Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu từ trần lúc 2h52 ngày 7/8 ở tuổi 89, tại Hà Nội. Ông sinh năm 1931, quê xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Từ năm 1964 đến năm 1992, ông lần lượt giữ các chức vụ trong quân đội: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm chính trị quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn II; Phó chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị quân khu IX; Phó bí thư khu uỷ Khu IX; Thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị, Phó tư lệnh chính trị mặt trận 719; Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 1991 tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông được bầu là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Tháng 6/1992 tại hội nghị Trung ương 3 (khóa VII), ông được bầu vào Ban bí thư; đến tháng 1/1994, được bầu vào Bộ Chính trị và tháng 4/1996 được phân công là Thường trực Ban bí thư.
Năm 1996, tại Đại hội lần thứ VIII, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị.
Ngày 26/12/1997 tại hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII) ông được bầu làm Tổng Bí thư, và giữ cương vị này đến tháng 4/2001.
Sau phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang, đội danh dự chuyển linh cữu nguyên Tổng Bí thư vào vị trí rồi hạ huyệt.
Trong tiếng nhạc “Hồn tử sĩ”, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình lần lượt thả nắm hoa đầu tiên, dành phút mặc niệm tiễn biệt nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
14 giờ 30 phút, Lễ an táng, tiễn đưa đồng chí Lê Khả Phiêu về nơi an nghỉ cuối cùng kết thúc.
Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước lần lượt đi vòng quanh mộ tiễn biệt lần cuối nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
14h05, đội danh dự chuyển linh cữu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào vị trí; sau đó lần lượt các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gia quyến... thả nắm hoa xuống linh cữu trong tiếng nhạc trầm buồn.
14h, linh xa chở linh cữu nguyên Tổng Bí thư về tới nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội, bắt đầu nghi thức tiễn đưa nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu về cõi vĩnh hằng.
Hai ngày qua, 946 đoàn với trên 11.000 người gồm các vị lãnh đạo, đại diện các cơ quan, đơn vị, nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, cá nhân trong nước và quốc tế... đã đến viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu tại Nhà tang lễ quốc gia (Hà Nội), hội trường Thống Nhất (TP HCM) và Hội trường 25B (TP Thanh Hoá).
27 đoàn ngoại giao và tổ chức quốc tế đến viếng, gồm hai đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Lào, Campuchia...
Công tác đón linh cữu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại Nghĩa trang Mai Dịch đã hoàn tất.
Để phục vụ lễ tang, từ 11h30 đến 15h00 ngày 15/8, các phương tiện bị hạn chế lưu thông trên tuyến Lê Thánh Tông - quảng trường Cách mạng Tháng tám - Tràng Tiền - Hàng Khay - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Kim Mã - Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên (đoạn từ Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên đến Nguyễn Văn Huyên - Cầu Giấy) - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu đến Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Cơ Thạch).
Linh xa đưa linh cữu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu lăn bánh trên nhiều tuyến phố của Thủ đô Hà Nội trước khi đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, ông Lê Khả Phiêu là một cán bộ từng kinh qua nhiều cương vị công tác, được tôi luyện, trưởng thành trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dù ở cương vị công tác nào, ông luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; gương mẫu giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
13h25, cỗ Linh xa đưa nguyên linh cữu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu rời Nhà tang lễ Quốc gia, hướng về Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên