Con Hổ, có hai con Hổ

Thứ bảy - 29/01/2022 22:20
Đó là lời diễu của Nguyễn Nhược Pháp khi chê bài thơ Nhớ rừng in ngay trang đầu tập thơ đầu tay của Thế Lữ “Mấy vần thơ” (1935). lập thơ ra đời khi Thế Lữ 28 tuổi gồm những bài trước đó đã in trên báo Phong Hóa của nhóm Tự Lực Văn Đoàn và được coi là tập thơ đầu tiên của phong trào Thơ Mới. Còn bài thơ Nhớ rừng đã nổi tiếng khi mới xuất hiện. Nhà văn Thạch Lam coi đó là một kiệt tác. Nhưng Nguyễn Nhược Pháp kém Thế Lữ 7 tuổi thì rất chê. Ông viết: “Trong bài Nhớ rừng, Thế Lữ đã làm cho con hổ của vườn bách thú biết nói. Tôi đã muốn gợi ý một cách tế nhị cho tác giả rằng, trong vườn bách thú có hai con hổ; tác giả quên không cho người đọc biết, trong hai con hổ đó, thì con nào là con biết nói  bằng Thơ Mới?”. Nguyễn Nhược Pháp diễu vậy vì Ông cho rằng nhà thơ dùng con hổ làm biểu tượng mà bên trong chính là người thi sĩ thì cái biểu tượng đó là thứ “vớ vấn đáng thương”. Và sau khi phân tích bài thơ, ông khẳng quyết: “Dù gì, với tôi, cũng phải nói thật rằng, trong bài thơ Nhớ rừng, thật sự có những câu thơ tuyệt đẹp, nhưng ý và tứ thì rỗng và thật sự buồn tẻ, chẳng toát ra được điều gì mới lạ. Đây rõ ràng là khiếm khuyết của tác giả, nhất là khi ông lại muốn giảng giải theo kiểu triết học”.
111
Ảnh minh họa
Tuy chê mạnh bài thơ được coi là hay nhất tập “Mấy vần thơ”, nhưng Nguyễn Nhược Pháp vẫn khen tập thơ hình thức “đẹp nhất đã được xuất bản cho tới hôm nay”. Ông nêu nhận xét chung là "thơ và văn của Thế Lữ thể hiện trong tập thơ xứng đáng  được quần chúng chung quanh ông hâm mộ” vì sự tự nhiên thoải  mái, tuy thiếu sự đắm đuối, và “phải công bằng mà  nói, thơ của thi sĩ Thế Lữ thông qua báo Phong Hóa đã làm cho nhiều người mến mộ và cảm phục cái tài thi ca của ông”.

Bài viết này của Nguyễn Nhược Pháp viết bằng tiếng Pháp đăng trên Dáo L Annam Nouveau (tờ tuần báo do bố ông, học giả Nguyễn Văn Vĩnh, lập ra năm 1931) số 428 năm 1995 đã khiến Thế Lữ và Thạch Lam phản úng mạnh. Thế Lữ cho là Nguyễn Nhược Pháp đã hiểu nhầm mình, ông không phải là một con hổ trong vườn thú. Thạch Lam thì vẫn khẳng định Nhớ rừng là một kiệt tác. Ông Pháp đã có bài đáp lại hai người vẫn trên tờ báo tiếng Pháp đó, số 436, với nhan đề “Ông
Thế Lữ và con hổ trong vườn bách thú.

Đáp lại Thế Lữ, Nguyễn Nhược Pháp châm chọc: “Tôi thiết tưởng phải treo trước cái chuông của con hổ đó một cái biển đề rõ: Con hồ trong chuồng này không phải là ông Thế Lữ! Điều này, sẽ bót đi sự dễ nhầm lẫn của các độc giá đối với Nhó rừng”.

Đáp lại Thạch Lam, Nguyễn Nhược Pháp cho rằng cái người với bút danh Thạch Lam chắc đã phật lòng vì đọc thấy ông coi các ý tứ trong thơ Thế Lữ là rỗng tuếch, vô vị, không có gì đặc biệt. Ông phân tích tại sao mình nói vậy. Đấy là vì ông vẫn cho cách  làm thơ để con vật nói thay mình là không ổn: “Nếu Nhớ rừng không có biểu tượng, nó sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Cho dù đã có nhiều tiến bộ trong nghiên cúu khoa học, chúng ta còn chưa biết, các con vật có linh hồn, hay khả năng tư duy hay không. Vậy tại sao bắt một con hổ phải nói?

Phải chăng chỉ để nó thay mình nói những lời đao to búa lớn và chẳng ăn nhập gì với hoàn cảnh?”. Theo ông, có thể ông Thế Lữ đã suy nghĩ kỹ càng trước khi viết, nhung kết quả công việc không may lại là trái núi đẻ ra con chuột “và con  chuột của Thế Lữ chính là  bài Nhớ rừng nổi tiếng, dù ai muốn nói gì đi nữa”. Cuối cùng Nguyễn Nhược Pháp khẳng định lại ý kiến  của mình ở bài trước: “Nhớ rừng không thể xứng danh  để gọi là một kiệt tác. Tác phẩm đó có những giá trị nhất định, nhưng nó chỉ mang tính ước lệ mà thôi.  Trong bài thơ có những câu thơ thật đẹp, vậy thôi!”. Ông cho rằng trong tập “Mấy vần  thơ” còn có những bài hay hơn Nhớ rừng. Cuối bài viết thứ hai này Nguyễn Nhược Pháp có một ghi chú nói về bài báo đáp trả mình của Thạch Lam. Ông cho biết Thạch Lam coi ông là loại người yếu đuối khi đứng trước chuồng hổ và thách ông chui vào cái chuồng hổ đó. “Có phải vì ông ta có mong muốn mãnh liệt muốr: xé xác tôi để ăn tươi nuốt sống? Nhưng hỡi ôi, quỷ tha ma bắt! Giá như con hố đó là chính ông Thế Lữ, tôi sẽ sẵn lòng chui vào. Ông sẽ chẳng ăn thịt tôi đâu, và lúc đó, tôi sẽ trở thành một người dạy thú!”. Giọng điệu vẫn rất khôi hài, giễu cọt.

Giọng điệu đó là để bày tỏ một thái độ phê bình thẳng thắn, dứt khoát và như ông nói là “không nịnh bợ” nhà thơ. Cái cách ông nói về tác giả “Gió đầu  mùa" hai lần bằng kiểu nói “người viết với bút danh Thạch Lam” chứ không phải kiểu xưng hô “ông Thạch Lam” cũng là diễu. Nguyễn Nhược Pháp cũng vẫn giữ giọng điệu đó ở các bài phê bình khác. Ví như vẫn trên Annam Nouveau, số 435, ông phê một nhà thơ như thế này: “Để kết thúc, chúng tôi xin thưa rằng, dưới gầm trời này, không thể kiếm đâu ra một người kỳ quặc đến mức sẽ cho rằng thơ của ông Hồng Quang là hay, dĩ nhiên ngoại  trừ tác giả”.

Con hổ, có hai con  hổ. Con hổ “nhớ rừng”  của Thế Lữ trong một  bài thơ thuộc loại hay nhất của Thơ Mới từ lâu đã trở nên nổi tiếng. Duy có lẽ chỉ Nguyễn Nhược Pháp là phủ nhận nó một cách gay gắt ngay từ đầu. Ông đã chê bai  thẳng thùng bài thơ Nhớ rừng trong hai bài viết như tôi đã dẫn. Lý do trưóc hết có thể đó là một cách đọc phê bình đi cùng vói một thái độ phê bình của riêng ông trong không khí văn chương một thời. Một thời phê bình, tranh luận văn chương có hồn nhiên, có gay gắt, có châm chọc, tôn trọng nhau nhung không phải sợ sệt kiêng nể ai, cứ nói thẳng ý mình. Dám nói thật cảm nhận của mình ngược vói số đông, đó là một thái độ “thẳng thắn và cứng cỏi” của Nguyễn Nhược Pháp như nhà thơ Bàng Bá Lân sau này đã nói đến. Điều này càng thấy rõ khi ông đọc tập truyện “Kép Tu Bền” của Nguyễn Công Hoan. “Ai cũng nhất . trí phong cho tập truyện này là tập truyện ngắn hay nhất. Giờ thì xin đến lượt chúng tôi nêu quan điểm của mình.” Nguyễn Nhược Pháp đã phân tích cách viết để khen nhà văn biết viết truyện, và cũng thống nhất ý kiến chung coi Nguyễn Công Hoan là “người viết truyện ngắn An Nam hay nhất đương thời.” Nhưng ông chê truyện Kép Tư Bền không phải là truyện hay  nhất của tập sách vị nó dùng một đề tài đã được sử dụng qua nhiều lần thành ra không còn gì độc đáo. Nhưng có thể còn một lý do khác trong việc Nguyễn Nhược Pháp chê bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Đó là ông muốn đánh đổ vị thế. Oai quyền của tác giả “Mấy vần thơ” lúc đương thời. Hãy nghe nhà thơ Bàng Bá Lân cho biết: “Hồi ấy Thơ Mới đang được đất nẩy nở. Ngôi sao Thế Lữ đang sáng chói. Trên thi đàn, nhà thơ này mặc súc giương đông kích tây. Dưới bút hiệu Lê Ta, ông phê bình thơ người này người khác. Phần nhiều bị ông giễu cợt chê bai. Thảng hoặc có tập thơ được ông khen, nhưng lại khen bằng một giọng trịch thượng. Được vậy là nhờ nhóm Tự Lực Văn Đoàn đang có ưu thế và báo Phong Hóa đang được nhiều người ủng hộ. Nguyễn Nhược Pháp đứng ra chống với Thế Lữ. Luôn mấy kỳ trên báo L Annam Nouveau anh phân tích và vạch rõ những cái dở, cái sai lầm trong thơ Thế Lữ. Thế Lữ hung hăng đả kích lại trên báo Phong Hóa. Nhung trước những lý lẽ chắc chắn vững vàng trình bày bằng một giọng điềm đạm của Nhược Pháp, Thế Lữ nhụt dần...".

Chuyện quanh con hố trong thơ này diễn ra năm  1935 khi Nguyễn Nhược Pháp 21 tuổi và ba năm sau thì ông mất. Tuy sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng ông vẫn kịp ghi dấu mình vào văn chương nước nhà bằng thơ, kịch, truyện ngắn và phê bình. Tập thơ “Ngày xua” của ông cũng ra năm 1935 đọc ý vị, trong có bài Chùa Hương (Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa) đã trở nên nổi tiếng. Nguyễn Nhược Pháp sáng tác bằng tiếng Việt nhưng viết phê bình bằng tiếng Pháp đăng trên báo LAnnam Nouveau. Các bài phê bình của Nguyễn Nhược Pháp đã được dịch ra tiếng Việt và in trong sách “Hoa một mùa” (NXB Phụ Nữ, 2018) tập hợp toàn bộ các bài viết của ông. Tài liệu tôi dẫn là lấy từ sách này. Con hổ, có hai con hổ. Cuộc phê bình văn chương rút cuộc đã kết lại đúng chất văn chương. Vẫn nhà thơ Bàng Bá Lân cho biết: “Ít lâu sau, trên báo Phong Hóa, bỗng có một bài phê bình tập thơ “Ngày xua” với những lời khen ngợi nồng nàn ít có, dưới ký tên Lê Ta. Thái độ của Thế Lữ thật đáng khen và càng chúng tỏ cái chân tài của Nhược Pháp vậy”.

Hà Nội 12/12/2021 
Phạm Xuân Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay1,852
  • Tháng hiện tại111,164
  • Tổng lượt truy cập3,081,074
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây