"Hậu Covid-19" - lao động suy giảm, tội phạm tăng cao

Thứ năm - 07/10/2021 16:06
Nhiều cử tri lo lắng, khi TP. HCM bình thường mới trở lại, nhiều doanh nghiệp, nhà máy sẽ thiếu người lao động còn tội phạm lại gia tăng.

Sáng 7/10, Tổ đại biểu số 2 thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội TP. HCM đã có buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3 và Bình Thạnh.

Doanh nghiệp sẽ thiếu lao động

Cử tri Trương Thị Mỹ Dung (quận 1) cho rằng, theo thông tin sau khi TP. HCM "mở cửa" thì chỉ 30-40% doanh nghiệp trở lại sản xuất, kinh doanh. 

Cử tri Dung nêu ra thực trạng mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động. "Trong khi một số doanh nghiệp phải đi kiếm đối tác, khách hàng, người lao động mới thì lại có rất nhiều người lao động lại lâm vào cảnh mất việc vì dịch bệnh", cử tri Dung nói. 

111
Nhà máy có nguy cơ thiếu vắng công nhân làm việc. Ảnh: Thái Sơn

Bà Dung kiến nghị, chính quyền cần phải có những giải pháp cụ thể để tái tạo lại nguồn lực, doanh nghiệp, người lao động; đồng thời, ưu tiên tiêm bao phủ mũi 2 vắc xin ngừa Covid-19 đối với công nhân để họ đủ điều kiện đi làm trở lại.

Về vấn đề về doanh nghiệp - lao động, trước đó ĐB Trần Hoàng Ngân cũng đã thông tin, hiện nay TP. HCM là địa phương đóng góp 22% GDP của cả nước, đóng góp 27% tổng thu ngân sách của cả nước; do đó nếu TP. HCM khó khăn thì cả nước cũng sẽ khó khăn.

Cho nên việc quan trọng nhất là phải tạo công ăn việc làm cho người dân. Đây là bài toán mà TP. HCM quyết tâm giữ an toàn y tế, làm nền tảng từng bước mở rộng sản xuất, để người dân có công ăn việc làm.

ĐB Trần Hoàng Ngân cũng cho biết, hiện nay khi mở cửa hoạt động trở lại, các doanh nghiệp chưa thiếu lao động, nhưng dự kiến trong tương lai sẽ thiếu.

Tội phạm có dấu hiệu gia tăng

Liên quan tới việc các cá nhân, nghệ sĩ tổ chức quyên góp làm từ thiện; các hoạt động kêu gọi ủng hộ mang tính tự phát; ... gây ra những lộn xộn trong thời gian qua, nhiều cử tri đề nghị cần giám sát chặt chẽ các hoạt động mang tính hỗ trợ, thiện nguyện.

111
Công an TP. HCM đang xử lý một vụ việc. Ảnh: Thái Sơn

Về vấn đề này, ĐBQH Đỗ Đức Hiển (Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp) cho biết các hoạt động thiện nguyện hiện nay được thực hiện theo Nghị định 64 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện.

Tuy nhiên, nghị định này đã được Chính phủ ban hành từ năm 2008 và có nhiều điểm cần xem xét lại.

ĐB Hiển cho biết sẽ kiến nghị Bộ Tài Chính nghiên cứu để sửa đổi các quy định, nghị định liên quan đến công tác thiện nguyện cho phù hợp với thực tế.

Về các loại tội phạm dấu hiệu gia tăng khi TP. HCM áp dụng chỉ thị nới lỏng xã hội, quay lại bình thường mới, ĐBQH Nguyễn Sỹ Quang (Phó Giám đốc Công an TP. HCM) thông tin, khi người dân ra đường đông, tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Đối tượng tội phạm hoạt động rất tinh vi, liều lĩnh nên người dân phải cảnh giác.

Đại tá Nguyễn Sĩ Quang cho biết, các loại tội phạm đặc trưng của mùa dịch Covid-19 là tội phạm xâm phạm sở hữu như cướp giật, lừa đảo, tội phạm liên quan đến vật tư y tế và tội phạm tín dụng đen lợi dụng việc người dân gặp khó khăn sau dịch để cho vay nóng.

ĐB Quang lưu ý người dân cảnh giác cao với tội phạm liên quan đến ma túy. Sau thời gian dài bị cấm ra đường, các đối tượng gia tăng hoạt động rất nguy hiểm. Hiện, Công an TP. HCM đã có kế hoạch đến trấn áp các loại tội phạm.

 

Theo Hoàng Tuấn/NB&CL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây