Dự thảo văn kiện trình tại Đại hội XIII đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2021 - 2026, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 với nhiều nhiệm vụ, giải pháp có tính đột phá. Trong đó, có giải pháp rất quan trọng là khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tôi nhận thấy, dự thảo đã lấy tài năng trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển đất nước.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang chi phối mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội cùng với những thách thức to lớn do đại dịch Covid-19 còn đang diễn ra, việc chăm lo, phát huy nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững trong thời gian tới.
Ý chí, niềm tin của nhân dân, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc khi được khơi dậy, phát huy đúng lúc thì sẽ tạo ra sức mạnh nội sinh mạnh mẽ, giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn và tận dụng tốt các cơ hội.
Dự thảo văn kiện đã đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào đời sống kinh tế - xã hội. Đây là cách tiếp cận rất đúng đắn. Theo tôi, có những lĩnh vực mà Việt Nam hoàn toàn có thể đi trước, làm chủ một cách tự tin. Đó là lĩnh vực công nghệ thông tin.
Tôi rất tâm đắc với chủ trương, có tính đột phá nêu trong dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII là đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, thúc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát triển kinh tế số, đổi mới, sáng tạo; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Cùng với việc khơi dậy, khai thác những tiềm năng thế mạnh của con người, dự thảo văn kiện Đại hội XIII còn rất chú trọng đến việc chăm lo, nâng cao đời sống, mang lại cuộc sống ngày càng hạnh phúc hơn cho mỗi người dân.
Nhìn từ góc độ địa phương, ông thấy những khó khăn và thuận lợi cơ bản nhất của việc thực hiện những mục tiêu chiến lược trong văn kiện Đại hội XIII là gì?
Trong quá trình xây dựng dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã dày công nghiên cứu và tiếp thu mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giải pháp phát triển được nêu trong dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIII của Đảng và cụ thể hóa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh.
Mục tiêu phát triển của tỉnh Hải Dương là đồng hành với nhịp điệu phát triển của đất nước. Đó là phấn đấu đến năm 2025, Hải Dương là tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng để sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chúng tôi nêu rõ quan điểm phát triển bao trùm là tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương.
Chúng tôi đã thực sự bám sát vào các định hướng phát triển trong dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XIII đề ra để phát triển địa phương trong nhiệm kỳ này.
Để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển theo Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVII chúng tôi đã có những giải pháp mang tính đột phá.
Cụ thể, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo, nhân lực chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh.
Những khó khăn chúng ta phải giải quyết được là việc phát triển bứt phá, bền vững nhưng phải tiết kiệm nguồn lực. Từ nhiệm kỳ này, phải dùng nguồn lực sáng tạo của con người thay cho nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đang dần hạn hẹp.
Thưa ông, nhiều bài học sâu sắc từ công tác nhân sự ở khoá XII đã rút ra và được chấn chỉnh mạnh mẽ trong lần làm nhân sự khoá này ở cả Trung ương lẫn địa phương. Ông thấy đâu là điểm nhấn của công tác nhân sự khoá XIII?
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đại hội là lựa chọn để bầu ra những nhân sự hội tụ đầy đủ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh trí tuệ, tiêu biểu, gương mẫu và uy tín cao để bầu ra Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Tôi nhận thấy, Đại hội lần này, công tác chuẩn bị nhân sự rất chủ động từ trước, thông qua việc tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp. Nhiệm kỳ này chúng ta đã khắc phục được các hạn chế của kỳ Đại hội XII. Trung ương đã ban hành các quy định rất cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện về nhân sự tham gia cấp uỷ, lãnh đạo cấp uỷ. Bên cạnh đó, các quy trình về công tác nhân sự trong và sau đại hội Đảng các cấp rất minh bạch, công bằng, khách quan.
Nhờ đó mà Đại hội cấp cơ sở, cấp huyện, cấp tỉnh đã lựa chọn, rà soát được nhân sự tiêu biểu, xứng đáng.
Ở Đại hội XIII, nhờ quy trình chuẩn bị nhân sự chặt chẽ so với nhiệm kỳ trước, chúng tôi tin tưởng sẽ lựa chọn những nhân sự thật sự tiêu biểu, có tâm, có tài tham gia Ban Chấp hành Trung ương và đảm nhiệm các vị trí chủ chốt.
Tôi tin rằng, từ bài học của khoá XII, chúng ta sẽ lựa chọn ra được nhưng nhân sự không những hội tụ đủ đức, tài, có bản lĩnh đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới mà còn không mắc phải các sai phạm như một số trường hợp đã bị xử lý trong nhiệm kỳ qua.
Ông kỳ vọng gì Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII?
Cán bộ Đảng viên và nhân dân tỉnh Hải Dương trong nhiều ngày qua đã hướng về Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII với niềm hy vọng lớn lao cùng niềm tin sâu sắc. Đại hội sẽ mở ra những cơ hội mới để phát triển đất nước ở tầm cao mới.
Cá nhân tôi cũng như Đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương rất tin tưởng, mong muốn Đại hội sẽ có sự thống nhất cao trong các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước.
Chúng tôi sẽ dùng những lá phiếu của mình cùng bầu ra những nhân sự ưu tú nhất để lãnh đạo đất nước ta trong giai đoạn phát triển mới.
Chúng tôi rất tin tưởng kỳ vọng Đại hội sẽ bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư Bộ Chính trị và các chức danh chủ chốt với sự tập trung, đồng thuận, dân chủ cao nhất.
Nguyễn Thu Hằng (thực hiện)
Nguồn VietNamnet
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên