Chủ động thích ứng linh hoạt bằng những việc làm cụ thể từ sớm
Thứ bảy - 25/12/2021 20:47
Nhà báo Đỗ Ngọc Hà
Phó Chủ tịch thường trực HINB Quảng Ninh
Một năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, mô hình các cơ quan báo chí ở Quảng Ninh có sự thay đổi. Sau khi được Ban Bí thư Trung ương đồng ý chủ trương, đầu năm 2019, tỉnh Quảng Ninh hợp nhất 4 cơ quan thông tin, báo chí gồm: Báo Quảng Ninh, Đài Phát thanh — Truyền hình tỉnh, Báo Hạ Long (thuộc Hội Văn học — Nghệ thuật tỉnh) và Cổng thông tin điện tử tỉnh (thuộc Văn phòng UBND tỉnh) để thành lập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh — cơ quan báo chí đa phương tiện, vận hành theo mô hình toà soạn hội tụ.
Ngay sau đó, Hội Nhà báo tỉnh cũng đã sắp xếp lại các tổ chức cơ sở hội cho phù hợp, cụ thể: Hợp nhất Liên chi hội Đài Phát thanh — Truyền hình tỉnh với Chi hội Báo Quảng Ninh để thành Liên chi hội Trung tâm Truyền thông tỉnh; giải tán và chuyển toàn bộ hội viên ở Chỉ hội nhà báo Báo Hạ Long về sinh hoạt ở Chi hội Văn phòng. Từ đó đến nay, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh có các tổ chức cơ sở hội trực thuộc gồm: Liên chi hội Trung tâm Truyền thông, Chi hội Văn phòng, Chi hội thường trú, Chi hội thành phố Cẩm Phả, CLB nhà báo cao tuổi và tập thể Chi hội VOV Đông Bắc sinh hoạt theo Quyết định 979 của HNBVN với Hội Nhà báo tỉnh. Tổng số hội viên là 412 người, không bao gồm hội viên là phóng viên thường trú.
Ngày 11/10/2021, Chính phủ ra Nghị quyết 128/NQ-CP ban hành Quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid-19”. Trong đó, Chính phủ nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được hoàn - toàn trước năm 2023; có thể xuất hiện các chủng vi rút mới nguy hiểm hơn làm cho dịch diễn biến phức tạp khó lường. Tuy nhiên, việc bao phủ vắc xin, có thuốc điều trị giúp giảm số ca nặng, tử vong và giảm tỷ lệ mắc. Do vậy, đã có nhiều quốc gia thay đổi chiến lược ứng phó dịch bệnh từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh.
Với phương châm chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Chính phủ xác định mục tiêu: Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể, phấn đấu trong năm 2021. Đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Nhìn lại các hoạt động của Hội Nhà báo tỉnh trong năm 2021, chúng tôi thấy đã có sự chủ động thích ứng linh hoạt từ sớm bằng những việc làm cụ thể. Có thể dẫn chứng ra đây một số việc làm tiêu biểu như sau:
Trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh là đơn vị tiên phong phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội . Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn bằng hình thức trực tuyến. Tháng 8/2021, lớp “Kỹ năng làm đồ hoạ cho tác phẩm báo chí” do Hội Nhà báo tỉnh Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức thông qua phần mềm Zoom đã thu hút được trên 122 học viên tham dự. Lớp thứ hai vào tháng 11/2021 chủ đề “Kỹ năng dẫn chương trình” cũng thu hút được 63 học viên. Chúng tôi cũng cử nhiều lượt học viên tham gia các lớp trực tuyến khác do Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức. Sắp tới chúng tôi cũng sẽ cử giảng viên bồi dưỡng kỹ năng viết tin, bài về xây dựng đảng cho trên 300 học viên là hội viên, phóng viên, cộng tác viên ở các địa phương trong tỉnh, cũng theo hình thức trực tuyến. Các lớp trực tuyến có ưu điểm là học viên không phải di chuyển, vừa an toàn, vừa tiết kiệm, và có thể lưu lại các video bài giảng để tiếp nhận kiến thức về sau. Có ý kiến cho rằng học trực tuyến giảm sự tương tác nhưng qua khảo sát từ phía các hội viên thì chúng tôi thấy rằng nhiều học viên vẫn thích học trực tuyến. Chẳng hạn như lớp “Kỹ năng làm đồ hoạ cho tác phẩm báo chí” là chuyên đề đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao nhưng các học viên vẫn tiếp thu tốt vì đoạn nào không hiểu thì có thể mở video đã lưu ra để thực hành lại.
Trong bảo vệ, chăm lo cho hội viên, Hội Nhà báo tỉnh cũng có sự linh hoạt để thích ứng. Còn nhớ, vào dịp tết Tân sửu 2021, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các hội viên là phóng viên thường trú ở tỉnh ngoài không về quê ăn tết được. Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức đoàn đến thăm, tặng quà tết và động viên các anh chị phóng viên thường trú ở lại ăn tết và tác nghiệp tại Quảng Ninh cho đảm bảo an toàn. Hội Nhà báo tỉnh cũng đã tặng 15.000 khẩu trang y tế và tuyên truyền, vận động các hội viên nhà báo thực hiện 5K, tiêm vacxin để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt và tác nghiệp.
Đối với các hoạt động xã hội - từ tiện, thay vì tổ chức Hội báo xuân như thường niên, Hội Nhà báo tỉnh quyết định dừng và đem tòan bộ các ấn phẩm báo chí do các cơ quan báo chí trong nước tặng, do các anh chị phóng viên thường trú và Trung tâm Truyền thông tỉnh góp với Hội Nhà báo tỉnh, đến tặng các bệnh
viện dã chiến, các khu cách ly để góp phần động viên, làm phong phú thêm đời sống tinh thần y bác sỹ, bệnh nhân và người bị cách ly trong dịp Tết đến, xuân về. Cùng với đó, Hội Nhà báo tỉnh cũng quyên góp được hàng trăm xuất quà (lương thực, khẩu trang, tiền mặt) tặng cho gia đình chính sách, hộ cận nghèo trong dịp tết, góp phần thực hiện chủ trương không để ai bị bỏ lại phía sau.
Rồi Hội Nhà báo tỉnh cũng duy trì, đổi mới việc phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao tổ chức bầu chọn và vinh danh, khen thưởng các vận động viên, huấn luyện viên Vùng mỏ để những người làm thể thao được động viên, khích lệ trong bối cảnh các giải thể thao không được tổ chức do dịch bệnh.
-Để tháo gỡ những khó khăn về nguồn máu điều trị cho các bệnh nhân, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Trung tâm Truyền thông tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo trong hội viên. Kết quả, đã thu được 50 đơn vị máu và lan toả hình đẹp về những người làm báo trong cộng đồng.
Đối với các hoạt động nghiệp vụ, Hội Nhà báo tính là cơ quan thường trực Giải báo chí Quảng Ninh cũng đã có những đổi mới trong cách thức chấm giải, trao giải để thích ứng an toàn, linh hoạt trong bối cảnh dịch bệnh. Đó là, nếu trước kia, các tác phẩm do các tác giả được chuyển đến được Hội Nhà báo tỉnh in sao ra cho tất cả các thành viên các ban giám khảo và Hội đồng xét giải thì năm 2021 khi chấm giải báo chí Quảng Ninh 2020, chúng tôi đã scan đối với tác phẩm báo in, ảnh báo chí, kịch bản phát thanh, truyền hình; lập danh sách đường link đối với các tác phẩm báo điện tử. Với số lượng trên 150 tác phẩm tham dự, làm như thế vừa tiết kiệm được chỉ phí in ấn, vừa tạo thuận lợi cho các thành viên ban giám khảo và hội đồng xét giải, lại giảm nguy cơ tiếp xúc giữa mọi người để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Việc trao giải cũng được tổ chức quy mô hẹp hơn đề đảm bảo an toàn.
-Để tạo nhiều “sân chơi” nghiệp vụ cho hội viên, Thường trực Hội Nhà báo tỉnh thống nhất mỗi quý sẽ phát động một cuộc thi nghiệp vụ vào đầu quý và trao giải vào cuối quý tại hội nghị giao ban báo chí. Năm 2021 này, chúng tôi tổ chức được 3 cuộc thị ảnh báo chí, chủ đề tập trung vào việc phòng chống dịch covid-19. Như vậy, cùng với Giải báo chí Quảng Ninh, Giải Búa Liềm vàng tỉnh Quảng Ninh, các hội viên còn được tham gia nhiều cuộc thi báo chí do Hội Nhà báo, do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức.
Trong việc tổ chức cho hội viên nhà báo học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cũng vậy. Thường trực Hội phối hợp với Trung tâm Truyền thông tỉnh, với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh đề nghị tỉnh thiết lập các điểm hội nghị trực tuyến để hội viên nhà báo được học tập, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch do thực hiện 5K, tiêm vacxin và xét nghiệm trước khi tham gia các hội nghị.
Về đề xuất, kiến nghị, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh giữ nguyên hoặc tăng nguồn kinh phí cấp cho Hội Nhà báo, bởi thu nhập của cán bộ, viên chức cơ quan thường trực Hội đã thấp nay còn thấp hơn do bị cắt giảm 10%, và do là Hội - đặc thù nên không được hưởng phụ cấp công vụ, phụ cấp khối Đảng, đoàn thể chính trị - xã hội. Trong khi Chỉ thị 43-CT/TW ngày 08/4/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo cúa Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới nêu rõ: “có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ làm công tác hội”.
Đối với Hội Nhà báo Việt Nam, cần tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác, nhất là trong việc gửi, nhận văn bản. Hiện nay, ở tỉnh Quảng Ninh và có lẽ các tỉnh, thành phố khác cũng vậy, việc gửi, nhận văn bản đều qua hệ thống chính quyền điện tử. Như vậy, việc chỉ đạo, báo cáo và thông tin giữa Hội Nhà báo Việt Nam và các cấp Hội sẽ nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và tiết kiệm hơn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo hướng trước mỗi khi mở lớp, Trung tâm thông báo rộng rãi cho các tỉnh, thành phố đề hội viên nào có nhu cầu thì đăng ký tham gia các chủ đề theo nguyện vọng. Vì các lớp trực tuyến, Trung tâm đều thuê đường truyền riêng, không hạn chế số lượng học viên,
Đối với đơn vị Cụm trưởng và các Hội Nhà báo tỉnh, thành phố khác trong Cụm thi đua cần sớm thông tin về các hoạt động của Cụm năm 2022, tăng cường trao đổi thông tin về kinh nghiệm hoạt động qua nhóm zalo của Cụm để các đơn vị khác học tập, tham khảo.