Hồi mới tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, với luận văn xuất sắc, lẽ ra Triệu Xuân về làm nghiên cứu phê bình ở Viện Văn học, nhưng anh lại xin đi chiến trường vì nghĩ rằng chỉ có xông vào thực tế mới có vốn sống mà sáng tác. Cũng bởi ông mê văn chương, đi đến đâu cũng ghi chép cẩn thận, đến nay anh đã có 200 trăm cuốn sổ tay ghi chép kín mít những gì mắt thấy tai nghe ngoài đời, kèm theo những suy nghĩ diễn ra lúc đó. Sau hòa bình, làm phóng viên kinh tế chuyên viết về đô thị và khu công nghiệp, kể cả điều tra về những mặt trái của xã hội... anh đều xông vào những điểm nóng bỏng nhất, bởi vậy anh thu nhặt được nhiều thông tin, tư liệu. Chính nó là vốn sống để anh dựng nên những cuốn tiểu thuyết dày dặn. Cũng chính nguồn tư liệu thực tế đó nó gợi cho anh ý tưởng để sáng tác. Khi nhà văn đứng ngoài dòng chảy của cuộc sống, không còn bức xúc với những gì đang diễn ra xung quanh, anh sẽ trở nên lạc hậu, chẳng thể nào viết nên tác phẩm, chưa nói là tác phẩm hay. Triệu Xuân ý thức như vậy nên anh luôn xông xáo, có mặt trên tuyến đầu nóng bỏng nhất của đời sống xã hội. Bởi thế chúng ta thấy các tác phẩm của Triệu Xuân đầy ắp vốn sống thực tế, từ cuốn tiểu thuyết Bụi đời, với sự khổ công 11 năm đi lấy tư liệu ở các khu đô thị Sài Gòn, đến cuốn Trả giá, một “Biên niên sử” của đất phương Nam những ngày đầu giải phóng. Đặc biệt cuốn Nổi chìm trong dòng xoáy ông bỏ ra 8 năm trời đi thực tế, theo các con tàu lênh đênh trên biển cả, từ phao số 0, sang Singapore, Campuchia... mới có tư liệu sống để viết nên tác phẩm. Còn tiểu thuyết Sóng lừng, Cõi mê, ngoài tư liệu đã kín mấy cuốn sổ, nó được ông suy ngẫm, tư duy, tìm tòi cách thể hiện, khi đã chín hết cảm xúc rồi mới ngồi viết liền một mạch. Ông viết chủ yếu bằng ngồn cảm xúc, theo kiểu truyền thống. Ông nói, đối với tôi thi pháp chính là không thi pháp, kiểu “Vô chiêu” thắng “hữu chiêu”. Bởi thế tiểu thuyết của Triệu Xuân vừa sống động, vừa tự nhiên vừa có tính dự báo. Như cuốn “Sóng lừng” dự váo về sự tha hóa của ghê gớm của một bộ phận cán bộ đảng viên, nhưng họ có vỏ bọc chắc chắn, chưa bị lộ. Chính những con người này đang đục ruỗng chế độ ta mà ngày nay chương trình “đốt lò” của Tổng bí thư đã thấy hàng loạt cán bộ cao cấp bị bắt, bị truy tố. Đọc hàng loạt tác phẩm của Triệu Xuân đều nhận thấy ông có vốn sống phong phú, văn trong sáng, giàu hình ảnh. Bởi vậy truyện của ông rất hấp dẫn, được độc giả đón nhận. Tiểu thuyết của ông in với số lượng lớn như cuốn Nỗi chìm trong dòng xoáy in lần đầu 40 000 cuốn, nhiều cuốn tái bản đến 14 lần.
Nhà văn Triệu Xuân là tấm gương về đam mê văn học, sống và lao động quên mình vì văn học, vì nguyện ước kích hoạt văn hóa đọc sách văn học, quảng bá văn học Việt đến người đọc.
Nhà văn Triệu Xuân sinh ngày 04/9/1952, tại An Đức, Ninh Giang, Hải Dương. Từ trần vào lúc 12 giờ 30’ ngày 26/10/2021.
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1986.
Tháng 12/1973, Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, tình nguyện đi B làm Phóng viên chiến trường của Đài Phát thanh Giải phóng, thường trú tại Khu V (Trung Trung Bộ); Sau 1975 là Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh; Trưởng Ban biên tập chương trình phát thanh dành cho Nam Bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam; Từ năm 1997, là Phó Trưởng Cơ quan Đại diện Báo Đầu tư - Vietnam Investment Review tại TP. Hồ Chí Minh. Từ tháng 12/2000 đến 10/2012, là Trưởng Chi nhánh Nhà xuất bản Văn học tại TP. Hồ Chí Minh. Tháng 10/2012, nghỉ hưu, sống tại TP. Hồ Chí Minh.
- Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh 2 nhiệm kỳ 4 & 5, Phó Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi.
- Ủy viên BCH Chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ I & II. Phó Trưởng Chi hội Hội Nhà văn Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2011-2015 và nhiệm kỳ 2015-2020.
- Sáng lập Quỹ Phát triển tài năng Văn học Việt Nam, là Phó Chủ tịch thứ nhất.
- Sáng lập Nhóm Văn Chương Hồn Việt, là Chủ tịch Nhóm.
* Chủ biên: Nguyệt san Văn chương Ngày nay. Chủ biên Hợp tuyển Văn Thơ Chọn Lọc. Nhóm Văn Chương Hồn Việt liên kết cùng NXB Văn học, NXB Hội Nhà văn.
* Chủ biên website: www.trieuxuan.info về Văn chương Nghệ thuật (website chuyên nghiệp, không phải Blog).
Tác phẩm chính đã xuất bản:
- Sức mạnh từ trong lòng đất, truyện ký. Báo Cờ Giải phóng (Khu ủy khu Trung Trung bộ) số Tết dương lịch 1975.
- Những người mở đất, truyện vừa. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh. 1983. NXB Văn học 2005.
- Giấy trắng, tiểu thuyết. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh. 1985, tái bản 1986. NXB Văn học, NXB Hội Nhà văn cùng nhiều NXB khác tái bản nhiều lần; Đến năm 2012, đã in 14 lần.
- Nổi chìm trong dòng xoáy, tiểu thuyết. NXB Giao thông Vận tải in lần đầu 40.000 bản năm 1987. NXB Hội Nhà văn tái bản, 2005.
- Đâu là lời phán xét cuối cùng, tiểu thuyết. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1987. NXB Hội Nhà văn, 2002.
- Trả giá, tiểu thuyết. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1988, tái bản 1988, 1991. Các NXB in nhiều lần. NXB Văn học in lần thứ 12 năm 2010 trong bộ Tổng tập Văn học Việt Nam Thế kỷ XX. Giải thưởng Văn học viết về đề tài công nhân của Hội Nhà văn & Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 1986-1990.
- Bụi đời, tiểu thuyết. NXB Thanh niên,1990 (in hai lần). Các nhà xuất bản in nhiều lần. NXB Văn học in lần thứ mười hai năm 2010. Đến năm 2017 in lần thứ 14, trong bộ sách lớn: Một thế kỷ Văn học yêu nước và Cách mạng TP Hồ Chí Minh. Ban Tuyên giáo thành ủy TP. Hồ Chí Minh & NXB Văn hóa Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
- Sóng lừng (V.N.Mafia), tiểu thuyết. NXB Giao thông Vận tải, 1991. Sách phát hành được 5 ngày, bán hết 3000 bản thì Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị thành phố thu hồi. Đến nay vẫn chưa được tái bản!
- Cõi mê, tiểu thuyết. NXB Hội Nhà văn, 11/2004, tái bản 2005, 2006, 2007, 2009, 2011. Tháng 01-2021 tái bản lần thứ Sáu.
- Lấp lánh tình đời. Truyện & Ký chọn lọc. NXB Văn học. 2007, in lần thứ hai: 2009.
- Triệu Xuân Sống & Viết. Phê bình, Tiểu luận, Chân dung. NXB Hội Nhà văn, 1- 2020.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên