Chúng ta đang nói gì với thế hệ mai sau?...

Thứ ba - 30/03/2021 15:40

Trong văn học, nhất là trong thơ, chúng ta chỉ biết quá khứ và hiện tại. Tương lai sẽ thế nào, không ai nhìn thấy được. Nhưng nhiệm vụ của chúng ta hôm nay phải lo cho ngày mai. Chúng ta phải quan tâm đến thế hệ cầm bút trẻ. Bởi họ chính là người kế tục sự nghiệp văn học nước nhà. Họ có thể tôn vinh chúng ta, cũng có thể “vùi chôn” chúng ta như vùi chôn một xác chết, nếu chúng ta không xứng đáng để họ học hỏi.

Năm sáu năm trước, tôi đã thức trắng đêm để đọc Trương Đình Phượng (sinh năm 1984), ở Nghệ An và Hoàng Thúy (sinh năm 1992) ở Quảng Bình. Bởi họ chẳng khác nào những vì sao đang e dè, lấp ló trên vòm trời thi ca.

Ba giờ sáng tôi gọi điện cho Phượng chỉ để nói một câu, cháu hãy pha cà phê giỏi cho khách, lấy tiền nuôi mẹ và làm thơ. Còn tôi phải cậy nhà thơ Thái Hải và Nguyễn Bình An (nguyên chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình) đến nhà Hoàng Thúy vận động Thúy đi Hội nghị viết văn trẻ toàn quốc. Tại vì trước đó, sau khi đọc thư tôi và chùm thơ, nhà thơ Hữu Thỉnh đã ký giấy mời Thúy ra dự. Thúy không đi, vì đang ốm.

Thơ Phượng và Thúy ít nhiều cho tôi hình dung tương lai của thơ ca miền trung như thế nào.

Trương Đình Phượng gợi và buồn:

những ả đàn bà ra sông giặt áo

giặt mòn tay chưa hết gian truân

sau làn áo mỏng, những núm vú buồn…

(Trong buổi chiều nhảm nhí này)

Hay khát khao:

hãy sống

những nụ hoa nói với nhau như vậy

đêm âm thầm trôi

dòng nhựa trắng tẩy rửa mình trong bóng tối

                 (dưới khóm hoa thời gian)

Ngược lại, Hoàng Thúy tươi sáng đến lạ:

tình yêu không bao giờ biến mất

dù vùi quên trong bóng tối hay vùng đất hoang vu che lấp

mặt trời cháy giữa bàn tay (Cộng)

Dù buồn hay vui, các giọng thơ ấy đã là thông điệp đáng mừng cho thơ. Nhưng mấy ai đọc và để ý tới họ. Phượng vẫn viết, cô chiếc và khắc khoải. Viết như tiếng rền của một con sông ít ai dòm ngó. Còn Thúy sau khi tung một loạt bài thơ hay, kiểu như: “em tin vào những viên đá dưới chân hơn bất cứ danh lợi nào/ ngọn lửa nói tiếng tự do!” (Tự do) lại im lặng chạy trốn trong những bức tranh. Tôi không tin lắm những bức tranh trước đây, nhưng tôi đã nhìn thấy những bức tranh sau này của Thúy với cái màu đỏ như lấy máu mình mà vẽ. Phải chăng cả Phượng lẫn Thúy đều cô đơn? Không biết viết để làm gì, có được ai chấp nhận?

Chúng ta phải làm sao cho thơ họ đến với độc giả mà không phải kêu to hay xưng tụng? Rõ ràng chúng ta đang cần một thế hệ độc giả cởi mở, đa diện về tầm nhìn và nhận thức. Phải chăng chúng ta còn theo lề thói trong cách nghĩ và cảm máy móc, khuôn định và mực thước. Theo tôi biết ở Nghệ An nhiều nhà văn và tạp chí văn nghệ chưa để ý tới Phượng. Ở Quảng Bình đã có người thốt lên, thơ Hoàng Thúy khó hiểu và rối rắm. Vậy là Phượng và Thúy người ủng hộ thì ít, người chê bai thì nhiều. Họ lao động trong điều kiện chưa biết mình sẽ đi đâu về đâu, giữa thời buổi cơ chế thị trường kiếm sống nghiệt ngã. Thúy in được một số nơi, bởi còn người ủng hộ. Phượng thì đưa lên facebook giải buồn.

Thơ và tâm cảm hiện thời đã khác. Người viết trẻ đã đi trước chúng ta một quãng cách xa. Họ không như chúng ta thời “văn nghệ hướng đạo” nữa.

Gần đây trên facebook xuất hiện một giọng thơ khác lạ. Nguyễn Thị Hương Giang (sinh năm 1997), quê Hà Tĩnh, sinh viên học viện Pushkin ở Nga. Hương Giang xem tình yêu là sự vị tha của thế giới. Thế giới hoảng loạn vì trái đất đang bị mổ xẻ, rút ruột. Hết nạn dịch này, đến nạn dịch khác. Hết cuộc chiến tranh này, đến cuộc chiến tranh khác. Trái đất mang trong mình nỗi đau của thương vong bệnh tật, đã tới lúc báo động để đi vào cuộc phẫu, khâu nối cứu rỗi chính mình:

“như là mong đợi ngày ghép tạng autograft cho trái đất

một nửa trái tim phương Đông & một nửa trái tim phương Tây”

                                                        (Đi tìm trái tim Đông Tây)

Chất tự tin và sang trọng đang nhập vào tâm thức trẻ. Ba cây bút trẻ, ba giọng điệu, Phượng, Thúy và Giang cùng trên dải đất hẹp bắc miền trung, nhưng lòng thì không hẹp đang nói gì với chúng ta? Họ viết như nói, đã là thơ. Mà nói thì không thể thành thơ được. Hai trạng huống rất khác nhau. Câu thơ chỉ có thể hình thành khi tâm hồn họ bay bổng trong môi trường cảm xúc trí tuệ.

Tỷ như Giang đang lắng nghe những âm thanh của trời Âu:

anh có nhận ra vắng tôi giữa vòng tròn khán giả

23 giờ chiếc hộp vĩ cầm đóng lại

những ngân rung cuối cùng chạm vào tim

kẻ ở phương xa

                 (Tiếng vĩ cầm trên phố)

Thơ trẻ hiện đại, phóng túng. Nếu chúng ta đối xử với họ vội vã lướt qua, như lướt qua một bức tranh lạ mà chưa nhận ra vẻ đẹp tàng hình của phép nhiệm mầu, đã vội vàng cô lập hoặc đẩy ra ngoài ranh giới văn học. Điều đó rõ ràng khiếm khuyết thuộc về chúng ta.

Nhận thức và trân trọng giá trị của thơ giới trẻ, tôi có những chiêm nghiệm xin được chia sẻ.

Để có thể tiếp cận và định hướng thúc đẩy dòng văn học đi tới một tinh thần tích cực và luôn đầy năng lượng ở các thế hệ người làm thơ. Thiết nghĩ, sự chịu khó đọc là điều trước nhất, đọc và đọc kĩ để suy ngẫm về ý tưởng mới của lớp trẻ. Chúng ta sử dụng ba chữ “NHẬN” khi đọc tác phẩm của họ. Một là “thừa nhận” sự có mặt của tác phẩm. Hai là “chấp nhận” những khuyết thiếu có trong tác phẩm. Và ba là “ghi nhận” những điều hay, mới, khác rất độc đáo, đầy tính cởi mở ở trong thơ. Điều đó không đồng nghĩa với sự dễ dãi trong nghệ thuật. Điều đó có nghĩa là khuyến khích những cây bút trẻ có thêm niềm tin và động lực. Tự khắc quá trình viết, học tập, trải nghiệm chính họ sẽ nhận ra được để nâng cao, khai thác sâu bút lực của mình. Việc phát hiện, chia sẻ những nụ hoa chớm nở trong thơ, có một phần trách nhiệm của chúng ta. Mặc dù có những khó khăn và thách thức từ hai phía, nhưng tôi tin rằng nếu làm được việc đó tốt, thì dòng chảy văn học tương lai sẽ căng nở những màu xanh tươi. Đó chẳng phải là niềm hi vọng của chúng ta hay sao?    

Hồi chuông báo động ấy đang rung lên, đòi hỏi thế hệ cha anh cởi mở và bao dung hơn nữa.
 

Tác giả: Hoàng Vũ Thuật
Nguồn Văn nghệ số 13/2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THƯ VIỆN ẢNH ĐẸP
5.jpg 66.jpg 29.jpg 49.jpg 20.jpg 42.jpg 13.jpg 37.jpg 6.jpg 67.jpg 31.jpg 50.jpg 22.jpg 43.jpg 15.jpg 38.jpg 7.jpg 68.jpg 33.jpg 52.jpg 24.jpg 45.jpg 16-1.jpg 39.jpg 40.jpg 9.jpg 71.jpg 34.jpg 63.jpg 27.jpg 48.jpg 19.jpg 41.jpg 12-qn1.jpg a-T.jpg 36.jpg 8a334df96fbbb3e5eaaa.jpg ec1643b261f0bdaee4e1.jpg 75528951ab13774d2e02.jpg 740f0438267afa24a36b.jpg 9e931db13ff3e3adbae2.jpg eef9d3a2f1e02dbe74f1.jpg ac94b8a49de641b818f7.jpg ae0f6bdb499995c7cc88.jpg 895e11f733b5efebb6a4.jpg 27c48a2ea86c74322d7d-1.jpg f7b945c06782bbdce293.jpg 0f6e3f741c36c0689927.jpg c23927250467d8398176.jpg 906029e10ba3d7fd8eb2.jpg 32b8e242c0001c5e4511-1.jpg f774eba794e548bb11f4.jpg 7a0a8baca9ee75b02cff.jpg dcd1d242f0002c5e7511.jpg 23289506b7446b1a3255.jpg 66d134e644a498fac1b5-1.jpg 1389b67fa302625c3b13-1.jpg f69297bc83c1429f1bd0-1.jpg 33f61d080875c92b9064-1.jpg e71f3a932feeeeb0b7ff-1.jpg 3b4258344c498d17d458-2-1.jpg aecc18440d39cc679528-1.jpg 01b53b002e7def23b66c-1.jpg 7536f22be75626087f47-1.jpg f87058784d058c5bd514-1.jpg 48dd535d4620877ede31-1.jpg ea6a58024d7f8c21d56e-1-1.jpg 4f0be64af33732696b26-1.jpg b673068913f4d2aa8be5-1.jpg 1d4bb15da420657e3c31-1.jpg 35021b9c0ee1cfbf96f0-1.jpg ffc69024855944071d48-1.jpg 87e8e87cfd013c5f6510-1.jpg f7a58a679f1a5e44070b-1.jpg 5b9e981a8d674c391576-1.jpg dfefc79bd2e613b84af7-1.jpg 02ac9b4b8e364f681627-1.jpg 142989b99cc45d9a04d5-1.jpg fe3d1d75bf087e562719.jpg 94d3461b53669238cb77-1.jpg f38c46ee539392cdcb82-1.jpg 7f5885f9908451da0895-1.jpg e5c4472a52579309ca46-1.jpg 3b20a26fb712764c2f03-1.jpg 0506885d9d205c7e0531-1.jpg d203ce4d69c0a29efbd1.jpg b91ad73673bbb8e5e1aa-1.jpg 520c873d23b0e8eeb1a1.jpg 8f815695f21839466009.jpg d9977394d7191c474508.jpg b94a739fd4121f4c4603.jpg 2799f500528d99d3c09c-1.jpg 0905f0a2572f9c71c53e.jpg 0b4698843f09f457ad18.jpg d5502603818e4ad0139f.jpg c364cdd36a5ea100f84f.jpg 4126eb8e4c03875dde12.jpg 35b9c64f61c2aa9cf3d3.jpg eb2c4421e0ac2bf272bd.jpg cd43fd4859c5929bcbd4-1.jpg
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay1,575
  • Tháng hiện tại87,600
  • Tổng lượt truy cập3,188,355
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây