Chủ trương 1 chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII.
Hiện nay, bên cạch nhiều thành tựu bước đầu đạt được như đã huy động đông đảo đội ngũ chuyên gia, nhà giáo tham gia viết sách, có nhiều bộ sách thì vẫn còn một số tồn tại.
Đơn cử như bên cạch sách giáo khoa là sách bổ trợ, sách tham khảo nhiều khiến cho phụ huynh rối.
Tình trạng một số môn học lớp 1 như thể dục, hoạt động trải nhiệm cũng có sách giáo khoa bắt buộc học sinh phải mua.
Tuy nhiên, với học sinh lớp 1 đọc chưa thông, viết chưa thạo thì sử dụng sách như thế nào đang là một vấn đề gây tranh luận.
Việc có nhiều sách giáo khoa, sách bổ trợ, sách tham khảo đã khiến chi phí mua sắm đầu năm học của phụ huynh càng thêm nặng nề.
Xung quanh việc này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - ông Trịnh Ngọc Thạch.
Theo ĐBQH Trịnh Ngọc Thạch: "Nghị quyết về một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa không đề cập đến sách tham khảo.
Trước tình trạng xuất hiện nhiều sách bổ trợ, sách tham khảo bán kèm theo sách giáo khoa thì Quốc hội cần giám sát và yêu cầu các Bộ, ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông vào cuộc.
Cần rà soát xem có gì trái với các văn bản pháp luật và làm rõ mục đích, mục tiêu của việc ban hành sách tham khảo, sách bổ trợ
Có thể mục tiêu tốt vì sách giáo khoa chung chung, không cho viết lách vào nên phải có sách bổ trợ để học sinh viết vào.
Tuy nhiên điều này còn liên quan đến giá cả, việc ba lô học sinh cõng trên lưng quá nặng hay có chuyện ép buộc mua sách... Các Bộ phải làm rõ và đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo".
Cũng theo ĐBQH Trịnh Ngọc Thạch: "Chủ trương xã hội hóa nên từ các khâu biên soạn, in, đến phát hành đều xã hội hóa. Nhưng khái niệm xã hội hóa giáo dục đang bị hiểu sai và lạm dụng nhiều quá.
Vừa rồi chủ trương thống nhất nhà nước điều hành giá sách giáo khoa nhưng như thế lại sai. Phải đợi đến khi Quốc hội sửa Luật Giá còn bây giờ không thể can thiệp được".
Ông Trịnh Ngọc Thạch còn cho biết: "Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo là hai phạm trù khác nhau. Luật chỉ điều chỉnh sách giáo khoa chứ không điều chỉnh sách tham khảo.
Sách tham khảo nằm ở các văn bản dưới luật. Các địa phương cũng cần có những quy định cụ thể để tránh việc lạm dụng sách bổ trợ, sách tham khảo.
Hiện các trường ăn rơ, đi bán sách để lấy hoa hồng là chết học sinh. Cái này thì các tỉnh phải lo chấn chỉnh".
Theo Trinh Phúc/NB&CL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
© 2022 Bản quyền thuộc về Người làm báo Hưng Yên.
Người làm báo Hưng Yên