Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp: Tôi không "phát ngôn" để làm "nóng" nghị trường mà đó là những vấn đề mà nghị trường và cử tri đang quan tâm nên trở thành vấn đề nóng

Thứ tư - 17/02/2021 11:29
111
111

Nhiều cử tri hẳn không quên một nữ đại biểu còn rất trẻ, xinh đẹp, thuộc thế hệ 8X nhưng đã có không ít phát ngôn, chất vấn, tranh luận khiến cho nhiều bộ trưởng phải “bối rối”. Đó là nữ đại biểu của tỉnh Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp.

Từ vùng Tây Nguyên xa xôi, Đại biểu Ksor H'Bơ Khăp dành riêng cho VietNamNet cuộc trò chuyện thẳng thắn, chân tình dịp đầu năm mới.

111
111

Qua một nhiệm kỳ làm ĐBQH, bà cảm thấy hài lòng với vai trò là người đại diện cho cử tri chưa? Trong đó, bà ấn tượng nhất điều gì nhất và còn vấn đề gì khiến bà trăn trở?

Trước hết, tôi muốn gửi đến cử tri đã tín nhiệm, đặt trọn tin tưởng nơi tôi trong suốt một nhiệm kỳ vừa qua. Tôi cũng xin khẳng định, đến thời điểm này tôi đã cố gắng tốt nhất có thể. Tôi không hổ thẹn với trách nhiệm của người đại biểu nhân dân và đã thực hiện lời nói trước cử tri khi tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIV.

Còn việc tôi có hài lòng với vai trò là người đại diện cho cử tri chưa thì tôi xin trả lời là “chưa”. Còn nhiều điều, nhiều thứ tôi thấy với vai trò là ĐBQH mình chưa đủ điều kiện, thời gian thực hiện được hết những mong muốn của cử tri. Còn rất nhiều vấn đề phải trăn trở, phải nghiên cứu sâu hơn nữa về môi trường, về chế độ chính sách, về đời sống của cử tri đồng bào nơi tôi đang sống, nơi tôi đã đến và đi qua…

111

Nói về việc trong nhiệm kỳ làm ĐHQH tôi ấn tượng nhất điều gì thì tôi nhận thấy môi trường Quốc hội đã cho tôi cơ hội được học hỏi, rèn luyện, được trưởng thành nhiều hơn. Quốc hội đang được thúc đẩy hoàn thiện về tính công khai, minh bạch trong luật và làm luật. Cán bộ thực hiện cũng chuyên nghiệp hơn từng ngày để đáp ứng đúng và đủ thực tiễn, đảm bảo xu hướng toàn cầu hóa khi Việt Nam tham gia vào các hoạt động, sân chơi chung của quốc tế.

Nhìn lại quá trình 5 năm qua, bà thấy một nữ Đại úy Công an khi mới bước vào nghị trường với một nữ ĐBQH Ksor H'Bơ Khăp hiện nay có gì khác biệt?

Tôi không biết cử tri nhìn thấy sự khác biệt gì của tôi trước đây và bây giờ, còn tôi nhìn lại quá trình 5 năm qua về tư tưởng, nhiệt huyết và tính cách của tôi cho đến hôm nay vẫn vậy. Ai đã từng biết về tôi, từng làm việc với tôi cũng sẽ hiểu mọi việc tôi làm, mọi lời tôi nói vẫn không có gì thay đổi.

Tôi vẫn làm những việc tôi vẫn đã làm trước đó, nói những vấn đề tôi đã đề cập đến trước đây. Có khác chăng chính là tôi đã có trải nghiệm vô giá cho cuộc sống của mình. Với tư cách một ĐBQH, tôi được nghiên cứu, học hỏi, trau dồi rất nhiều loại hình kiến thức, được tham gia rất nhiều môi trường làm việc, đi nhiều nơi, gặp nhiều thành phần tri thức…

Và có nữa là việc thời điểm được mọi người quan tâm biết đến là những tháng ngày của cuối nhiệm kỳ khi tôi đã là người đứng đầu một đơn vị, nhận thức về vai trò, trách nhiệm, vị trí của mình rõ hơn để có thể thấu đáo hơn trong thực hiện nhiệm vụ ĐBQH.

111

Theo dõi quá trình làm ĐBQH của bà, cử tri khá ấn tượng về hình ảnh một nữ ĐBQH trẻ, xinh đẹp, có khá nhiều phát ngôn làm “nóng” nghị trường, nhất là những chất vấn, tranh luận với nhiều bộ trưởng mới đây. Không ít ý kiến cho rằng bà thật “dũng cảm”?

Đó là những vấn đề mà cử tri nơi tôi ở, nơi tôi đến còn băn khoăn, lo lắng. Tôi không “phát ngôn” để làm “nóng” nghị trường mà đó lại là những vấn đề mà nghị trường và cử tri đang quan tâm nên trở thành vấn đề “nóng”.

Quốc hội là nơi bàn bạc các vấn đề một cách dân chủ, công khai dưới sự điều hành của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trách nhiệm của ĐBQH là tiếp thu, nghiên cứu, xây dựng các vấn đề nhằm hoạch định chính sách xây dựng và phát triển nước Việt Nam.

Ksor H'Bơ Khăp,Quốc hội

Nên việc tôi tranh luận với các bộ trưởng là thực hiện trách nhiệm củan người ĐBQH mà cử tri đã tin tưởng bầu chọn. Đó là việc làm bình thường, có tính thường niên của nghị trường đâu phải làm việc nơi hiểm nguy, chết người, mà phải dùng đến hai từ “dũng cảm”.

Còn nếu nói dũng cảm, đó là yếu tố cần cho một chiến sỹ công an, và tôi, chắc chắn đủ dũng cảm để thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Những vấn đề bà đưa ra Quốc hội từ lĩnh vực giáo dục đào tạo đến câu chuyện thủy điện, môi trường,.. ít nhiều động chạm đến các bộ trưởng. Trước và sau mỗi phát biểu với nhiều nội dung động chạm như vậy, bà có thấy áp lực?

Những vấn đề tôi đưa ra nghị trường là những vấn đề cử tri, các địa phương và bản thân tôi quan tâm. Những vấn đề đó đều có quá trình nghiên cứu, cân nhắc, không phải tư duy bộc phát. Tôi nói tôi chịu
trách nhiệm và nói không vì lợi ích cá nhân hay nhóm lợi ích nào, nên cá nhân tôi không có áp lực.

Áp lực nếu có chính là ở chỗ bấm nút được hay không, thời lượng chương trình ngắn, sự chuẩn bị về nội dung phải như thế nào để đảm bảo đúng mục tiêu, mục đích và có hiệu quả, có sức lan tỏa để được nhiều ĐBQH, các cơ quan ban ngành, các địa phương có thể thấu hiểu, chia sẻ

Còn trách nhiệm của các bộ trưởng thì tất nhiên rất nặng, phải bao quát tất cả các nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách mà không gian và thời gian cho việc chuẩn bị gần như là không được phép bị động. Những vấn đề còn tồn tại ở các bộ ngành mà ĐBQH đưa ra thì không tránh khỏi việc liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu.

111

Tuy nhiên, đấy đều là những vấn đề cần được xây dựng, đưa ra Quốc hội để mỗi ĐBQH, mỗi bộ, ban, ngành đều có trách nhiệm cùng nhau nghiên cứu, thảo luận và giải quyết.

Có khi nào bà gặp rắc rối về những phát ngôn của mình?

Trên thực tế không hẳn là không có, nhưng thường là những người xung quanh tôi bị áp lực và làm phiền nhiều hơn là cá nhân tôi. Có những vấn đề nếu không có kiến thức chuyên môn, không nghiên cứu thì sẽ tưởng như là cái gì cũng giống nhau nhưng thực tế chúng ta vẫn có những kiểu vấn đề như là “chuyện lạ có thật”. Đối với tôi, luôn sẵn sàng mặt đối mặt, còn sau lưng hay bên cạnh thì để thời gian trả lời.

111

Cử tri không chỉ ấn tượng về những nội dung bà phát biểu mà còn “nể” ở cái khẩu khí, thần thái trong mỗi phát biểu của bà rất thẳng thắn, có phần cứng rắn. Phải chăng khí chất của người chiến sỹ công an  đã tạo nên dấu ấn của ĐBQH Ksor H'Bơ Khăp?

Người ta vẫn thường nói “thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận”, bản thân tôi trưởng thành trong một môi trường mà ngay từ bé tôi đã phải tự lập và chủ động đương đầu với tất cả những khó
khăn khi ba, mẹ là những người lính chiến đấu, không thường xuyên ở bên cạnh.

Học tập và công tác trong lực lượng công an cũng là người nữ duy nhất trong lớp học toàn nam giới. Khi ra đi làm tôi cũng là nữ trinh sát duy nhất của đơn vị.

111

Cũng có thể do đó mà tôi không thể không mạnh mẽ. Thẳng thắn, cứng rắn trong công việc, lời nói và hành động có thể xem là thói quen trong tư duy và cách sống của tôi chứ không còn đơn thuần là cá tính. Tôi vẫn thường nói với những người xung quanh tôi “không mạnh mẽ, yếu đuối để ai xem”.

Trong quá trình làm ĐBQH bà có nhận được những phản hồi, tin nhắn, điện thoại động viên, khích lệ của cử tri cũng như những ý kiến góp ý khác?

Nhận tin nhắn, điện thoại là những việc gần như thường xuyên của tôi, nhất là trong thời gian gần cuối nhiệm kỳ gần đây. Và dĩ nhiên bên cạnh một số những tin nhắn, điện thoại không được lịch sự thì tôi rất hạnh phúc vì đã nhận được nhiều tin nhắn, điện thoại thậm chí thư, thơ, nhạc, quà động viên khích lệ, xem tôi là nguồn cảm hứng sáng tác văn thơ, bài hát… nơi gửi gắm niềm tin.

111

Tôi rất trân trọng và cảm ơn những tình cảm cao quý đó và sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm, bổn phận của bản thân kể cả khi không còn trên cương vị ĐBQH nữa.

Trong 5 năm làm nhiệm vụ của người đại biểu dân cử, theo bà điều gì của một ĐBQH được cử tri tín nhiệm?

Theo tôi, một người biết lắng nghe, biết thấu hiểu, biết chia sẻ là người được tin tưởng. Là một ĐBQH lắng nghe và truyền đạt ý kiến chính đáng của cử tri đến cơ quan chức năng, làm cầu nối trong các mối quan hệ giữa nhân dân tới Đảng và cấp ủy chính quyền là một việc làm quan trọng.

Người dân tín nhiệm bầu ĐBQH nghĩa là người dân tin tưởng đặt niềm tin vào người đại biểu đó sẽ thay mặt người dân để truyền đạt những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân đến Quốc hội. Đồng thời, cũng là cầu nối phổ biến, triển khai được những quy định, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân.

111
 

Theo Thu Hằng/VietNamnet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây