Sớm tháo gỡ khó khăn cho đài phát thanh truyền hình gặp khó khi tự chủ tài chính

Thứ hai - 10/10/2022 10:00
Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội vừa có buổi làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về báo chí.
111
Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Ảnh: Nhật Linh
Tại buổi làm việc, Tổng giám đốc - Tổng biên tập Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) Hà Nội Nguyễn Kim Khiêm cho biết, Đài PT-TH Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND TP Hà Nội, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đây là một trong những cơ quan báo chí lớn nhất của Thủ đô, hoạt động trên địa bàn Thủ đô, là một trong hai đài PT-TH quy mô lớn thứ hai tại Việt Nam. Hiện Đài PT-TH Hà Nội trực tiếp sản xuất, phát sóng, quản lý 2 kênh truyền hình quảng bá, 1 kênh truyền hình trả tiền, 2 kênh phát thanh quảng bá, 3 kênh phát thanh trên hệ thống cáp.

Thời gian qua, Đài luôn thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền; bám sát định hướng tuyên truyền của Trung ương và TP Hà Nội. Đài thực hiện đúng các quy định về phương thức cung cấp kênh chương trình trên dịch vụ PT-TH, các loại hình dịch vụ cung cấp kênh chương trình như trong các giấy phép được Bộ Thông tin &Truyền thông cấp.

Báo cáo của Đài PT-TH Hà Nội cũng nêu rõ, nguồn thu chủ yếu trong 5 năm trở lại đây là từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên một số quy định trong văn bản pháp luật chưa phù hợp với tình hình thực tế của ngành PT-TH, gây khó khăn trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính với các đài PT-TH.

Về truyền dẫn phát sóng, thực hiện đề án số hóa của Thủ tướng Chính phủ, các đài phải đi thuê truyền dẫn phát sóng mặt đất nên phải bỏ ra kinh phí rất lớn. Do vậy, rất cần quy định để đặt hàng kinh phí truyền dẫn phát sóng liên tục 24h/ngày.

111
Tổng giám đốc - Tổng biên tập Đài PT-TH Hà Nội Nguyễn Kim Khiêm báo cáo Đoàn khảo sát. Ảnh: Nhật Linh

Tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, hiện nay về quy hoạch báo chí đối với lĩnh vực PT-TH, hiện không nêu rõ các đài PT-TH có được cấp giấy phép báo điện tử hoặc tạp chí điện tử, trong khi loại hình này là công cụ hữu hiệu để lan tỏa thông tin. Vì thế, các ý kiến đề nghị Chính phủ sớm sơ kết việc thực hiện quy hoạch báo chí, điều chỉnh những bất cập, trong đó có quy định loại hình báo điện tử với các đài.

Bộ Thông tin & Truyền thông cần xây dựng lại định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá sản xuất chương trình phù hợp với tình hình thực tế. Giấy phép các kênh PT-TH nên thay đổi theo hướng không có thời hạn hoặc thời hạn dài hơn so với Nghị định cũ. Bỏ quy định về ghi rõ cụ thể tên lãnh đạo tổ chức hoạt động báo chí trong giấy phép để không phải thay đổi giấy phép khi có sự thay đổi về lãnh đạo.

 

Theo Vũ Phong/NB&CL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây