Chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19

Thứ hai - 27/12/2021 16:13
Nhà báo Vũ Văn Úy
Phó Chủ tịch Thường trực HNPB tỉnh Hải Dương

 
Trước hết, phải khẳng định rằng, trong gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 với những diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường đã và đang tác động, làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực báo chí. Có thể nói, các hội viên nhà báo công tác tại các cơ quan báo chí trong suốt gần 2 năm qua thực sự là lực lượng luôn xung kích đi đầu trong công tác tuyên truyền chống giặc Covid-19,
111
Nhà báo Vũ Văn Úy, Phó Chủ tịch Thường trực HNPB tỉnh Hải Dươngtham luận tại Hội thảo "Hội Nhà báo, các cơ quan báo chí thích ứng an toàn, linh hoạt góp phần kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19" tại Quảng Ninh
Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương hiện có hơn 157 hội viên sinh hoạt tại 8 chị hội, câu lạc bộ. Trong đó, phần lớn hội viên đang sinh hoạt tại 2 chi hội lớn nhất là Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh Hải Dương và Báo Hải Dương. Trong các đợt dịch Covid-19, tỉnh Hải Dương đều ghi nhận các ca nhiễm. Nhất là 2 đợt dịch xảy ra vào giữa tháng 8.2020 và cuối tháng 1.2021, Hải Dương đều ghi nhận nhiều ca mắc Covid. Đặc biệt là đợt dịch cuối tháng 1.2021, khi mà cả nước đang hướng về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, thì Hải Dương đã trở thành “tâm dịch” của cả nước. Toàn tỉnh phải thực hiện cách ly theo Chỉ thị 16, nhiều huyện, thành phố, thị xã phải thực hiện cách ly y tế, phong toả để phòng chống dịch. Trong trận chiến chống dịch Covid-19 suốt 64 ngày đêm ấy, giữa những hình ảnh xúc động của lực lượng y tế, công an, quân đội, các tổ Covid cộng đồng ... là hình ảnh không ít nhà báo với máy ảnh, máy quay cùng quần áo bảo hộ lao vào tâm dịch. Trong bối cảnh hầu hết mọi người đều rất ngại ra ngoài vì lo sợ bệnh dịch, nhưng đề ghi lại những hình ảnh như lấy mẫu xét nghiệm, điều trị tại các bệnh viện, hoạt động tình nguyện chống dịch, sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền... các nhà báo đã không quản ngại ngày đêm, ngày nghỉ, ngày lễ Tết để kịp thời sản xuất các chương trình, có các bài viết, bản tin tuyên truyền về công tá chồng dịch Covid-19. Có những nhà báo sau những đợt tuyên truyền đã vô tình trở thành F1, F2 phải thực hiện cách ly y tế theo quy định, nhưng không vì thể mà các nhà báo nản lòng trong cuộc chiến chống giặc Covid-19.

Trải qua các đợt dịch Covid, tại Hải Dương, Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương luôn song hành cùng các hội viên tại các chi hội, câu lạc bộ, nêu cao tinh thần chủ động, thích ứng an toàn, linh hoạt để vừa bảo đảm công tác tuyên truyền phòng chống dịch, vừa tránh việc hội viên nhà báo bị mắc dịch bệnh. Trong các đợt dịch, nhất là các đợt dịch lớn, phóng viên tại Đài Phát thanh — Truyền hình tỉnh, Báo Hải Dương mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong tác nghiệp như ghi hình, phỏng vấn, sản xuất các chương trình, thu thập thông tin để viết bài... nhưng hai cơ quan báo chí đã chủ động xây dựng các kịch bản theo các cấp độ phòng chống dịch bệnh để các nhà báo chủ động thực hiện, vừa thích ứng với dịch bệnh vừa bảo đảm an toàn trong tác nghiệp... Để tránh tiếp xúc và thực hiện Chỉ thị 16, có thời điểm Báo Hải Dương, Đài Phát thanh — truyền hình tỉnh đã thay đổi hình thức giao ban từ trực tiếp sang trực tuyến. Báo Hải Dương xây  dựng phương án không phát hành báo in nếu dịch bệnh căng thắng, không phát hành được báo. Báo Hải Dương, Đài PTTH tỉnh xây dựng phương án tuyên truyền trong trường hợp cơ quan có F0 phải phong toả... Ngoài các kịch bản với các cấp độ khác nhau, để bảo đảm cho hoạt động của phóng viên, toà soạn, các cơ quan báo chí của tỉnh thường xuyên yêu cầu, nhắc nhở các hội viên, nhân viên thực hiện thật tốt thông điệp 5K... Do thực hiện tốt các giải pháp nên song 0 suốt gần 2 năm chống Covid-19, tại Hải Dương chưa có hội viên nào bị mắc Covid, chưa có cơ quan báo chí nào có F0 phải thực hiện cách ly, phong tỏa hoặc dừng sản xuất... Trong tất cả các đợt dịch xảy ra, hầu hết các cơ quan báo chí của tỉnh từ tỉnh tới huyện, thị xã, thành phố đều chuyển trọng tâm tuyên truyền với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hầu hết các chương trình sản xuất, các trang báo đều thay đổi để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch. Nhiều số báo, nhiều chương trình truyền hình, phát thanh phải thay đổi vào giờ chót; nhiều ca trực tại toà soạn, các kíp trực phải trực đến 11-12 giờ đêm. Còn báo điện tử thì bất chấp ngày nghỉ, lễ tết, cứ có tin bài về phòng chống dịch là phải biên tập, xử lý để đưa lên trang. Thông thường, tin tức luôn phải cập nhật, nóng hổi, nhưng trong các thời điểm chống dịch Covid-19, thì các thông tin phải thay đổi, cập nhật liên tục chẳng khác nào các thông tin về “chiến sự”. Có những thời điểm, người dân liên tục phải đọc báo, nghe đài để kịp thời cập nhật những nơi có ca nhiễm, những biện pháp của chính quyền trong xét nghiệm, truy vết, khai báo y tế... để thực hiện các biện pháp phòng tránh. Hơn nữa, trong bối cảnh mạng xã hội vô cùng phát triển, ngày càng có nhiều “nhà báo công dân”, càng đòi hỏi các nhà báo phải thu thập, xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời, chính xác, Để song hành cùng các hội viên tại các cơ quan báo chí trong tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19, Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương luôn chủ động trong xây dựng kế hoạch hoạt động cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch Covid-19. Trong năm 2021, để tổ chức được Giải báo chí hằng năm và Giải báo chí Nguyễn Lương Bằng (5 năm/1 lần), Hội Nhà báo tỉnh đã thay đổi cách thức chấm sơ khảo, chung khảo; tham mưu cho Hội đồng cách thức chấm giải để bảo đảm an toàn, đúng tiến độ. Hội cũng đã phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho toàn thể hội viên bằng hình thức trực tuyến với chủ đề “Những vấn để cần quan tâm tuyên truyền trong mùa dịch”.

Có thể nói, với sự chủ động của các cơ quan báo chí, sự sáng tạo của Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương, các cơ quan báo chí của tỉnh nói chung, các hội viên nhà báo nói riêng đã và đang thực sự thích ứng an toàn, linh hoạt, góp phần kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Qua thực tế tại Hải Dương, có thể thấy trong bất cứ hoàn cảnh nào, hội viên nhà báo cũng luôn là lực lượng xung kích, đi đầu để bảo đảm công tác tuyên truyền, góp phần giành thắng lợi chung. Cũng qua đó cho thấy, càng xảy ra thiên tai, dịch bệnh, hay địch hoạ thì càng đòi hỏi nhà báo, các cơ quan báo chí phải chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt để vừa bảo đảm an toàn, vừa tuyên truyền hiệu quả, góp phần quan trọng để chiến thắng dịch bệnh ../. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây