Chung sức vì "mối tình chung" doanh nghiệp - báo chí

Thứ hai - 03/08/2020 15:30
Để khẳng định vai trò báo chí – “ngọn hải đăng”đồng hành cùng doanh nghiệp trong mọi khó khăn, Diễn đàn Doanh nghiệp và Báo chí 2020: "Cơ hội hợp tác phát triển từ “khủng hoảng Covid-19”doTạp chí Diễn đàn Doanh nghìệp (VCCI) đã được tổ chức ngày 14/7 tại Hà Nội. Hơn 200 đại biểu là các nhà báo, doanh nhân, nhà quản lý, nhà nghiên cứu,… đã tham dự và nêu ra những ý kiến tâm huyết.
111
Đại diện Ban Tổ chức tại Diễn đàn. Ảnh: PA
TS VŨ TIẾN LỘC - CHỦ TỊCH PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Qua đại dịch chúng ta càng thấu hiểu niềm tin của người dân vào sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ. Niềm tin chính là một trong những nguyên nhân bậc nhất tạo thành công của chúng ta. Để có được thành công về niềm tin đó, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong bối cảnh dịch bệnh đầy rẫy những thông tin đa chiều, nhiều thông tin xấu độc gây hoang mang dư luận, thì những thông tin chính thống trên báo chí đã trở thành điểm tựa. Báo chí đã tạo được sự chia sẻ đồng lòng trong cộng đồng để thực sự phát động được phong trào toàn dân chống dịch như chống giặc. Chính điều này đã tạo thành công cho Việt Nam trong công tác chống dịch Covid-l9.

Thực tế cho thấy, mối quan hệ hợp tác, đồng hành giữa báo chí và doanh nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong tiến trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và quá trình hội nhập, phát triển kinh tế đất nước nói chung. Báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, thông qua thông tin trên các cơ quan thông tấn, báo chí, giúp Chính phủ và các cơ quan Nhà nước lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, từ việc thực hiện chủ trương, chính sách để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành…

Để phát triển doanh nghiệp, bên cạnh giữ vững kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường, từng bước cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là biện pháp quan trọng nhất. Báo chí đang góp phần mạnh mẽ vào quá trình này.

Qua báo chí, những ý kiến của doanh nghiệp đã đến được với các cơ quan lãnh đạo Nhà nước. Trên nghị trường Quốc hội, ngày càng nhiều Đại biểu Quốc hội trích dẫn thông tin trên báo chí. Các lãnh đạo Chính phủ cũng thường xuyên đưa ra những thông tin trên báo chí để yêu cầu các bộ ngành liên quan rà soát tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng soi mình trong tấm gương báo chí để có trách nhiệm với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình… Trong thời gian khủng hoảng và nhạy cảm hiện nay, số phận của nhiều doanh nghiệp đang rất mong manh, rất cần sự bao dung chia sẻ của dư luận, sự thấu hiểu, công tâm của các nhà báo chân chính…


ÔNG LÊ MẠNH HÙNG - PHÓ TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
111
Ông Lê Mạnh Hùng – Phó Trưởng ban Ban Tuyên Giáo Trung ương
Sự đồng hành là tính tất yếu trên con đường phát triển. Báo chí là kênh cung cấp thông tin, truyền tải đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với doanh nhân, doanh nghiệp và người dân trong xã hội. Đồng thời báo chí có vai trò to lớn trong giới thiệu, quảng bá hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp.

Nếu báo chí nhìn nhận, đánh giá, kiến giải và tìm ra những đề xuất sâu sắc các vấn đề doanh nghiệp đang cần chắc chắn sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Nếu chúng ta nghiên cứu chưa sâu sắc ở 1 bài báo hay ý kiến nào đó thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi đưa thông tin ra thị trường.

Trong quá trình phát triển có doanh nghiệp gặp khó khăn, có doanh nghiệp chưa đi đúng pháp luật của Nhà nước trong kinh doanh nếu báo chí nâng đỡ chia sẻ, chỉ ra sai sót với tấm lòng chân thành, xây dựng, góp ý thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ trưởng thành và khắc phục, hạn chế những sai sót. Nếu thấy những sai sót và chỉ định không thẳng thắn, không chia sẻ thì doanh nghiệp sẽ đổ vỡ, dẫn theo nhiều hệ lụy.

Trong quản trị xã hội hiện nay, khi triển khai một chương trình, một dự án, doanh nghiệp thường đặt 4 vấn đề: Truyền thông, nội dung, nguồn nhân lực và điều kiện tổ chức thực hiện nên vẫn để truyền thông không thể thiếu trong quá trình phát triển của một tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghíệp. Do đó, công tác truyền thông phải đặt lên hàng đầu...

Tôi đề nghị cơ quan báo chí, với các chuyên trang, chuyên mục về kinh tế hãy đào tạo đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên am hiểu sâu sắc về kinh tế, có nghiệp vụ báo chí để viết và kiến giải những vấn đề đặt ra, truyền những thông điệp sát với doanh nghiệp. Từ đó cổ vũ doanh nghiệp, đề xuất với Đảng và Nhà nước những chính sách tháo gỡ cho doanh nghiệp để doanh nghíệp phát triển.


ÔNG HỒ QUANG LỢI - PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM
Có thể khẳng định, trong những năm vừa qua, doanh nghiệp và báo chí đã có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó cùng phát triển. Tuy nhiên, cũng có những điều mà cả doanh nghiệp và báo chí chưa thể hài lòng với mình, cũng như với đối tác. Tựu chung lại, báo chí và doanh nghiệp vẫn luôn có trách nhiệm với nhau trong sự phát triển chung.

Có thể thấy, lực lượng báo chí tham gia phản ánh hoạt động doanh nghiệp rất lớn. Gần như không có một tờ báo nào dù nhỏ, dù lớn mà lại không quan tâm đến các hoạt động kinh tế.

Cách đây hơn 3 năm, Luật Báo chí 2016 và 10 Điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đồng thời có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Đây là 2 văn bản hết sức quan trọng nhằm chỉ đạo định hướng hoạt động của báo chí trên cơ sở của luật pháp và trên nền tảng của đạo đức xã hội và đạo đức làm nghề…

Các nhà báo ngày càng ý thức rõ ràng hơn rằng: ''trong thời đại thông tin đa chiều, đa phương tiện như hiện nay, khi mọi người tham gia vào mạng xã hội, thì phải làm thế nào để nhà báo có thể phát huy được tác dụng. Nhà báo phải luôn thực hiện một sứ mệnh vẻ vang là phản ánh sự thật, tôn vinh sự thật, với một vị thế đàng hoàng…

Tôi tin rằng, số đông người làm báo tử tế không bao giờ làm khó doanh nghiệp mà sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Trong thời kỳ khủng hoảng do Covid-l9 gây ra, báo chí và doanh nghiệp càng phải đồng hành, hỗ trợ nhau hơn nữa. Báo chí cần tuyên truyền làm sao để gần 100 triệu dân có thể tiêu thụ được hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp trong nước. Để làm được điều đó, phía doanh nghiệp cũng cần phải cố gắng hơn nữa, tạo ra các sản phẩm sáng tạo, độc đáo, giá thành phải chăng, làm hài lòng người tiêu dùng Việt Nam. Có như vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới được chỗ đứng vững chắc trên chính đất nước mình.


ÔNG NGUYỄN ANH TUẤN – TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ NHÀ ĐẦU TƯ
Bằng thực tế nhiều năm làm báo, tôi thấy rằng các doanh nghiệp chân chính không bao giờ sợ báo chí. Những doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để làm ăn bất chính thì rất sợ báo chí. Trên thực tế vẫn có những lúc cơ quan báo chí lại sai khi cung cấp những thông tin chưa đúng về doanh nghiệp. Trong trường hợp này, báo chí nên nghiêm khắc phê bình và rút kinh nghiệm.

Muốn có nền kinh tế mạnh phải có doanh nghiệp mạnh, để làm được điều này thì sự hỗ trợ của báo chí đối với sự phát triển của doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Về lâu dài, để hỗ trợ doanh nghiệp, báo chí phải dũng cảm đương đầu với tiêu cực để hỗ trợ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.


LUẬT SƯ TRẦN HỮU HUỲNH - CHỦ TỊCH TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM
Trước đây, mối quan hệ báo chí và doanh nghiệp là đồng hành theo kiểu “chia bùi, sẻ ngọt”; còn trong bối cảnh hậu Covid-l9 tôi muốn dùng từ là “đồng cam, cộng khổ” bởi tại thời điểm này cả doanh nghiệp và báo chí đều khổ.
Đối với doanh nghiệp, bên cạnh những cái khó cũ muôn đời của doanh nghiệp về vốn, đất đai, hạ tầng, nhân lực, hành chính, thanh kiểm tra, điều kiện môi trường kinh doanh, trong bối cảnh hậu Covid -19, doanh nghiệp lại đang đối mặt với những cái khó mới khi cả thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu đều bị thu hẹp. Bản thân doanh nghiệp cũng đang phải chịu rất nhiều chi phí để duy trì và tồn tại. Đây chính là mảnh đất để các nhà báo khai thác đề tài, đồng hành, cộng khổ với với doanh nghiệp.

Báo chí phải định vị được mình trong bối cảnh mới, báo chí cần 4 S gồm: Sung, sáng, sạch và sắc. Báo chí phải dũng cảm khi đấu tranh chống tiêu cực, ngăn cản những doanh nghiệp sai trái, trở thành diễn đàn tin cậy của doanh nghiệp và công chúng, góp phần cổ vũ mạnh mẽ lòng yêu nước, vì sự phát triển của một nước Việt Nam “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”.


NHÀ BÁO HOÀNG NHẬT - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP VIETNAMPLUS
Trong cuốn sách “Đổi mới sáng tạo trong báo chí hiện nay” đã đề cập, đại dịch Covid-l9 đang khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn, báo chí cũng khó khăn về doanh thu quảng cáo. Triết lý “Good joumalism is good business” nhưng có một thực tế là không ít báo chí tại Việt Nam hiện nay đang đi nhặt mảnh vụn của những chiếc bánh mỳ. Ví dụ như vừa qua khi một doanh nghiệp đăng một bài trên tờ báo lớn quốc tế thì ngay sau đó, các tờ báo lớn nhỏ tại Việt Nam đã đua nhau dịch lại.

Có thể nói, tương lai của báo chí là mô hình đa dạng hóa hoạt động, chẳng hạn như Tập đoàn Báo chí Quảng Châu (Trung Quốc) đã chuyển sang mô hình đa ngành, cho thuê bất động sản, đầu tư tài chính, triển lãm, làm thương mại điện tử, logistics,… Bên cạnh đó, nhiều tờ báo đóng vai cơ quan truyền thông, không đi ăn vụn bánh mỳ nữa, đóng luôn vai trò của đại lý truyền thông, B to B và B to C.

Trong vòng tròn đạo đức kinh doanh, truyền thông phải bền vững, chộp giật sẽ không được doanh nghiệp tin tưởng. Báo chí cần đi theo hướng chất lượng cao, hình thức thể hiện mới như Longform, Multimedia,…


ÔNG MẠC QUỐC ANH - PHÓ CHỦ TỊCH HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TP HÀ NỘI
Quan hệ báo chí doanh nghiệp là quan hệ có lợi. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội luôn đánh giá cao vai trò của các cơ quan báo chí. Trong quan hệ với báo chí, doanh nghiệp đang nhận được 4 cái lợi khi được nói; được bảo vệ; được tư vấn, hỗ trợ, truyền thông, marketing; và được kết nối với cơ quan quản lý nhà nước.

Một điểm nữa để duy trì và phát triển mối quan hệ này là vai trò của các tổ chức dẫn dắt, các Hiệp hội trên cả nước, đặc biệt là VCCI. Đây sẽ là đầu mối kết nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan báo chí; thông qua báo chí, các hiệp hội có thể kết nạp thêm hội viên, góp tiếng nói cùng báo chí.

Trong thời gian tới, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với báo chí, đồng thời có những chương trình phối hợp hành động cụ thể, có lộ trình, tiêu chí rõ ràng, cụ thể hơn để mối quan hệ báo chí doanh nghiệp phát triển ngày càng tốt đẹp, bền vững . 

 
Theo Hữu Tuấn
(Người làm báo Việt Nam)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây