Truyền kỳ Facebook và sự tôn vinh cho những hành trình đấu tranh cho sự thật

Thứ ba - 18/01/2022 14:58

Phần thưởng cho cuộc đấu tranh cho sự thật

Nếu Facebook chiếm lĩnh bức tranh truyền thông 2021 bằng gam màu xám của những kích động bạo lực, thù hận và nạn tin giả tràn lan, việc hai nhà báo Nga và Philippines được vinh danh giải thưởng Nobel hòa bình có thể coi là điểm sáng cho bức tranh ấy và có thể coi là một gam màu đối lập với Facebook khi nguyện bảo vệ sự thật và tự do ngôn luận.

Những nỗ lực của họ đã ghi nhận bằng giải Nobel hòa bình năm 2021 – giải thưởng đầu tiên dành cho lĩnh vực báo chí kể từ khi nhà báo Carl von Ossietzky (Đức) được vinh danh năm 1935 vì tiết lộ Đức bí mật xây dựng lại lực lượng vũ trang sau Thế chiến 1, vi phạm hòa ước Versaille.
 

111
Nhà báo Maria Angelita Ressa - đồng sáng lập từ Rapler giành giải Nobel hòa bình 2021. Ảnh: Science-net

Đó là Maria Angelita Ressa, sinh năm 1963, một nhà báo nổi tiếng người Philippines đồng sáng lập tờ Rappler, một nền tảng tin trức trực tuyến. Và, Dmitry Muratov, chủ bút của tờ báo tiếng Nga Novaya Gazeta, vốn nổi tiếng với những bài báo chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền.

Bà Berrit Reiss-Andersen - Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy chia sẻ tại buổi thông báo giải thưởng ở Oslo ngày 8/10, “Tôi tin rằng việc trao giải Nobel hòa bình cho hai nhà báo can đảm và xuất chúng này giúp định nghĩa như thế nào là nhà báo đích thực”.

Bà Maria Ressa và báo Rappler được tôn vinh khi thể hiện cách mà phương tiện truyền thông xã hội đang bị sử dụng để lan truyền tin tức giả mạo, quấy rối đối thủ và thao túng các cuộc thảo luận của công chúng. Theo Ủy ban Nobel Na Uy, Maria Ressa đã dùng báo chí để vạch trần lạm dụng quyền lực và sử dụng bạo lực ở Philippines.

111
Nhà báo Dmitry Muratov - Tổng Biên tập tờ Novaya Gazeta. Ảnh: TASS

Trong khi đó, kể từ năm 1993, ông Dmitry Muratov - chủ bút của Novaya Gazeta thường đưa tin về các vấn đề nhạy cảm, từ tham nhũng, bạo lực của cảnh sát, bắt giữ trái pháp luật, gian lận bầu cử, hay hành vi lạm dụng quyền lực.

Ủy ban Nobel mô tả Muratov là người luôn “kiên định bảo vệ quyền của nhà báo được đưa tin về bất cứ thứ gì họ muốn, miễn là tuân thủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo đức báo chí”.

Cả hai nhà báo đều cảm thấy “sốc” khi được vinh danh nhưng rất tự hào, bởi vì, “khi chúng ta sống ở thế giới mà người ta còn tranh cãi về các sự thật, khi các kênh phân phối tin tức lớn nhất thế giới ưu tiên lan truyền chương trình truyền hình trực tiếp nhuốm màu giận dữ và thù ghét, và lan truyền nó nhanh hơn và xa hơn các sự thật, thì lúc đó báo chí không còn trở thành báo chí nữa mà trở thành một phong trào xã hội” - bà Ressa chia sẻ.

Với việc trao giải hòa bình cho hai nhà báo, Ủy ban Nobel Na Uy hy vọng giải thưởng năm nay sẽ khẳng định tầm quan trọng của báo chí không chỉ ở những nơi đang có xung đột, chiến tranh mà trên khắp thế giới, đồng thời nó có thể giúp tạo nguồn cảm hứng cho một thế hệ nhà báo mới trong tương lai.

 

Theo Nguyễn Hoàng/NB&CL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây