Sáng nay, trao giải cuộc thi, ra mắt sách 'Đoàn viên sau đại dịch'; công bố giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân

Thứ bảy - 08/01/2022 21:45

Sáng 8/1, lễ trao giải cuộc thi viết với chủ đề "Đoàn viên sau đại dịch" do báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành Piaggio Việt Nam tổ chức, diễn ra tại Đường sách Nguyễn Văn Bình, tổng kết chặng đường hơn 1 tháng với hơn 500 bài dự thi.

111
Mở đầu cho sự kiện, ông Lê Xuân Trung - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - gửi lời cảm ơn tất cả bạn đọc đã tham gia cuộc thi, làm nên một mùa đoàn viên ấm áp, đầy cảm xúc trên báo Tuổi Trẻ. “Chúng tôi rất xúc động khi tổ chức một cuộc thi với đông đảo bạn đọc. Sống trong giai đoạn căng thẳng mới biết giá trị của đoàn viên và càng đến Tết ước ao đoàn viên mới càng mạnh mẽ”, ông Lê Xuân Trung chia sẻ.

Ông Lê Xuân Trung nói thêm, đại dịch cũng là một cột mốc quan trọng với Tuổi Trẻ Online sau 18 năm thành lập với sự đóng góp, cống hiến hết mình của đội ngũ và của bạn đọc. 

Tuổi Trẻ đã rất thành công trong làng báo giấy nhưng chưa phải tờ báo điện tử có số lượng bạn đọc nhiều. Tuy nhiên trong năm 2021 số lượng bạn đọc tăng vọt, Tuổi Trẻ Online từ top 5 đã vọt lên top 2. 

Trong năm 2021, đội ngũ Tuổi Trẻ tập trung làm báo điện tử và đang dần chứng tỏ là một tờ báo xứng đáng là định chế tham khảo trong đại dịch. Dù người dân đọc tin tức từ rất nhiều nguồn khác nhau nhưng Tuổi Trẻ vẫn là nơi kiểm chứng những tin tức quan trọng nhất” - ông Trung nói.

111
Tác giả Vương Đình Khang (34 tuổi) nhận giải nhất của cuộc thi. Hôm nay anh Khang và em trai Vương Gia Phúc (27 tuổi) cùng nhau đến lễ trao giải. Khang từ An Giang lên, còn Phúc - người em “lơ máy bay” trong bài viết "Mày chỉ là thằng lơ máy bay". Với Đình Khang và Gia Phúc, đại dịch đã kéo hai anh em lại gần nhau, gắn bó hơn sau nhiều xích mích. Tết năm nay cả gia đình sẽ cùng sum họp đúng như tên gọi của hai anh em mà khi đặt tên cha mẹ đã gửi gắm: Gia Đình Hạnh Phúc.
111
Nhà báo Nguyễn Trường Uy - phó tổng thư ký báo Tuổi Trẻ - giới thiệu giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Nhâm Dần 2022. Giai phẩm này sẽ chính thức phát hành ngày 10-1
111
Tác giả Vương Đình Khang và em trai của anh - nhân vật chính của bài viết "Mày là thằng lơ máy bay". Trên sân khấu, Vương Gia Phúc (bên phải) chia sẻ rằng đã rất bất ngờ khi đọc bài viết của anh trai. Phúc nhìn thấy một người anh tình cảm, ấm áp rất khác với người anh ít nói, ít chia sẻ hằng ngày. Hôm nay cha mẹ không thể đi cùng đến dự lễ trao giải nhưng Phúc cho biết cha mẹ dặn quay phim, chụp nhiều ảnh của hai anh em gửi về
111
Tác giả Trần Nhã Thụy với tác phẩm "Mỗi người một chuyện đoàn viên" chia sẻ rằng bản thân may mắn khi còn bình yên ngồi đây nhìn mặt nhau, san sẻ những điều gần gũi nhất trong cuộc sống. Anh cho rằng đó là hạnh phúc rất lớn bởi trong cơn sóng thần COVID-19, ai cũng chạm đến ý nghĩ không biết ngày mai còn sống trên đời này hay không?
111
Diễn viên Hồng Ánh không cầm được nước mắt khi nhớ lại cuộc đoàn viên của chị và cha mình sau đại dịch. Suốt thời gian qua, Hồng Ánh nhiều tháng không thể về nhà và dù người cha bị bệnh cũng không thể về chăm cha. Chị chia sẻ rằng đã rất xúc động với những câu chuyện người thật, việc thật “gần gũi với thế hệ mình”. Đọc câu chuyện của Vương Đình Khang chị nhận ra bình thường cũng rất ít nói lời yêu thương với người thân và tự nhắc nhở bản thân cần phải nói lời yêu thương với người thân mình nhiều hơn khi còn có thể.
111
Tác giả Thi Văn Chương với tác phẩm "Chở má đi thăm chồng" đã rất xúc động “khi bài được đăng và được giải cao cao”. Từ Long An lên dự trao giải, ông cho biết Tuổi Trẻ đã đến được tận với những người dân quê ông, đồng hành cùng với những người dân quê ông. “Đại dịch ai cũng có cảm xúc riêng. Với tôi là hình ảnh của má tôi mỗi lần đi tảo mộ. Cha đã mất từ lâu nhưng má vẫn nhớ cha. Những ngày đi tảo mộ, má càng nhớ cha hơn thì phải”. Dù đại dịch nhưng ông vẫn về “chở má đi thăm chồng” - công việc quan trọng nhất mỗi năm của má.
111
Diễn viên Hồng Ánh trao giải ba cho hai tác giả. Tác giả Thi Văn Chương với tác phẩm "Chở má đi thăm chồng" và tác giả Trần Nhã Thụy với tác phẩm "Mỗi người một chuyện đoàn viên".
111
Nhà báo Nguyễn Trường Uy - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, trưởng ban giám khảo cuộc thi - trao giải nhất của nhà đồng hành Piaggio Việt Nam cho tác giả Nguyễn Công Thành
111
Bà Cát Khuê (bìa phải) - biên tập viên báo Tuổi Trẻ - trao giải thưởng cho 3 trong 25 tác giả đoạt giải mạng xã hội.
111
Bạn đọc nhận sách và báo xuân Tuổi Trẻ
111
Rất nhiều bạn đọc đã đến tham dự lễ trao giải tại Đường sách Nguyễn Văn Bình sáng nay 8-1
111
Buổi trao giải ngoài các bạn đọc đoạt giải còn có các khách mời đặc biệt như nghệ sĩ Hồng Ánh, nhà văn Nguyễn Khắc Ngân Vi, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh

Cuộc thi do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Piaggio Việt Nam được khởi động từ những ngày đầu tháng 11 năm 2021 để bạn đọc gửi tâm tư, suy nghĩ, trăn trở và cả niềm hy vọng về mùa Tết sắp đến - Tết đặc biệt sau 2 năm dịch COVID-19.

Cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc từ khắp nơi, trong đó có nhiều người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. Sau hơn 1 tháng phát động, hơn 500 bài viết, bài dự thi đã gửi về tham dự cuộc thi.

Ban tổ chức đã lựa chọn 55 bài viết vào vòng sơ khảo và 16 bài viết vào chung khảo trao giải.

Trong những bài viết của Đoàn viên sau đại dịch thì những câu chuyện mùa dịch cũng hiện rõ hơn bao giờ hết. Là người con ở tận chân trời Scotland xót cha xót mẹ, lòng lo lắng không yên khi ông bà đều mắc COVID-19, là anh bác sĩ trẻ đi tình nguyện chống dịch nhiều tháng trong khi mẹ anh phải về quê chăm ông bà ốm và kẹt lại ngoài quê.

Hay chuyện người chị công nhân cùng chồng con về nhà sau giãn cách, "cuốn hết đồ đạc, chất đầy trên chiếc xe cũ từ cổ cho tới yên xe"…

Với chủ đề đoàn viên, lại là đoàn viên sau đại dịch, cuộc thi cũng vô tình trở thành nơi giãi bày những kỷ niệm xưa cũ, trong trẻo nhất, ấm áp nhất về Tết - những ngày Tết còn được sum họp của tuổi thơ, của thời chưa biết dịch là gì.
 

111

Kết quả cuộc thi viết Đoàn viên sau đại dịch

16 tác giả được trao giải thưởng chung cuộc gồm:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (tiền mặt) + bộ quà tặng Vespa kỷ niệm 75 năm + mũ bảo hiểm Vespa 75 năm thuộc về tác giả Vương Đình Khang với bài viết Mày là thằng lơ máy bay.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 7 triệu đồng + bộ quà tặng Vespa kỷ niệm 75 năm + mũ bảo hiểm Vespa 75 năm thuộc về các tác giả:

- Bác sĩ Lê Ngọc Phú với Bếp nhà mình lâu lắm rồi không đỏ lửa mẹ ơi.

- Lê Thị Hải Yến (Paris - Pháp) với Mở đường bay con sẽ về.

• 4 giải ba: mỗi giải 5 triệu đồng + bộ quà tặng Vespa kỷ niệm 75 năm + mũ bảo hiểm Vespa 75 năm thuộc về các tác giả:

- Nguyễn Vũ Tuấn với Xin đừng là giấc mơ.

- Thi Văn Chương với Chở má đi thăm chồng.

- Ngô Quốc Việt với Liệu rằng ngoại có còn khỏe để chờ đợi được cái Tết năm sau?

- Trần Nhã Thụy với Mỗi người một chuyện đoàn viên.

• 9 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng + bộ quà tặng Vespa kỷ niệm 75 năm + mũ bảo hiểm Vespa 75 năm - thuộc về các tác giả:

- Em Nguyên với Dìa đây là nghe mùi Tết à.

- Thu Thủy với Em sẽ nhớ hoài ngày Tết Việt Nam.

- Dương Bảo với Món quà lớn nhất là gặp lại nhau.

- Trần Minh Thịnh với 40cm tuyết dày, 30 Tết, -20 độ C, 10.000km, không về nhà.

- Võ Đăng Khoa với Dịch không thể giết chết được một mùa xuân.

- Lê Trần Thư Trúc với Các con tôi chắc chắn sẽ được về...

- Châm Võ với Ngọn bí luộc chấm muối ớt mà Lử thấy ngon như ăn thịt cả con lợn rừng.

- Trần Thủy với Thư gửi mẹ từ Giessen.

- Thụy với Những ngày chống dịch trên mảnh đất nghèo.

Bên cạnh các giải thưởng từ ban tổ chức, đơn vị đồng hành Piaggio Việt Nam đã trao giải thưởng đặc biệt cho 3 bài viết về những kỷ niệm, dấu ấn khó quên cùng Vespa trong dịp Tết đến xuân về gồm:

Tác giả Nguyễn Công Thành với tác phẩm Chiếc Vespa vượt Trường Sơn ra Hà Nội lấy tấm bản đồ, vượt biên giới đến Phnom Penh.

Tác giả Lê Trang với tác phẩm Cuộc đoàn tụ khó tin với chiếc Vespa cổ của ba tôi.

Tác giả Tuyết Trần với tác phẩm Tôi mơ chắp cánh bay về.

 

Theo Tuổi trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây