Áp dụng phương thức bán hàng online để tiêu thụ nông sản

Chủ nhật - 27/06/2021 17:28
Tình hình dịch Covid 19 vẫn kéo dài, thậm chí, nhiều nơi là tâm dịch buộc phải ngăn sông cấm chợ và để lại những hậu quả nặng nề về tiêu thụ nông sản của bà con. Nhiều chương trình hô hào giải cứu: rau, củ, quả vẫn thường xuyên diễn ra, người nông dân chịu bán lỗ nhưng cũng không tránh khỏi những thiệt hại lớn về kinh tế.

Quảng bá và bán hàng nông sản bằng hình thức online đang là xu thế tất yếu của nhiều bà con. Vườn ổi nhà chị Hiền, nằm ở bãi bồi ven sông Hồng với diện tích 10 mẫu, sản lượng đạt trên 20 tấn. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh Covid 19 đã làm đứt gãy chuỗi bán hàng, hoặc bị các thương lái chèn ép giá chỉ còn 3 nghìn/ 1kg ổi. Chị buộc phải tìm đến người thân đăng tải trên các trang mạng xã hội, và nâng giá thành sản phẩm. Chị Bùi Thị Thu Hường đã bán nâng giá ổi 5 nghìn/ 1kg ổi, chia sẻ phương thức bán hàng: “Trước tình hình dịch bệnh khó khăn, ngoài các chương trình giải cứu nông sản ở các điểm, chúng tôi cũng phải kết nối giữa các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo… để đến được với các tỉnh khác, những người trước đây đã tiêu thụ nông sản giúp bà con Hưng Yên. Với những địa chỉ gần ngay trong thành phố, sau khi nhận được đơn hàng, chúng tôi sẽ báo với nhà vườn và ship tới tận tay người tiêu dùng”.
111
Thu hoạch nông sân tại nhà vườn
Để khắc phục khó khăn, một số cơ sở sản xuất rau, củ, quả đã áp dụng công nghệ và đăng tải trên các mạng xã hội nhằm tiêu thụ nông sản. Công ty cổ phần rau, củ, quả Việt Nhật (xã Trung Nghĩa, TP Hưng Yên) trước khi có dịch bệnh, sản xuất trên 10 loại rau củ các loại, mỗi ngày xuất khẩu 7 tạ nông sản chủ yếu cung cấp cho hệ thống các siêu thị trong tỉnh Hưng Yên. Trong thời điểm dịch bệnh, công ty đã có cách thức mới: phân chia nhỏ lẻ các mặt hàng, bán hàng online và giao mặt hàng rau, củ, quả đến tận tay người tiêu dùng, số đơn hàng trong ngày luôn ở mức cao, 1 triệu 800 nghìn/ đơn. Công ty đã đề ra những phương án để nhận tất cả các đơn hàng trong tỉnh lẫn ngoài tỉnh, thậm chí, cả những nơi là vùng dịch. Ông Đào Việt Đức chia sẻ cách thức tiếp cận tiêu thụ nông sản: “Trong thành phố sẽ miễn phí giao hàng đến tận nơi với 6,7 cân rau. Còn các tỉnh lẻ khác, chúng tôi sẽ gửi thùng hàng mà chịu tiền phí giao hàng cho người tiêu dùng. Vừa qua, ở tỉnh Hải Dương, vì cách ly không có xe khách, chúng tôi buộc phải chở hàng bằng xe máy tới khu cách ly, và để lại thùng hàng ở chốt kiểm soát dịch. Dù vất vả nhưng chúng tôi đã khắc phục khó khăn”.
111
Đóng gói rau củ quả để ship đến tay người tiêu dùng
Việc bán nông sản trên các sàn thương mại điện tử đã được nhiều địa phương trên cả nước. Tại Hưng Yên, nhằm hỗ trợ người nông dân nhằm tăng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, nhiều HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã tham gia tích cực quy trình quảng bá, giới thiêu nông sản trên các sản thương mại điện tử. Ông Bùi Văn Phương (Giám đốc HTX An Thịnh, huyện Phù Cừ) chia sẻ phương thức đưa nông sản lên san thương mại điện tử: “​Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nắm bắt tâm lý hạn chế ra đường của người tiêu dùng, việc bán nông sản online và giao hàng tận nơi đã góp phần quan trọng trong việc ổn định và từng bước thực hiện chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông sản”

Sắp tới, nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh Hưng Yên: nhãn, long nhãn, ổi, hạt sen… sẽ được quản bá và bán trên các sàn thương mại điện tử. Đây là xu thế tất yếu trong thời điểm dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, vừa là cơ hội giúp người nông dân tiếp tục sản xuất.
 
Nguyễn Đức Cầm

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây