Nhà báo điều tra nhà báo

Chủ nhật - 10/03/2019 11:21
Câu chuyện tôi kể sau đây xảy ra cách đây đã 25 năm, nhưng vẫn còn bổ ích với các đồng nghiệp đang làm báo. Năm đó, cơn bão số 4 tràn vào Thái Bình phá hủy nhiều nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi, các nhà máy, xí nghiệp đổ nát, tan hoang: cây cối, hoa màu bị tàn phá nặng nề; hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh đều bị thiệt hại. Cả tỉnh gồng mình, căng sức chống chọi với thiên tai. Các nhà báo trong và ngoài tỉnh về Thái Bình phản ánh tình hình thiệt hại do cơn bão số 4 gây ra và kêu gọi Trung ương, các địa phương chung tay với Thái Bình khắc phục hậu quả của thiên tai. Nếu các nhà báo đều có cái tâm trong sáng, biết chia sẻ mất mát, đau thương với người dân Thái Bình thì cũng không có câu chuyện tôi kể hôm nay.
 
111
Trong số các nhà báo của nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương về Thái Bình đưa tin về cơn bão số 4 và những thiệt hại mà người dân đang phải chịu đựng, có hai nữ nhà báo của Báo Diễn đàn Doanh nghiệp (Cơ quan ngôn luận của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam) được báo này cử về phản ánh về cơn bão số 4 tại Thái Bình. Việc hoạt động nghiệp vụ của các nhà báo thuộc chức năng nhiệm vụ và yêu cầu của tòa soạn quản lý, giao cho, tôi cũng không bận tâm. Nhưng một lần  sang gặp anh Nguyễn Văn Sơn (lúc đó là Giám đốc Sở Tài chính Thái Bình) vừa ngồi yên vị, chưa kịp uống nước, anh Sơn đột ngột hỏi: Anh có biết hai cô phóng viên báo Diễn đàn Doanh nghiệp về Thái Bình suốt nửa tháng qua không? Tôi bật hỏi: Có chuyện gì mà anh quan tâm đến 2 nữ nhà báo. Đến đây ông Giám đốc Sở Tài chính bỗng cất giọng to hơn thường ngày, (vì anh Sơn là người điềm đạm, ít nói to với ai)

- Hai nhà báo về Thái Bình 15 ngày, chẳng biết có phản ánh được gì không về bão số 4, nhưng họ đặt vấn đề với đồng chí Phó Chủ tich thường trực UBND tỉnh là ra một vài trang báo về Thái Bình, đề nghị tỉnh chi 70 triệu đồng (số tiền này năm 1994 là rất lớn ), nghe anh Sơn nói, tưởng anh nói nhầm, tôi ngắt lời: 7 triệu thôi chứ. Anh Sơn nổi cáu với tôi: Nếu là 7 triệu thì UBND tỉnh không cần phải gọi cho Sở Tài chính. Anh trả lời thế nào với đồng chí Phó Chủ tịch thường trực? tôi bắt đầu tò mò. Anh Sơn trả lời: Tôi nói với Phó Chủ tịch rằng: Mỗi nhà dân bị đổ nhà, tỉnh chỉ hỗ trợ được 5 triệu đồng , với số tiền đó có thể giúp đỡ được 14 gia đình, nếu làm thế dân họ không lột da anh em mình à. Nói đến đây anh Sơn nhìn ra đường phố Thái Bình thấy cảnh tượng đổ nát còn hiện hữu mà gương mặt anh như buồn hơn. Rồi đột nhiên nhớ ra một chuyện nữa có liên quan đến 2 nữ nhà báo: anh Sơn nói : Tôi nghe Văn phòng UBND tỉnh trao đổi hai cô nhà báo nghỉ ở nhà khách UBND tỉnh gọi điện sang Đức và SNG tiền cước phải thanh toán cho Bưu điện là 4,7 triệu đồng

Về cơ quan, tôi điện cho đồng chí Phó Văn phòng UBND tỉnh phụ trách hành chính, anh mời tôi sang đưa cho tôi bảng chi tiết các cuộc gọi đi nước ngoài ở phòng khách hai nữ nhà báo nghỉ. Rồi ông nói thêm: UBND tỉnh bố trí các cô ấy nghỉ ở khu nhà khách VIP, nơi tỉnh dành cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương về làm việc với Thái Bình, nhưng các cô ấy yêu cầu ở phòng đặc biệt có điện thoại liên lạc ngoài tỉnh, tôi cũng đồng ý và rồi như anh thấy đấy, 4,7 triệu đồng là số tiền không nhỏ đối với hạn mức kinh phí của Văn phòng UBND tỉnh.

Câu chuyện của hai đồng chí có trách nhiệm của tỉnh làm tôi thấy day dứt về nhân cách của các đồng nghiệp. Tôi bèn viết bài “Hai nữ nhà báo và cơn bão số 4” gửi cho Báo Nhà báo và Công luận (cơ quan của Hội Nhà báo Việt Nam). Một buổi sáng tôi đến cơ quan làm việc như mọi ngày, Tổng biên tập Phạm Văn Hóa  mời tôi lên phòng uống nước, anh hỏi: ông viết bài báo về 2 cô  nhà báo phải không? tôi chột dạ hỏi lại: Có chuyện gì không anh? Anh Hóa nói tối qua ông T- M - H  trên Hội Nhà báo hỏi tôi chuyện này, nhờ tôi xác minh chi tiết 70 đồng . Tôi nói với anh Hóa, đó là câu chuyện anh Sơn, Giám đốc Sở Tài chính kể tôi nghe, lát nữa sang họp Tỉnh ủy, anh hỏi lại anh Sơn, nhưng phải khéo nhé, anh Hóa nói:  ông yên tâm tôi có cách hỏi. Buổi chiều hôm đó anh Hóa kể tôi nghe cách anh trao đổi với anh Sơn là: Khi họp giải lao, tôi kéo anh Sơn ra ngoài bảo: Báo tôi ra rất nhiều trang cho tài chính, chưa bao giờ ông cho một đồng nào, thế mà hai cô nhà báo Trung ương về, ông chi tới 70 triệu đồng, thật chẳng công bằng chút nào. Ông Sơn chậm rãi nói: Về Thái  Bình nửa tháng, các cô ấy đặt vấn đề với Anh T. Phó Chủ tịch ra trang báo, đòi tỉnh chi 70 triệu, tôi không nhất trí. Tối đó, anh Hóa. Tổng biên tập điện cho anh T- M- H, xác nhận thông tin ấy là chính xác. Bài báo đã lên khuôn, Anh T- M - H ghi thêm một dòng bên dưới “Bài báo này đã lên khuôn, chúng tôi có thông tin từ một đồng chí có trách nhiệm ở tỉnh Thái Bình xác nhận có chi tiết đòi 70 triệu, như bài báo nêu “Báo đăng bài, cô T. L một trong hai nữ nhà báo tỏ ra rất cao thủ: Mua rất nhiều báo Nhà báo và Công luận đem về cơ quan tặng cho mỗi người ở Báo Diễn đàn Doanh nghiệp một tờ. Sau đó, cô ta gọi điện về cho ông T. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, đặt sẵn máy ghi âm, ghi lại lời của ông T. với nội dung: Anh T, ạ, em về tỉnh công tác, đặt vấn đề với anh làm trang báo, anh không đồng ý thì thôi, sao anh nói với báo chí để họ bôi nhọ em trên báo đây này. Đầu dây đằng kia, ông T.nói: Anh không cung cấp cho ai, còn người ta viết không đúng sẽ phải chịu trách nhiệm. Băng ghi âm trên được nhà báo T. L đưa ra cuộc họp cơ quan kiểm điểm và cô ta chỉ bị “rút kinh nghiệm”. Nhưng câu lạc bộ nữ ở Hà Nội kiến nghị: Báo Nhà báo và Công luận phải nêu rõ ràng tên của hai nữ nhà báo, không mập mờ như thế làm ảnh hưởng danh dự các nữ nhà báo. Anh T- M - H điện về hỏi tôi: Ông còn tài liệu về 2 nữ nhà báo không, gửi lên đây cho tôi. Trong nghề nghiệp thì tài liệu có 10 chỉ nên viết 5 thôi để đề phòng người ta phản kích lại. Tôi vừa còn tài liệu, vừa đi điều tra tiếp về hành trình 15 ngày ở Thái Bình của hai nữ nhà báo. Như trên đã nói, mặc dù được bố trí nghỉ ở phòng khách đặc biệt, nhưng cái đêm bão số 4 đổ bộ vào Thái Bình, cô T. L vẫn xuống một nhà nghỉ ở phường Trần Lãm gọi điện cho một giám đốc đến nghỉ và để ngày mai giám đốc ký hợp đồng quảng cáo, như khi đang làm ở báo Hà Nội mới cô ta lên huyện Sóc Sơn gọi cho giám đốc công ty Vật tư, không may là bà vợ giám đốc biết được đã làm ầm ĩ và sau đó “chạy” sang báo Diễn đàn Doanh nghiệp, chuyến về Thái Bình là đầu tiên. Tuy nhiên, vị giám đốc ở Thái Bình không dại gái như ở Sóc Sơn, nên cô ta không thực hiện được ý đồ. Tôi xuống hỏi người quản lý nhà  nghỉ ở phường Trần Lãm, được xem sổ ghi chép tên khách nghỉ qua đêm, đúng ngày đó có tên T. L.Tôi nửa đùa, nửa thật: Ở đây có vui vẻ không? người quản lý nói: Không có, nhưng các anh có xách tay đem theo thì vô tư. Sang bưu điện kiểm tra cuộc gọi, tôi biết cô ta gọi cho ai ở Thái Bình, nhưng vì người này không đến, nên cũng không đề cập nữa. Quá trình điều tra tôi được biết cô T. L còn rủ một giám đốc N H đã 60 tuổi  đi hát Karaoke. Điều đáng nói là nhờ sự ưu ái của ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh  cô  T.L có  một lá thư gửi cho các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để được làm quảng cáo. Khi về nghỉ Lễ mồng 1 tháng 5, cô ta tuyên bố chuyến đi Thái Bình này không kiếm được 50 triệu đồng bỏ túi,  thì không làm báo nữa. Sau này tôi làm việc với ông giám đốc Bưu điện Tỉnh, nơi có quảng cáo, tôi hỏi: Anh có bán hàng ra tỉnh ngoài đâu mà quảng cáo? Ông vò đầu: Khổ lắm, nể ông T. Phó Chủ tịch tỉnh có thư tay, phải làm thôi. Tôi về cơ quan viết bài: “ Xin bớt đi những lá thư tay” báo Thái Bình ngày đó in thủ công, phải sắp chữ bằng tay, không rõ do từ khâu nào mà trong bài của tôi viết : “Có đồng chí lãnh đạo tỉnh viết thư cho cơ sở…” báo đăng là “Một số đồng chí lãnh đạo tỉnh…”  Bí thư Tỉnh ủy gọi Tổng biên tập sang yêu cầu trả lời rõ “một số đồng chí” là số nhiều, tác giả phải chứng minh được là những ai và thư đâu? Rất may, là khi đi điều tra, tôi đã potô một bản của lá thư tay. Anh Hóa, Tổng biên tập yêu cầu Thư ký tòa soạn cầm bản thảo bài của tôi lên thì thấy tôi chỉ ghi “một đồng chí, chứ không phải một số “như báo đăng. Anh Hóa làm rõ nguyên nhân sau đó có đính chính lỗi do khâu sửa  morát. Cô T.L ở Hà Nội tung tin: Tác giả bài báo đã bị kỷ luật, bạn bè học đại học  Báo chí khóa 6 điện về hỏi thăm, tôi nói mình chẳng làm sao mà bị kỷ luật. Tuần sau, ông Đoàn Ngọc Bông, Phó chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam về làm việc với các cơ quan ở Thái Bình và gặp tác giả, tôi và anh Thiếu Văn Sơn , Phó tổng biên tập tiếp. Sau khi nghe tôi nối thêm những tài liệu mới điều tra về 2 nữ  nhà báo, ông Đoàn Ngọc Bông đề nghị tôi dừng ở đây để cơ quan xử lý và yêu cầu báo Diễn đàn Doanh nghiệp phải đem 4,7 triệu đồng trả cho Văn phòng UBND tỉnh. Anh Thiếu Văn Sơn trao đổi với ông Đoàn Ngọc Bông rằng: Việc xử lý là của cơ quan các anh, báo chí chỉ có chức năng phản ánh sự thật, không ép và không can thiệp vào công tác tổ chức. Ông Bông trở về Hà Nội, tôi đã nhận được thư ngỏ của ông Đoàn Duy Thành, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông cảm ơn tôi và thông báo Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã chấm dứt hợp đồng với cô T.L, còn nữ nhà báo kia chỉ đi Thái Bình với cô T.L đến mùng 1 tháng 5  thì không đi nữa, mọi việc do cô T.L làm.

Cuộc điều tra tiêu cực của nhà báo quả thật vất vả. Nhưng là kỷ niệm khó quên đối với tôi. Trong cuộc điện đàm với Tổng biên tâp Phạm Văn Hóa, anh T-M -H nói: Lâu lắm mới làm được một vụ tiêu cực của nhà báo./.                     
Phạm Viết Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây