm thấy gần gũi hơn với mình thì họ mới tìm đến để đọc, xem. Qua đó cũng giúp cho báo chí địa phương không đi vào các thông tin có tính "câu view, giật gân".
 
Hai là, không được xa rời tôn chỉ, mục đích của tòa soạn. Bởi mạng xã hội khi đưa tin thường hay có tính chất suy đoán. Nhưng các cơ quan báo chí lại chứng minh bằng sự thật, song phải kịp thời và thông tin có tính định hướng dư luận. Bạn đọc có thể lướt qua các thông tin nhanh, nhưng sẽ kiểm chứng độ xác thực, tính khách quan của các cơ quan báo chí chính thống, có độ tin tưởng cao. Thông thường các nguồn tin đa chiều đưa lên mạng xã hội th
ường là gây sốc, độ chính xác không cao nên đòi hỏi người làm báo phải sàng lọc, thẩm định kỹ trước khi khai thác để thông tin chính xác.


Ba là, báo chí địa phương nên tiếp tục phản ánh những nét đẹp, điển hình tiêu biểu, truyền thống văn hiến, cách mạng ở địa phương. Với độ tin cậy cao, tiếp tục được cải tiến về nội dung, hình thức, đặc biệt là chất lượng thông tin ngắn gọn, hình ảnh đắt mà không phải mạng xã hội nào cũng có được sẽ là những yếu tố quan trọng để báo chí địa phương thu hút khán giả, độc giả về với mình. Ví dụ, những cây, con đặc sản ở Hưng Yên như gà Đông Tảo, nghệ Chí Tân (Khoái Châu), vải lai trứng (Phù Cừ)... không phải mạng xã hội hay các cơ quan báo chí trung ương lúc nào cũng biết được. Mà chỉ có những phóng viên theo dõi lâu năm, có thời gian gắn bó, lăn lộn với cơ sở mới biết và hiểu và có những bình luận, phân tích sâu sắc, mổ sẻ vấn đề thì khi đưa lên các phương tiện truyền thông sẽ được dư luận đón nhận.

Bốn là, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong truyền tải thông tin. Thông thường khi đưa lên mạng xã hội, không phải thông tin nào cũng được truyền tải bởi công nghệ tiên tiến, nhưng các thông tin chính thống của cơ quan báo chí lại đến với khán giả, độc giả một cách thuận lợi nhất. Chỉ có những cơ quan báo chí mới có nguồn đầu tư để nâng cấp, cải tiến thiết bị thông minh và có những kỹ thuật viên chuyên nghiệp để cung cấp các dịch vụ ưu việt nhất cho khán thính giả, độc giả.

Năm là, liên tục đổi mới tòa soạn và có lộ trình tự chủ phù hợp. Đổi mới tòa soạn theo hướng cũng cấp thông tin mà khán giả, độc giả, khách hàng cần hơn là cung cấp những gì mình sẵn có và theo lối mòn. Gắn với công việc này là vạch ra lộ trình tự chủ để thích ứng với xu thế của thời đại. Chỉ khi làm được như vậy, các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo chí địa phương mới có thể cạnh trạnh và không thua mạng xã hội về cách tiếp cận và cung cấp thông tin có chất lượng cho bạn đọc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây