Làm việc tại Đài PT-TH Nam Định đã được 12 năm nhưng đến nay tôi đã luân chuyển qua ba bộ phận khác nhau. Sau 6 năm ở vị trí Biên dịch viên tiếng Pháp, được cơ quan cho đi học một khóa ngắn ngày để hiểu sơ bộ về công việc của một phóng viên, tôi chuyển sang công tác tại Phòng Văn nghệ - Giải trí; 3 năm sau lại tiếp tục luân chuyển sang phòng Thời sự của Đài PT-TH Nam Định. Chưa kịp làm quen với môi trường này, tôi đã phải hòa vào một dòng chảy mới với rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng. Biết mình chỉ là một “tay ngang”, tuổi đời lại không còn trẻ, tôi luôn tự nhủ phải cố gắng rất nhiều để hoàn thành công việc được giao. Khi được lãnh đạo phòng thông báo về Giải báo chí với chủ để Văn hóa ứng xử năm 2020 do Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức, yêu cầu tất cả các thành viên trong phòng đăng ký đề tài tham gia, tôi bắt đầu suy nghĩ xem sẽ chọn đề tài nào? Với chủ đề “Văn hóa ứng xử” thì có quá nhiều đề tài để chọn, hơn nữa, một lĩnh vực nhưng mỗi người sẽ có một cách nhìn khác nhau. Và tôi đã chọn “Văn hóa chốn tôn nghiêm” làm đề tài đăng ký tác phẩm dự thi. Một đề tài không còn mới mẻ, được báo chí, truyền thông phản ánh tràn ngập trên các trang bài, một đề tài không còn nóng nhưng năm nào cũng được nhắc đến vào các mùa lễ hội. Và thực sự ngạc nhiên khi lãnh đạo phòng lựa chọn đề tài “đã cũ” của tôi để triển khai thực hiện. Đây cũng là lần đầu tiên sau 3 năm công tác tại phòng Thời sự, tôi có tác phẩm được chọn dự thi! Chính vì vậy, tôi càng lo lắng sẽ viết thế nào? Tôi rất tâm đắc câu “Y phục xứng kỳ đức”? thông qua cách ăn mặc, hành xử mà chúng ta có thể phần nào đoán được phẩm chất của người đó, do vậy, trong cuộc sống đời thường chúng ta phải rèn luyện tác phong, hành xử bao nhiêu thì khi đến chốn linh thiêng lại càng phải cẩn thận, cung kính bấy nhiêu, tôi quyết định làm phóng sự từ những điều gần gũi nhất là cái quần, cái áo, là tác phong chuẩn mực khi đến những nơi tôn nghiêm.
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Thanh Bình Phóng viên quay phim “gạo cội” của Đài PT-TH tỉnh chúng tôi cùng lên ý tưởng, các cảnh quay và lên đường thực hiện. Là người trình độ nghề còn hạn chế, tôi thấy thật may mắn khi có một cộng sự dày dặn kinh nghiệm như anh Bình. Không những liên hệ phỏng vấn giúp, anh còn gợi cho tôi nhiều ý tưởng hay khi lên kịch bản. Thống nhất xong, hai anh em rong ruổi 2 ngày đi các huyện Vụ Bản, Nghĩa Hưng rồi về lại thành phố để ghi hình và phỏng vấn. Đến đâu cũng được các vị trụ trì, thủ nhang cùng các phật tử hoan hỷ giúp đỡ, vì nội dung của phóng sự cũng là điều các thầy trăn trở lâu nay; cũng mong qua truyền thông, những hình ảnh xấu, những hành vi không đẹp ấy sẽ được hạn chế, xóa bỏ nơi cửa thiền. Công tác chuẩn bị đã xong, tôi bắt tay vào viết. Vì đây là một phóng sự ngắn, chấp bút trên nền phóng sự đã phát tử hoan hỷ giúp đỡ, vì nội dung của phóng sự cũng là điều các thầy trăn trở lâu nay; cũng mong qua truyền thông, những hình ảnh xấu, những hành vi không đẹp ấy sẽ được hạn chế, xóa bỏ nơi cửa thiền. Công tác chuẩn bị đã xong, tôi bắt tay vào viết. Vì đây là một phóng sự ngắn, chấp bút trên nền phóng sự đã phát sóng và chỉ dài hơn những phóng sự thông thường một chút nên tôi viết rất nhanh. Đến khi dựng hình, tôi mất khá nhiều thời gian, và đã sử dụng lại một số hình ảnh tư liệu và xin thêm phỏng vấn có nội dung liên quan của đồng nghiệp trong phòng.
Sau gần 4 tháng gửi dự thi thật sự bất ngờ khi tác phẩm “Văn hóa chốn tôn nghiêm” của tôi được giải Khuyến khích .Cuộc thi có 358 tác phẩm dự thi, với sự tham gia của hơn 100 cơ quan báo chí và cộng tác viên toàn quốc, trong đó có 70 tác phẩm ở thể loại báo hình. Tuy chỉ là giải khuyến khích nhưng là cả sự khích lệ lớn với cá nhân tôi, một món quà tinh thần đối với cả ê kíp thực hiện chương trình, góp vào thành quả chung của Đài PT - TH Nam Định trong năm 2020./.