Bàn cách vượt 3 khó của Hội Nhà báo cấp tỉnh

Thứ sáu - 19/04/2019 09:26
Hội Nhà báo cấp tỉnh có nhiều khó khăn trong hoạt động và kì trước đã nêu ra 3 cái khó của Hội Nhà báo cấp tỉnh là cán bộ thiếu Tầm, người ít tiền ít, hội viên hững hờ. Để góp phần khắc phục 3 khó nêu trên xin có đôi điều bàn nhằm đưa ra một vài biện pháp, một vài cách làm để cùng trao đổi.

Chọn được cán bộ có Tầm có Tâm

Thực tế cho thấy việc chọn được cán bộ hội Nhà báo có Tầm có Tâm cũng không dễ dàng bởi nhiều mối quan hệ chi phối phức tạp hơn. Điều cốt lõi là chọn cho trúng. Thử nêu một hoặc hai mô hình. Thứ nhất, là một Tổng biên tập giỏi nghiệp vụ báo chí, có uy tín với anh em và lại được cấp trên đồng ý làm Chủ tịch Hội Nhà báo. Thế là quá tốt! Thứ hai, là một Chủ tịch Hội chuyên trách vốn cũng là một nhà báo giỏi, được anh em ủng hộ và cũng được cấp trên đồng ý. Thế cũng là quá tốt! Vấn đề là làm sao để có  được những cán bộ Hội như thế? Có thể là vì một lý do nào đấy mà một cán bộ giỏi không được làm và thay vào đấy là một cán bộ thường thường bậc trung không nổi trội hơn anh em là mấy. Và tất nhiên với những cán bộ thường thường bậc trung thì phong trào hội sẽ xuân thu nhị kì, sẽ mờ nhạt và không có sức hút hội viên. Để có cán bộ Hội Nhà báo tốt thì cần có cách làm công phu và dân chủ:
111
Lãnh đạo Hội Nhà báo các tỉnh duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ tham dự Hội thảo báo chí khu vực
Thứ nhất, lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các cơ quan báo chí, lãnh đạo Hội Nhà báo cần xác định rõ tiêu chuẩn của cán bộ báo chí, từ đó có quy hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu cán bộ cho hội viên lựa chọn.

Thứ hai, các hội viên phải được dân chủ lựa chọn để bầu những người xứng đáng  thay mặt họ duy trì và tổ chức các hoạt động của Hội Nhà báo cấp tỉnh. Cần để cho hội viên sớm tham gia vào quá trình lựa chọn nhân sự, tránh tình trạng hội viên khi đến đại hội mới biết rằng mình bầu cho người A người B mà không hiểu thật đầy đủ về người mình bầu. Chuyện trúng trượt vào BCH Hội đối với những người được giới thiệu đôi khi rất phức tạp và trở thành chủ đề bàn tán. Nhưng cũng nên coi là bình thường bởi trong bầu cử là có trúng có trượt…

Thứ ba, để lựa chọn Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nhà báo cấp tỉnh một cách chính xác và an toàn nên có cơ chế mới chẳng hạn như sự hiệp y thẩm định của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Vì rằng ngoài trực tiếp chỉ đạo và theo dõi, Hội Nhà báo Việt Nam còn có nhiều Ban nắm chắc các hoạt động của Hội tỉnh, từ đó biết rõ năng lực của cán bộ hội, và do đó công tác lựa chọn cán bộ được chính xác hơn hiệu quả hơn khi có ý kiến đánh giá của Ban Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam. Có như thế mới lựa chọn chính xác được cán bộ Hội, khắc phục được một số cán bộ “làm vì” không có khả năng gánh vác công tác tại Hội Nhà báo địa phương như đã từng xảy ra.

Dựa vào Đài, Báo và nguồn xã hội hóa

Như đã đề cập, Hội Nhà báo cấp tỉnh thường thiếu kinh phí hoạt động. Các Hội tỉnh thường được cấp 5 đến 7 trăm triệu mỗi năm, Hội nhiều hơn được trên dưới 1 tỷ. Số tiền này bao gồm tiền lương cho 4 đến 5 biên chế, tiền hỗ trợ báo chí chất lượng cao từ Trung ương chuyển về và tiền chi cho các loại hoạt động trong suốt cả năm. Một số Hội tỉnh còn thiếu cả tiền đi tham gia Hội Báo toàn quốc. Có tỉnh như Hà Nam năm 2019 cấp cho đồng Hà Nam có 90 triệu để chi cho các hoạt động của cả một năm… Tiền ít như thế thì làm sao có thể nâng cao chất lượng hoạt động cảu đồng

Nhưng khi đã chọn được cán bộ có Tầm thì nguồn tiền cho hoạt động của đồng cấp tỉnh sẽ được giải toả nhằm đáp ứng cho các hoạt động thiết yếu. Đội ngũ cán bộ có Tầm đó sẽ có lí do báo cáo với lãnh đạo tỉnh cùng Sở Tài chính để kinh phí Hội được cấp nhiều hơn vì tỉnh nào cũng phải chi cho các hoạt động của Đoàn, Hội. Và kinh phí chi cho đồng cấp tỉnh cũng cần ngang bằng với các hội chính trị và nghề nghiệp khác. Đó là chính sách chung cho các tổ chức chính trị xã hội.
111
Tập huấn nghiệp vụ cho hội viên tại Hội Nhà báo Hưng Yên
Mặt khác thực tế hiện nay kinh phí chi cho hoạt động của đài báo địa phương tại nhiều tỉnh được cấp khá hơn so với trước. Một số báo Đảng phía bắc ngoài lương còn được cấp 7 - 10 t nhuận bút mỗi năm, có tỉnh được cấp trên 10 tỷ. Còn các nhà đài mức nhuận bút cũng được cấp tương đương hoặc nhiều. Xét về thực lực, cả Đài, Báo tỉnh đều có khả năng về kinh phí nên việc đồng địa phương nhờ Đài, Báo tỉnh hỗ trợ kinh phi cho các hoạt động  như mở lớp tập huấn, tổ chức toạ đàm về nghiệp vụ, tiến hành hội thao… là điều cần thiết. Và trên thực tế, nhiều Đài, Báo tỉnh đã hỗ trợ rất hiệu quả cho Hội Nhà báo. Lãnh đạo các Báo, Đài đã coi công việc của Hội cũng là công việc của bản Báo.

Cuối cùng để khắc phục khó khăn về kinh phí, Hội Nhà báo cấp tỉnh cần quan hệ với doanh nghiệp để có sự hỗ trợ về tài chính, đồng thời Hội cũng tận dụng  nguồn thu từ xã hội hoá nhờ các hợp đồng tuyên truyền hay làm chuyên trang chuyên mục tại địa phương…

Hội cần vui mà thiết thực hiệu quả

Muốn thu hút được hội viên thì các hoạt động của Hội phải vui mà thiết thực hiệu quả. Thời buổi hiện nay mà Hội chỉ họp với sơ tổng kết hoặc gặp mặt thì dễ rơi vào đường mòn hành chính hoá. Bên cạnh tổ chức cho được các buổi toạ đàm, tập huấn thiết thực thì phải có “sân chơi cho hội viên như thể thao, văn nghệ, giải báo chí địa phương… Đồng thời tạo điều kiện để hội viên tham gia các hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam cũng như Hội Nhà báo khu vực. Những năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức được nhiều hoạt động như Giải báo chí Quốc gia và nhiều giải báo chí chuyên ngành khác, Giải bóng bàn Hội Nhà báo toàn quốc, Hội Báo toàn quốc, Tiếng hát Người làm báo… và một loạt các cuộc hội thảo chuyên sâu. Nếu hội viên các tỉnh được tham gia những hoạt động kể trên thì họ sẽ thấy được tầm cỡ và quy mô cũng như những tác dụng to lớn của các hoạt động kể trên mang lại. Như thế họ sẽ gắn bó với Hội hơn.

Mặt khác, cũng cần đề cao ý thức trách nhiệm của hội viên trong sinh hoạt Hội Nhà báo các cấp. Những ai không tham gia vào hoạt động của Hội cần được nhắc nhở tại Chi hội hoặc tại Hội tỉnh, thậm chí cần mạnh dạn khai trừ những hội viên có hành vi vô trách nhiện với công tác Hội.

Cuối cùng cần quan tâm khi họ gặp khó khăn và bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên khi họ bị đe doạ trong tác nghiệp. Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo nhiều tỉnh đã làm tốt việc này, đây thực sự là chỗ dựa tin cậy cho hội viên. Với những hoạt động như thế, Hội Nhà báo cấp tỉnh sẽ nâng cao được chất lượng của mình để cùng với các cơ quan báo chí góp phần rèn luyện đạo đức cũng như kĩ năng làm báo cho hội viên, đồng thời bảo vệ được quyền lợi cho họ. Làm được như thế, Hội sẽ là ngôi nhà chung của những người làm báo.
Chủ tịch HNB Hưng Yên
Nguyễn Công Đán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây